Những kiến nghị về quan điểm và mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc cạn​ (Trang 70 - 71)

- Đất trồng lúa nương 226

4.7.2. Những kiến nghị về quan điểm và mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp

4.7.2.1. Quan điểm và định hướng phát triển

- Lâm nghiệp phải đảm bảo an toàn sinh thái cho xã và góp phần đảm bảo an toàn cho huyện và tỉnh

- Lâm nghiệp phải trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn, là ngành chủ lực tạo ra của cải vật chất đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế củaXã

- Lâm nghiệp góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như người dân có thể sống được bằng nghề rừng tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

- Phát triển lâm nghiệp là quá trình phát triển rừng phòng hộ thông qua sản xuất nghĩa là sản xuất phải đảm bảo chức năng phòng hộ, sản xuất phải đáp ứng yêu cầu phòng hộ.

- Phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã Nông Hạ nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung là quá trình khép kín xuất phát từ nhu cầu thị trường, từ quá trình tạo rừng, khai thác gắn với chế biến thương mại

4.7.1.2. Mục tiêu cơ bản và phương hướng thực hiện

a. Mục tiêu

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả công nghiệp chế biến) trên 8%/năm.

-Huy động các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng và chế biến lâm sản. Phấn đấu hàng năm trồng tập trung từ 50 – 70 ha rừng.

- Xây dựng được QHBVPTR cấp xã hợp lý từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn.

b. Phương hướng

-Đối với rừng phòng hộ:

+ Bảo đảm yêu cầu phòng hộ, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm duy trì sự cân bằng ổn định về môi trường đất, môi trường nước và khí hậu, phòng, chống thiên tai... kết hợp với phát triển LSNGđể có nguồn thu từ rừng.

+ Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất có rừng, kết hợp trồng lầm sản phụ như cây dược liệu, các loài cây LSNG để cho thu nhập từ rừng. Rà soát diện tích đất trống, nơi có điều kiện trồng rừng phòng hộ.

-Đối với rừng sản xuất:

+ Đối với diện tích rừng nghèo kiệt, khuyến khích các tổ chức, cá nhân cải tạo và trồng lại rừng để nâng cao giá trị sử dụng rừng và đất rừng. Đối với diện tích đất trống, thu hút đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng tạo vùng nguyên liệu tập trung, theo hướng đầu tư thâm canh gắn với công nghiệp chế biến, kết hợp sản xuất nông – lâm– ngư nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất

+ Loài cây chính cho trồng rừng sản xuất: Keo, Mỡ.. để tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất ván MDF, ván ghép thanh, sản xuất giấy. Xây dựng nhà máy chế biến lâm sản hiện đại tại các khu công nghiệp để sản xuất các mặt hàng đồ mộc gia dụng, vật liệu xây dựng và đồ gỗ mĩ nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc cạn​ (Trang 70 - 71)