Nhu cầu về nguyên liệu cho chế biến lâm sản của Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc cạn​ (Trang 57 - 60)

- Đất trồng lúa nương 226

4.4.1. Nhu cầu về nguyên liệu cho chế biến lâm sản của Tỉnh

Trong giai đọan 2006-2020 chiến lược phát triển lâm nghiệp của BNN&PTNT [10] xác định: “bảo vệ tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43%vào năm 2010 và 47% vào năm 2020. Hoàn thành việc giao đất giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hoá lâm nghiệp, Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động,tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh việc trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ trụ mỏ, nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu; nâng cao giá trị sản phẩm rừng”. Để đạt được mục tiêu trên thì đối với diện tích rừng sản xuất được quy họach trên diện tích tòan quốc giai đọan năm 2001-2010 là 8 triệu ha, trong

đó diện tích có rừng là 4,59 triệu ha, chưa có rừng là 3,41 triệu ha.Mặt khác trên cơ sở tốc độ tăng dân số, nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thị trường lâm sản trong và ngoàinước và xu hướng thay đổi thị hiếu tiêu dùng, dự báo nhu cầu sử dụng lâm sản hàng năm giai đọan 2005-2010 như sau.

Bảng 4.10: Nhu cầu sử dụng lâm sản giai đọan 2005-2010

TT Nhu cầu Giai đọan 2005-2010

(103m3)

1 2

1 Gỗ trụ mỏ 350

2 Nguyên liệugiấy 18.500

3 Nguyên liệu ván nhân tạo 3.500

4 Gỗ xây dựng cơ bản, gỗ gia dụng 3.500

5 Củi 10.500

Đến hết năm 2007 Bắc Kạn có 388.049 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng là 263.503,1 ha (rừng tự nhiên 224.151,4 ha, rừng trồng là 39.352,5 ha) và đất chưa có rừng là 124.545,1 ha. Nếu như năm 1997 diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn chiếm tới 95% thì đến năm 2007 diện tích rừng tự nhiên còn 85%, trong diện tích rừng tự nhiên, rừng giầu và rừng trung bình chỉ chiếm khoảng 9%, diện tích rừng phục hồi và rừng nghèo chiếm khoảng 50% và rừng tre nứa hỗn giao khoảng 20%. Rừng của Bắc Kạn có vị trí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, môi trương sinh thái và đời sống nhân dân. Diện tích rừng sản xuất của Bắc Kạn chiếm khoảng 64%, diện tích rừng phòng hộ chiếm khoảng 26%, rừng đặc dụng chiếm khoảng 10%.

Theo đó chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đọan 2006- 2020 [59] của UBND tỉnh Bắc Kạn thì mục tiêu chung là sớm đưa ngành lâm nghiệp Bắc Kạn trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa nghề rừng trên cơ sở bảo vệ nghiêm

ngặt diện tích rừng hiện có, tích cực tìm đầu ra cho lâm sản, xây dựng các cụm công nghiệp chế biến LSNG. Hàng năm thực hiện trồng rừng theo các chương trình, dự án Tỉnh đã tiến hành trồng một số loài cây, trong đó có một số cây LSNG như: Trúc, Hồi, Quế ... Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, một số loài cây đã được thu hoạch sản phẩm.Việc khai thác và tiêu thụ thực hiện theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN, ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác. Chế biến một số mặt hàng: Giấy đế, đồ thủ công mỹ nghệ, chiếu tre, đũa sơ chế, cần câu trúc ... [6] Thị trường tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn Tỉnhvà một số tỉnh lân cận.

Cùng với sự phát triển của ngành lâm nghiệp thị trường lâm sản tại Tỉnh cũng rất sôi động, đặc biệt là LSNG, hiện nay tại địa bàn Tỉnh nhiều cơ sở sản xuất lâm sản, LSNGđược thành lập và hoạt động rất hiệu quả.(Phụ biểu 08)

Trước sự phát triển mạnh của ngành lâm nghiệp tại Tỉnh ngay từ đầu năm 2007 Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn đã có những chỉ đạo cụ thể nhiệm vụ tới từng địa phương nhằm đạt được những mục tiêu, kế hoạch cho sự phát triển lâm nghiệp.

Trong báo cáo của Sở NN&PTNT Bắc Kạn vào tháng 1/2008 đã cho thấy tình hình sản xuất lâm nghiệpcủaTỉnh.(Phụ biểu 09, Phụ biểu 10)

Từ các kết quả trên cho thấy nhu cầu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm lâm sản của Tỉnh trong thời gian tới là rấtlớn và có nhiều tiềmnăng. Riêng trên địa bàn huyện Chợ Mới đãđược đầu tư xây dựng một số cụm chế biến lâm sản và LSNG. Ngoài ra một khu công nghiệpsản xuấtchế biếnván MDF cũng đang trong giaiđoạnhoàn thiện và chuẩn bị đi vào hoạt động.Đây là nhữngthuận lợi lớn cho việc sản xuất hàng hoá lâm sản trên địa bàn huyện ChợMới nói chung và xã Nông Hạ nói riêng. Từ những thuận lợi này Xã có thể xây dựng kế hoạch đẩymạnhviệc phát triển rừngsảnxuất đểtạo ra nhiềuhàng hoá góp phầnvào sự phát triểnkinh tếcủa địaphương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc cạn​ (Trang 57 - 60)