Kiến nghị về trình tự và phương pháp QHBVPTR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc cạn​ (Trang 77 - 80)

- Đất trồng lúa nương 226

4.7.4. Kiến nghị về trình tự và phương pháp QHBVPTR

Mục đích :Xây dựng đượcquy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã hợp lý từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

Yêu cầu :

- Phát triển lâm nghiệp cấp xã phải gắn với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội- tự nhiên trên địa bàn.

- Khi lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã phải có sự tham gia của đại diện người dân các thôn, bản và những tổ chức hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn xã,đây là phương pháp lậpquy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã từ dưới lên.

- Phải phù hợp với quy hoạch phát triển lâm nghiệp cấp huyện và đảm bảo tính khoa học, khách quan

* Đề xuất trình tự xây dựngquy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấpxã :

Trình tự lậpquy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã gồm 5 bước

Bước 1: Thành lập ban chỉ đạo và TCT

Thành lập ban chỉ đạo cấp xã

Thành phần gồm trưởng ban, phó ban và các thành viên. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo cấp xã là lập kế hoạch tổng thể về xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Lựa chọn cán bộTCT và chỉ đạo TCT thực thi kế hoạch xây dựng phương án quy hoạch; Giải quyết các vướng mắc phát sinh khi xây dựng phương án quy hoạch.

Thành lậpTCT:

Thành phần gồm cán bộ lâm nghiệp xã; Cán bộ tài nguyên môi trường; Cán bộ tài nguyên môi trường, cán bộ kế hoạch tài chính xã, kiểm lâm địa bàn, cán bộ khuyến nông lâm, cán bộ đại diện các tổ chức hoạt động lâm nghiệp đóng trên địa bàn, các thành viên HND, HPN, Đoàn thanh niên, các trưởng thôn, bản; đại diện người dân ở các thôn, bản là các thành viên củaTCT.

Nhiệm vụ của TCT là tham mưu cho ban chỉ đạo lập kế hoạch tổng thể xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Bước 2: Thu thập các thông tin liên quan

Thu thập bản đồ:

- Bản đồ hiện trạng rừng

- Bản đồ giao đất giao rừng (nếu có) Thu thập các tài liệu liên quan:

- Luật và các văn bản dưới luật của Nhà nước

- Các nghị định, quyết định của Chính phủ, cúa Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các văn kiện đại hội đảng các cấp về phát triển lâm nghiệp, tài liệu quy hoạch phát triển lâm nghiệp cấp tỉnh, huyện, xã.

-Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương.

Các thông tin chính cần phân tích, đánh giá tổng hợp gồm:

- Thông tin về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, dân số, lao động, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tỉ lệ đói nghèo….Từ phântích các thông tin để xây dựng phương ánQHBVPTR sát với tình hình thực tế của xã.

- Thông tin về cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước: ở địa phương đã có các cơ chế, chính sách nào áp dụng, ưu điểm, nhược điểm cần được cải cách.

- Các thông tin đánh giá diễn biến tài nguyên rừng:Hiện trạng rừng và đất rừng, thị trường lâm sản, thu nhập về lâm nghiệp. Các thông tin này rất quan trọng nên cần đánh giá, phân tích khách quan, khoa học để đưa ra phương án QHBVPTR toàn diện.

- Phân tích các điều kiện thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lâm nghiệp: Khí hậu đặc thù, các dự báo dân số, môi trường.

- Tổng hợp thông tin- xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã.

-Đưa ra một số giải pháp chủ yếu trong kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã

Bước 4: Viết dự thảo báo cáo về phương án quy hoạch

- Viết báo cáo dự thảo phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã - Lập tờ trình đề nghị: Thẩm định, phê duyệt phương án quy hoạch và bảo vệ phát triển rừng cấp xã.

Bước 5: Hội thảo, thẩm định

Tổ chức các buổi hội thảo nhằm thu thập những ý kiến đóng góp cho bản báo cáo phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừngvới các thành phần tham gia là các ban ngành cấp huyện, xã có liên quan đến lâm nghiệp, các lâm trường, ban quản lý dự án lâm nghiệp đóng trên địa bàn và đại diện các hộ dân sinh sống xung quanh vùng quy hoạch. Sau khi kết thúc hội thảo, các ý kiến đóng góp được tổng hợp và thông qua báo cáo trước HĐND xã. Bản quy hoạch sẽ được thẩm định lần cuối trước khi trình, xin ý kiến các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc cạn​ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)