Cơ sở đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc cạn​ (Trang 67 - 70)

- Đất trồng lúa nương 226

4.7.1. Cơ sở đề xuất

Từ kết quả điều tra, phân tích các số liệu thu thập được trên địa bàn xã Nông Hạ. Đề tài đưa ra những kết luận làm cơ sở để đề xuất, kiến nghị một số nội dung liên quan đến quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương như sau:

4.7.1.1. Về điều kiện tự nhiên kinh tế – xã hội củaXã

Nông Hạ là một xã có vị trí địa lý thuận lợi, Xã có quốc lộ 3 chạy qua nên có điều kiện giao lưu phát triển kinh tế –xã hội với các cơ quan và các xã trong huyện, với nộiTỉnhvà các tỉnh bạn.

Kinh tế của Nông Hạ có tốc độ tăng trưởng khá, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vât nuôi.

Định hướng phát triển lâm nghiệp của Xã trong những năm tới là chuyển dịch mạnh sang phát triển rừng sản xuất để chế biến ra các loại sản phẩm chủ lực như chiếu trúc, đồ mộc gia dụng, ván nhân tạo, giấy các loại và đặc sản rừng; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ lâm nghiệp.

Chuyển đổi cơ cấu xây dựng lâm phận, bảo đảm cân đối giữa diện tích, chất lượng của rừng kinh tế (trên 60%) và rừng phòng hộ (gần 40%) với chất lượng tốt.

Quá trình thực hiện QHSD đất của xã Nông Hạ được thực hiện một cách có trình tự và khoa học kết hợp với sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân. Bản quy hoạch đã nêuđược thực trạng sử dụng đất củaXã với những số liệu diện tích đất tương đối đầy đủ qua đó xây dựng kế hoạch sử dụng đất của Xã trong giai đoạn 2006 - 2010 một cách khá chi tiết. Tuy nhiên, trong bản kế hoạch sử dụng đất của xã Nông Hạ công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp còn một số vấn đề chưa thực sự hợp lý như:

- Diện tích đất lâm nghiệp tại thời điểm trước khi quy hoạch là 4630.15ha và sau khi quy hoạch là 5178.72ha. Trong khi diện tích đất lâm nghiệp trong bản báo cáo kết quả ra soát 3 loại rừng là 5232.5ha. Sự không động nhất về mặt số liệu gây nên những khó khăn cho công tác nghiên cứu cũng như việc lập kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất sau này.

- Diện tích đất lâm nghiệp có tăng nhưng chỉ chú trọng tăng diện tích đất rừng sản xuất mà không quan tâm đến đất rừng phòng hộ. Diện tích đất chuyển mục đích sửdụng được lấy từ diện tích đất có rừng tự nhiên phòng hộ là tương đối lớn 868.02 ha trong khi Xã lại không có kế hoạch trồng rừng phòng hộ. Ngoài ra trong bản quy hoạch cũng không đề cập đến việc quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp cho trồng rừng nguyên liệu và quy hoạch bãi chăn thả. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm vì qua điều tra cho thấy một số cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn Xã luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Bên cạnh đó, việc không có bãi chăn thả đã dẫn đến tình trạng trâu, bò của các HGĐ sống gần rừng thường xuyên vào rừng tìm kiếm thức ăn gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến một số khu rừng.

Tóm lại bản QHSD đất giai đoạn 2006 –2010 của xã Nông Hạ có thể dùng làm căn cứ, tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu. Tuy nhiên nếu coi bảnquy hoạch như là một chiến lược phát triển lâu dài thì cần phải bổ xung, chỉnh sửa một số nội dung sao cho phù hợp với thực tiễn của đia phương.

Toàn bộ quá trình rà soát 3 loại rừng được tiến hành tuân thủ theo bản hướng dẫn kỹ thuật rà soát, quy hoạch ba loại rừng ban hành kèm theo văn bản số 162/LN-ĐTCB ngày 16 tháng 12 năm 2006 của Cục Lâm nghiệp[15]. Quá trình phân cấp phòng hộ sử dụng các tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ đầu nguồn, sử dụng thang điểm trong tiêu chí phân cấp phòng hộ quốc gia để xác định điểm số cho các cấp kết hợp với kiểm tra, khảo sát và điều chỉnh ranh giới ngoài thực địa để đưa ra kết quả phân cấp rừng phòng hộ tạiXã. Tuy nhiên khi so sánh kết quả rà soát 3 loại rừng với bảnquy hoạch sử dụng đất củaXã thì thấy số liệu không khớp nhau.

Nguyên nhân gây ra sự sai lệch này là trong quá trình rà soát 3 loại rừng các bước tuân thủ theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhưng khi có kết quả không thông qua người dân hay nói cách khác vai trò của người dân không được xem xét đến khi thực hiện việc rà soát. Vì vậy số liệu trong bản kết quả rà soát 3 loại rừng không mang tính thực tê mà chỉ mang tính thừa kế. Tác giả kiến nghị các cấp có thẩm quyền tổ chức thực hiện rà soát lại 3 loại rừng củaXã vì đây là một trong những cơ sở khoa học quan trọng làm căm cứ đề xuất các hoạt động cho công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng sau này.

4.7.1.4. Kết quả phân tích thị trường

Từ các kết quả điều tra, phân tích nhu cầu sử dụng lâm sản, nhu cầu về nguyên liệu của các cơ sở chế biến lâm sản của Tỉnh và địa phương, dự báo về tiềm năng của thị trường lâm sản trong những năm tới cho thấy nhu cầu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm lâm sản và LSNG trong thời gian tới là rất lớn, có nhiều tiềm năng. Cụ thể ở đây là các nguyên liệu làm giấy, các sản phẩm làm từ tre, trúc, vầu... Vì thế trên địa bàn xã Nông Hạ có thể đẩy mạnh việc trồng rừng nguyên liệu để tạo ra nhiều hàng hoá góp phần vào sự phát triểnkinh tế của địa phương.

4.7.1.5. Về khả năng thích hợp cây trồng và hiệu quả kinh tế –xã hội của các mô hình.

Kết quả điều tra, đánh giá một số mô hình sử dụng đất lâm nghiệp tại địa phương cho thấy mô hình trồng cây Keo tai tượng có khả năng chống chịu sâu bệnh hại cao, khả năng cải tạo đất tốt và phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương.

Kết quả so sánh các chỉ tiêu kinh tế – xã hội cũng cho thấy mô hình rừng Keo có giá trị kinh tế cao nhất và có khả năng thu hút lao động tốt nhất.

Vì vậy mô hình này cần được nhân rộng và có những phương ánquy hoạch bảo vệ và phát triển cho rừng Keo một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc cạn​ (Trang 67 - 70)