Các công tác khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 69 - 72)

2.4.4 .Tiếp cận sinh thái

3.3. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch huyện đảo Phú Quý theo các chỉ

3.3.6. Các công tác khác

Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu, chưa tương xứng với vai trò của một khu du lịch, hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch đối với cộng đồng dân cư còn thấp…

Các định hướng phát triển điểm du lịch chưa được hình thành rõ nét và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đảo Phú Quý thành khu du lịch.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Điểm mạnh:

Về vị trí: Là nơi tiếp cận với các đường hàng hải quốc tế sẽ thu hút đông đảo lượng khách tham quan từ mọi nơi trong nước và thế giới.

Về khí hậu: Quanh năm ấm áp, dễ chịu thuận lợi cho việc tổ chức các chuyến du lịch.

Về môi trường: Lượng khách du lịch chưa nhiều và dân cư chưa đông đúc nên chất lượng nguồn nước và vệ sinh môi trường vẫn được đảm bảo.

Hệ sinh thái, cảnh quan trên bờ biển còn tương đối nguyên vẹn, chưa bị tác động; tài nguyên văn hóa hấp dẫn, độc đáo, có ý nghĩa.

Về giao thông: Được đầu tư đồng bộ, hầu hết các tuyến đường đã được bê tơng hóa, có các phương tiện hiện đại như tàu cao tốc, bên cạnh đó phương tiện đường thủy tàu thuyền trang bị đầy đủ và nâng cấp trong các năm qua.

Về tài nguyên du lịch

+ Có nhiều điểm cảnh quan tự nhiên đẹp, hoang sơ: Vịnh Triều Dương, Bãi Nhỏ - Gành Hang, Bãi Đá, Hòn Tranh và các đảo lân cận…

+ Có nhiều đền chùa, di tích lịch sử đẹp, nhiều dấu ấn tạo những điểm tham quan hấp dẫn khách du lịch.

+ Có nhiều điểm du lịch lạ mắt và đẹp như: Phong điện, Bờ Kè, Hải Đăng - Núi Cấm…

- Phát triển du lịch:

+ Là một điểm đến còn mới trong tương lai sẽ thu hút được nhiều khách du lịch.

+ Lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng có xu hướng ngày càng tăng.

+ Cơ sở lưu trú đã đáp ứng đủ với nhu cầu của khách du lịch. + Cơ sở ăn uống đa dạng.

- Nguồn nhân lực lao động dồi dào.

Điểm yếu

- Vị trí địa lý:

+ Nằm giữa biển khơi giao thơng đi lại khó khăn.

+ Nằm cách xa đất liền nên việc di chuyển rất khó khăn nhất là mùa mưa bão người dân trên đảo có thể bị cơ lập.

Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão. Gây khó khăn cho phát triển du lịch một vài tháng trong năm. Bên cạnh đó cịn chịu ảnh hưởng của biển đổi khí hậu.

Tài ngun: Khơng có sơng suối kênh mương nên khi mưa xuống nước chảy theo đường tụ thủy ra ngoài biển dẫn đến thiếu nguồn nước ngọt để sinh hoạt.

Hệ sinh thái: Do quy hoạch sử dụng đất chuyển từ đất tự nhiên sang xây dựng các khu nhà nghỉ, khách sạn chưa hợp lí nên dễ gây mất cân bằng hệ sinh thái. Các tài nguyên du lịch chưa được khai thác triệt để, hình ảnh du lịch chưa được quảng bá rộng rãi.

Phát triển du lịch:

+ Ngành du lịch của huyện có phát triển, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

+ Cơng tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư chậm, không tạo được sự chú ý và thu hút các nhà đầu tư đến với Phú Quý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

+ Các dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực du lịch cịn rất nhiều bất cập. Cơng tác định hướng của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương chưa thật sự đồng bộ.

+ Lượng khách đến tham quan chưa đa dạng, chỉ tập trung chủ yếu ở các khu vực lân cận.

+ Các cơ sở lưu trú: Nhỏ lẻ, chủ yếu do người dân tự xây dựng, chưa có các khu khách sạn nghỉ dưỡng lớn, độc đáo.

+ Nguồn nhân lực: Dồi dào nhưng chưa được đào tạo bài bản về kĩ năng và phong cách phục vụ chưa chuyên nghiệp.

+ Hoạt động marketing, quảng bá còn rất hạn chế.

Cơ hội

Kết nối rộng rãi với các nước trong khu vực Đơng Nam Á. Có tiềm năng trở thành 1 khu du lịch biển đảo đẹp của khu vực. Thu hút nhiều khách du lịch ở trong và ngồi nước.

Nằm ở vị trí chiến lược trên vùng biển của đất nước do đó sẽ nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Là 1 trong 41 điểm du lịch quốc gia đang được đẩy mạnh đầu tư và phát triển.

Thách thức

Là huyện đảo nên giao lưu với các địa phương khác hết sức khó khăn đặc biệt khi thời tiết xấu.

Đầu tư cho cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch trên đảo chưa đáp ứng với tốc độ phát triển du lịch.

Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh như: Cù Lao Chàm, Lý Sơn, đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà, Cô Tô,…

Đối với sản phẩm du lịch của Phú Q thì có hai điểm đến có thể có sức cạnh tranh lớn nhất là các nơi có sản phẩm du lịch tương đồng (cùng loại). Đảo Phú Quốc là điểm đến đã phát triển ổn định, có sức hấp dẫn và thị trường khách lớn. Cơn Đảo có vị trí địa lý gần Phú Quý nhất cũng đang trong quá trình phát

triển và có khả năng được đầu tư phát triển trong cùng một giai đoạn sẽ xuất hiện sự cạnh tranh lớn trong việc thu hút thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tài nguyên và kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo phú quý, tỉnh bình thuận​ (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)