Tài nguyên du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 54 - 58)

2.4.4 .Tiếp cận sinh thái

3.1. Tiềm năng du lịch của huyện đảo Phú Quý

3.1.2.5. Tài nguyên du lịch văn hóa

Phú Quý có tài nguyên du lịch văn hóa độc đáo thể hiện qua các di tích lịch sử văn hóa (gần 30 di tích văn hóa lịch sử với nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau), các lễ hội văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống, là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa.

a. Các di tích lịch sử - văn hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Vạn An Thạnh (xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1996):

Vị trí ở xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, với kiến trúc kiểu đình làng và thờ khoảng 70 bộ xương cá voi. Được xây dựng năm 1781 gắn liền với lịch sử hình thành đảo Phú Quý, chứa đựng nhiều giá trị vật chất, tinh thần, tín ngưỡng nghề nghiệp của ngư dân đảo Phú Quý.

Đền thờ Công chúa Bàn Tranh (xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp

quốc gia năm 2015): Vị trí ở xã Long Hải, huyện Phú Quý, thờ một Nữ Thần của người Chăm. Nhân dân trên đảo gọi là miếu thờ Bà Chúa Xứ. Hiện trong đền cịn có nhiều loại tượng bia bằng đá. Bà đã được các vua triều Nguyễn ban tặng nhiều sắc phong vì đã có cơng phù hộ cho người dân trên đảo được sống yên lành.

Hình 3.7 Vạn An Thạnh Hình 3.8: Làng Mỹ Khê

Chùa Linh Quang (xếp hạng di tích lịch sử thắng cảnh cấp quốc gia năm

1996): Nằm trên địa bàn xã Tam Thanh. Chùa xây dựng năm 1747, được xem là một trong những ngơi chùa cổ nhất của tỉnh Bình Thuận. Chùa cịn lưu giữ nhiều tượng phật quý.

Đền thờ Bà Chúa Ngọc - Vạn Thương Hải (xếp hạng di tích lịch sử văn

hóa cấp tỉnh năm 2007): Nằm trên địa phận thôn Thương Châu xã Ngũ Phụng huyện Phú Quý. Quần thể kiến trúc của di tích tuy được bố trí trong cùng một khn viên nhưng có hai chức năng thờ phụng khác nhau. Mỗi ngơi chính điện được trang trí ở ngoại thất và bài trí bên trong nội thất các khám thờ, các vật thờ, hoành phi, câu đối… thể hiện rõ chức năng, nội dung thờ phụng cũng như nét tín ngưỡng đặc sắc của người dân địa phương. Di tích lịch sử cấp tỉnh vừa mới được cơng nhận có 5 sắc phong thần.

Đền thờ Thầy Sài Nại (xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm

2010): Nằm trên địa bàn xã Ngũ Phụng. Xây dựng cuối thế kỷ XVII, thờ thầy Sài Nại đã hiển linh cứu giúp người dân trên đảo. Nhân dân 9 làng của 3 xã luân phiên lưu giữ sắc phong, cúng tế trong một năm, là một tập tục độc đáo, riêng biệt của Phú Quý.

Hình 3.9: Đền thờ bà Chúa Ngọc Hình 3.10: Đền thờ thần Sài Nại

Chùa Thạnh Lâm: Chùa Thạnh Lâm tọa lạc tại xã Ngũ Phụng huyện Phú

Quý, được tạo dựng vào cuối thế kỷ XVIII. Tại chùa còn lưu giữ trên 30 tượng Phật cổ với nhiều chất liệu như: đồng, gỗ và đất nung. Trải qua hơn 200 năm tồn tại, chùa Thạnh Lâm trở thành nơi sinh hoạt tôn giáo không thể thiếu của nhiều thế hệ người dân trên đảo Phú Quý.

Mộ Thầy Nại (Thầy Sài Nại): Được xây dựng từ thế kỷ 17, đây được xem

là chỗ dựa tinh thần của cư dân vùng biển.

Hình 1.11: Chùa Thạnh Lâm Hình 3.12: Mộ Thầy Nại

Chùa Linh Sơn - Núi Cao Cát: Tọa lạc trên đỉnh núi cao nổi tiếng với tầm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

bức tranh hữu tình với khơng khí trong lành và mát mẻ trên đỉnh núi đặt tượng Phật bà Quan Âm uy nghi bên những vách đá cao vút với những hình thù độc đáo. Đây là nơi người dân trong hòn đảo này thường lui tới để bái phật cầu bình an và cầu đánh bắt được nhiều hải sản.

Hình 3.13: Chùa Linh Sơn - Núi Cao Cát

Đình làng Triều Dương (xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm

2007): Nằm trên địa bàn xã Tam Thanh.

Đình Vạn Hội An (xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2012):

Nằm trên địa bàn xã Tam Thanh.

Vạn Mỹ Khê (xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2012): Nằm

trên địa bàn xã Tam Thanh.

Đình làng Long Hải (cịn gọi là Nhà Vng) (xếp hạng di tích lịch sử văn

hóa cấp tỉnh năm 2010): Nằm trên địa bàn xã Long Hải.

Đền thờ Bà Chúa Ngọc - Miếu Cây Da (xếp hạng di tích lịch sử văn hóa

cấp tỉnh năm 2015): Nằm trên địa bàn xã Long Hải.

b. Lễ hội

Một số lễ hội tiêu biểu như:

Lễ hội rước sắc thầy: Lễ hội vào ngày 04/4 âm lịch.

Lễ hội Công chúa Bàn Tranh: Diễn ra vào ngày 03/01 âm lịch. Lễ hội Cầu ngư: Diễn ra đầu năm sau Tết Nguyên đán.

Làng nghề trên đảo: Nuôi hải sản lồng bè ở Lạch Dù xã Tam Thanh, đan gùi, đan võng ở xã Ngũ Phụng, nghề lặn ốc xã Long Hải....

d. Các đặc sản, văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực: Mang hương vị đậm đà của những món ăn đặc sản vùng biển như hải sâm, cua huỳnh đế, cua mặt trăng, tôm hùm, gỏi ốc, chè rau câu,… Cần khai thác nghệ thuật ẩm thực trong các tuyến du lịch, giới thiệu hình ảnh Phú Quý qua các món ăn đặc sắc, hấp dẫn.

Hình 3.14: Ẩm thực của đảo Phú Quý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)