5. Xu thế phát triển du lịch bền vững
1.4.2.2. Thị trường khách nội địa
Năm 2017, đã có 73 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 17% so với năm 2016 (62 triệu lượt khách). Khách du lịch nội địa có xu hướng đi du lịch nhiều nhất tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam của Việt Nam, các hình thức đi du lịch là đi nghỉ hè, du lịch tâm linh, các hình thức khác như du lịch cuối tuần và thăm thân cũng khá phổ biến. Độ dài chuyến đi du lịch theo hình thức nghỉ hè trung bình là 3,88 ngày với dài ngày nhất là 15 ngày và ngắn nhất là 1 ngày. Du lịch tâm linh có độ dài chuyến đi trung bình chỉ 1,92 ngày, trong khi đi du lịch cuối tuần là 2,18 ngày và dài nhất là du lịch thăm thân với 4,06 ngày.
Những hoạt động du lịch ưa thích nhất của khách du lịch nội địa khi đi du lịch tại Việt Nam là du lịch nghỉ dưỡng tắm biển, trải nghiệm thiên nhiên, tham quan di sản, vui chơi giải trí, du lịch tâm linh, tham gia lễ hội văn hóa truyền thống, thăm quan ngắm cảnh biển, thăm quan làng nghề, tìm hiểu văn hóa bản địa… Như vậy, có thể thấy các sản phẩm du lịch được khách ưa thích nhất tập trung vào du lịch biển, du lịch văn hóa và trải nghiệm thiên nhiên. Ngoài những hoạt động du lịch chính, khách du lịch nội địa cũng tham gia các hoạt động du lịch phụ trợ khác tại khu du lịch như thưởng thức ẩm thực địa phương, mua sắm sản vật và tham gia hoạt động từ thiện. Theo đánh giá khách
du lịch thì sản phẩm du lịch của Việt Nam còn trùng lặp nhiều giữa các vùng miền và vấn đề vệ sinh môi trường, dịch vụ y tế, quản lý vấn nạn xã hội, giá cả... còn chưa đạt được sự hài lòng của du khách.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:
- Định hướng phát triển thị trường:
Khách du lịch nội địa: Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng khách với mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, lễ hội tâm linh, mua sắm. Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch chuyên biệt và du lịch kết hợp công vụ.
Khách du lịch quốc tế: Thu hút, phát triển mạnh thị trường gần như Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan); ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Lào, Campuchia). Tăng cường khai thác thị trường truyền thống cao cấp từ Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương và Đông Âu (Nga, Ukraina)... Mở rộng thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ.
- Định hướng phát triển sản phẩm du lịch:
Ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm chính: Du lịch biển đảo; du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống; du lịch sinh thái.
Thực tế, từ đại dịch Covid-19 cho thấy, việc phụ thuộc vào hai thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ không bền vững về lâu dài, du lịch nội địa có thể sẽ là xu hướng du lịch trong thời gian tới, Vì vậy, để hấp dẫn du lịch nội địa cần có giải pháp đồng bộ từ việc tổ chức các hoạt động kích cầu du lịch nội địa, tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành những chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi cho khách du lịch Việt Nam. Cần đầu tư các tuyến du lịch nội địa mới, chú trọng khai thác du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch gắn với bảo vệ môi trường.
Các công ty du lịch cần phải đồng lòng liên kết với các hãng hàng không, vận tải, khách sạn, nhà hàng... để xây dựng những gói kích cầu du lịch nhằm giúp cho du lịch hồi phục nhanh sau giai đoạn khủng hoảng.
Đặc biệt, trong bối cảnh hậu đại dịch COVID-19, doanh nghiệp du lịch gặp rất nhiều khó khăn, do đó, Nhà nước cần có những chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp trong ngành Du lịch như miễn thuế giá trị gia tăng cho tiêu dùng du lịch và các doanh nghiệp du lịch.
Đồng thời, giảm chi phí môi trường cho các doanh nghiệp du lịch, giảm thuế khoán đối với các hộ kinh doanh du lịch cá thể, áp dụng mức giá điện theo đơn giá điện sản xuất cho các cơ sở kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú du lịch thay vì áp dụng mức giá dịch vụ…
Song song với đó, cần tăng cường xúc tiến, quảng bá, phát triển các sản phẩm mới để thu hút khách du lịch quốc tế, nhất là khách du lịch từ các vùng không chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đồng thời tập trung phát triển mạnh du lịch nội địa ở các vùng, miền của đất nước.