Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 46 - 49)

2.4.4 .Tiếp cận sinh thái

3.1. Tiềm năng du lịch của huyện đảo Phú Quý

3.1.1.8. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Phú Quý là một hòn đảo đẹp với khung cảnh tự nhiên hoang sơ và gần như chưa có sự động chạm của các dịch vụ du lịch chuyên nghiệp. Tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật của Phú Quý là các bãi biển, hòn đảo đẹp hoang sơ, hệ sinh thái biển đa dạng, độc đáo.

a. Cảnh quan thiên nhiên

Các bãi biển: Có nhiều bãi biển đẹp và lý tưởng như: Vịnh Triều Dương,

bãi Doi Dừa xã Ngũ Phụng, Bãi Nhỏ Gành Hang,… với làn nước trong xanh, bãi cát trắng mịn trải dài

. Vịnh Triều Dương: Thuộc xã Tam Thanh, huyện Phú Quý. Đây là bãi tắm nổi tiếng nhất của đảo, với dải cát uốn cong hình chữ S, trắng phau chạy dài cả cây số, tuyệt đối sạch sẽ và hoang sơ.

Bãi Nhỏ Gành Hang: Cách trung tâm huyện 10 phút đi xe máy. Là một bãi tắm đẹp hình lưỡi liềm được giới hạn bởi những mũi đá nhô ra biển. Trên bờ quanh bãi là những mỏm đá đen. Bãi cát tuy nhỏ nhưng thoáng đãng và yên tĩnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.2: Vịnh Triều Dương Hình 3.3: Bãi nhỏ Gành Hang Các hòn đảo:

Hòn Tranh: Là một trong 10 đảo nhỏ thuộc huyện Phú Quý, cũng là nơi thu hút nhiều du khách đến thăm quan chiêm ngưỡng cảnh đẹp còn mang đậm nét hoang sơ và lãng mạn. Hịn đảo quanh năm sóng n biển lặng, bãi biển phẳng lì, cát trắng mịn, nước trong xanh soi rõ từng rạn san hơ và các lồi tảo biển. Động thực vật ở đảo cũng vô cùng phong phú.

Ngồi ra, cịn có 1 số điểm cảnh quan khác như: Hịn Trứng, Hòn Đỏ, Hòn Giữa, Hòn Đen, Hòn Đá Bé…

Các điểm cảnh quan khác:

Phong điện Phú Quý: “Phong điện” là những chiếc quạt gió được xây dựng để tạo ra nguồn điện phục vụ cho người dân trên đảo. Trên đảo hiện có 3 cây quạt gió, được biết mỗi cây có chiều cao là 60m và chiều dài của cánh quạt là 37m. Đặc biệt, đường ra tham quan những cây quạt gió này rất đẹp, một bên là biển, một bên là những hàng dương trồng dọc hai bên đường đi trông rất đẹp mắt.

Hải Đăng Phú Quý: Nằm trên ngọn núi Cấm với độ cao 108m so với mực nước biển, cách cảng 3km về phía Tây thuộc xã Ngũ Phụng.Trên đỉnh núi có ngọn đèn hải đăng thuộc loại lớn nhất Việt Nam. Hải đăng Phú Quý có độ cao

18m, phải đi bộ, leo núi hơn 120 bậc đá, men theo sườn núi mới chinh phục được ngọn hải đăng. Đây là điểm ngắm cảnh lý tưởng cho du khách.

Hình 3.4: Phong điện Phú Quý Hình 3.5: Hải đăng Phú Quý

Núi Cấm: Là một trong hai ngọn núi ở đảo Phú Quý với độ cao 108 m so với mực nước biển, cách cảng Phú Quý khoảng 3km, nằm trên địa bàn xã Ngũ Phụng. Trên đỉnh núi Cấm có một ngọn hải đăng.

Cột cờ Phú Quý: Cột cờ Phú Quý được khởi công xây dựng từ ngày 17/6/2015 trên diện tích gần 200 m2 tại mỏm Đơng đồi Chuối, phía dưới là bãi biển Gành Hang (thôn Triều Dương, xã Tam Thanh). Cột cờ Phú Quý không chỉ đơn thuần thể hiện chủ quyền của Việt Nam tại đảo, mang tính giáo dục sâu sắc về tình u q hương, đất nước mà cịn giúp cho thế hệ trẻ hun đúc thêm lý tưởng, niềm tin và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đây là một điểm du lịch, tham quan hấp dẫn đối với du khách trong thời gian qua.

b. Hệ sinh thái biển

Khu bảo tồn biển đảo Phú Quý có trung tâm là đảo Phú Q, có diện tích 18.980 ha, bao gồm vùng biển 16.68 ha và 2.30 ha vùng đảo nổi. Khu bảo tồn có 70 lồi thực vật ở cạn, 72 lồi tảo biển, 134 lồi san hơ cứng, 15 lồi nhuyễn thể; có một khu vực san hơ rộng lớn ở vùng biển khơi của đảo Phú Quý, có dải đá ngầm bằng phẳng rộng tới 600m tạo thành một dải đầm phủ đầy thảm cỏ biển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)