- Đất trồng lúa nương 226
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Đề tài đã nghiên cứu cơ bản những mục tiêu đặt ra. Từ những kết quả nghiên cứu bước đầu về cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, có thể đi đến một số kết luận:
Xã Nông Hạ đã tiến hành Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 theo phương pháp từ dưới lên. Nghĩa là người dân có vai trò quan trọng, là người tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bản quy hoạch bắt đầu từ bước chuẩn bị cho đến bước xây dựng phương án quy hoạch. Kết quả quy hoạch sử dụng đất của Xã cho thấy đã có sự thay đổi lớn về cơ cấu, mục đích sử dụng cũng như diện tích các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc xây dựng phương ánquy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn Xã.
Kết quả nghiên cứu về thị trường tiêu thụ và nhu cầu sử dụng lâm sản cho thấy tiềm năng rất lớn về nhu cầu thu mua nguyên liệu từ địa phương. Trên địa bàn huyện Chợ Mới và tỉnh Bắc Kạn đang đã vàđang được đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp chế biến lâm sản, các cơ sở thu mua, chế biến lâmsản... Đây là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lâm sản trên địa bàn Xã. Kết quả nghiên cứu về thị trường tiêu thụ và nhu cầu sử dụng lâm sản trên địa bàn Xã cũng chính là một trong những cơ sở thực tiễn để tiến hành xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.
Xã Nông Hạ cũng đã tiến hành phân loại ba loại rừng và phân cấp phòng hộ cho diện tích đất lâm nghiệp của xã theo chị thị của Bộ Nông nghiệp&PTNT và UBND tỉnh Bắc Kạn. Kết quả phân loại rừng và phân cấp phòng hộ cho thấy trên địa bàn Xã không có rừng đặc dụng; diện tích rừng phòng hộ chiếm tỉ lệ 37,35% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp; diện tích rừng sản xuất chiếm tỉ lệ
62,65% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp. Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho công tác xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho xã Nông Hạ.
Qua nghiên cứu đánh giá khả năng thích hợp cây trồng và hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rừng trên địa bàn Xã cho thấy loài cây Keo tai tượng là loài cây trồng phù hợp nhất với điều kiện lập địa của địa phương cũng như cho hiệu quả kinh tế cao nhất và có khả năng thu hút lao động tốt nhất. Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng thích hợp cây trồng và hiệu quả kinh tế chính là cơ sở khoa học quan trọng để tiến hành xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.
5.2. Tồn tại
Trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về thời gian, nguồn nhân lực, phương tiện, dụng cụ nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân nên Đề tài còn một số tồn tại nhất định.
Về phương pháp thừa kế các nguồn tài liệu có sẵn của các cơ quan hữu quan nên chưa lượng hoá hết được độ chính xác của các tài liệu này.
Đề tài chưa nghiên cứu, đánh giá được hiệu quả về môi trường của các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.Về hiệu quả xã hội các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp Đề tài chưa đi sâu đánh giá được.