Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 51 - 53)

2.4.4 .Tiếp cận sinh thái

3.1. Tiềm năng du lịch của huyện đảo Phú Quý

3.1.2.3. Đặc điểm kinh tế

Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2015 theo hướng ngành nông-lâm-ngư nghiệp

(chiếm 22-23%), ngành công nghiệp-xây dựng (chiếm 51-52%), ngành dịch vụ (chiếm 24-25%).

Những năm qua, Phú Quý có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, bình quân 9%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng – kinh tế xã hội được đầu tư xây dựng khá tồn diện với những cơng trình rất quan trọng như: Cảng biển, nhà máy điện, hệ thống đường giao thông, trường học, bệnh viện, kè chống biển xâm thực… Chính những cơng trình này đã phát huy hiệu quả tối đa, tạo điều kiện thuận lợi để Phú Quý phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Với lợi thế về ngư nghiệp, đội tàu thu mua, khai thác đánh bắt xa bờ của huyện cũng đã từng bước được đầu tư hiện đại, vươn đến các vùng biển ngoài khơi xa. Điều này vừa đem lại hiệu quả kinh tế cho địa phương, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo liêng thiêng của Tổ quốc.

Trích báo cáo Kỷ niệm 40 năm thành lập huyện đảo Phú Quý

Giá trị sản xuất bình qn ước tính đạt xấp xỉ 125 triệu đồng/người/năm. Đặc điểm các ngành kinh tế chính: Kinh tế của Phú Quý chủ yếu là kinh tế nông - ngư nghiệp. Trong những năm gần đây Phú Quý còn phát triển về thương mại và dịch vụ. Đến tháng 8 năm 2017, huyện Phú Quý hiện có 1.406 tàu cá/236.582 CV, trong đó có 509 chiếc có cơng suất từ 90 CV trở lên, tham gia khai thác xa bờ, góp phần đưa sản lượng khai thác hải sản tồn huyện đạt 27.000 tấn/năm. Ni trồng thủy sản chủ yếu ni lồng bè trên biển, tồn huyện có 70 cơ sở ni lồng bè với tổng diện tích 10.730m2.

Hiện nay, diện tích sản xuất nơng nghiệp của huyện Phú Quý khoảng 1.332 ha, trong đó: Diện tích trồng cây ngắn ngày 830 ha và trồng cây lâu năm 502 ha. 198,07 ha rừng và đất lâm nghiệp - thuộc các Tiểu khu 248A (54,04 ha), Tiểu khu 248B (33,98 ha) và Tiểu khu 248C (110,05 ha) - đối tượng rừng phòng hộ, lâm phận quản lý của Trạm Nơng lâm nghiệp Phú Q. Trong đó:

Đất có rừng: 135,51 ha, bao gồm: Rừng tự nhiên 17,31 ha và rừng trồng 118,2ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Ngồi ra, Trạm Nơng lâm nghiệp Phú Quý hiện đang quản lý, bảo vệ diện tích đất lâm nghiệp có rừng nằm ngồi quy hoạch 3 loại rừng được thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước: 9,53 ha (rừng Hòn Tranh: 8,03 ha; Dự án kè chống xâm thực bảo vệ bờ biển: 1,5 ha).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)