Dự đoán hiệu quả kinh tế của các mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc cạn​ (Trang 62 - 66)

- Đất trồng lúa nương 226

4.6.1. Dự đoán hiệu quả kinh tế của các mô hình

Để dự tính chi phí, thu nhập cho một số mô hình ,Đề tài căn cứ vào các cơ sở sau:

- Căn cứ vào hệ thống các chỉ tiêu, định mức kinh tế, kỹ thuật trong quyết định 38/2005/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT ngày 06/7/2005 áp dụng cho một số loại cây hiện hành [5];

-Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng cho một số loại cây của Chi cục lâm nghiệp Bắc Kạn[12];

- Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp Bắc Kạn[13];

- Căn cứ vào kết quả điều tra một số mô hình kinh tế trên địa bàn về giá cả nhân công, chi phí vật tư nông lâm nghiệp tại thời điểm hiện tại.

Chu kỳ của các mô hình sản xuất kinh doanh: mô hình trồng rừng hỗn giao (Mơ + Lát + Trám) là 12 năm, mô hình cây Mỡ là 8 năm, mô hình cây Keo tai tượng là 7 năm. Cách tính chi phí xây dựng mô hình gồm: Chi phí thiết kế, chi phí nhân công, chi phí vật tư, lãi suất ngân hàng (với các mô hình có lãi suất).

+ Kết quả xây dựng chi phí cho 01 ha trong mô hình rừng hỗngiaonhư sau: Đầu tư xây dựng, bảo vệ mô hình trong 12 năm là 26.739.252 đồng trong đó: chi phí vật tư là 1.272.792đồng, chi phí nhân công là 19.614.422đồng. Còn lạilà các chi phí khác(Phụ biểu 12)

+ Kết quả xây dựng chi phí cho 01 ha trong mô hình trồng Mỡ là:

Tổng chi phí cho xây dựng, bảo vệ mô hình trong 8 năm là 33.217.058 đồng, trong đó chi phí nhân công là 20.177.176,86 đồng, chi phí vật tư là 2.083.682đồng. Còn lại là các chi phí khác(Phụ biểu 13)

+ Kết quả xây dựng chi phí cho 01 ha trong mô hình Keo tai tượng là: Tổng chi phí cho xây dựng, bảo vệ mô hình trong 7 năm là 32.354.984 đồng, trong đó chi phí cho nhân công là 20.077.176,9 đồng, chí phí vật tư là 2.111.840 đồng. Còn lạilà các chi phí khác(Phụ biểu 14)

Bảng 4.15: Chi phí xây dựng các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp của Xã

Đơn vị: Đồng/ha

TT Mô hình Chi phí Chi phí bình

quân/năm 1 2 3 1 Rừng hỗngiao 26.739.252 2.228.271 Nhân công 19.614.422 Chi vật tư 1.272.792 2 Mỡ 33.217.058 4.152.132 Nhân công 20.177.176,86 Chi phí vật tư 2.083.682 3

Keo tai tượng 32.354.984 4.622.140

Nhân công 20.077.176,9

Chi phí vật tư 2.111.840

Qua bảng 4.15 cho thấy, chi phí bình quân/ năm của mô hình Keo tai tượng là cao nhất (4.622.140 đồng /ha), thấp hơn một chút là mô hình trồng cây Mỡ (4.152.132 đồng/ha) và thấp nhất là mô hình rừng rừng hỗn giao (2.228.271 đồng/ha)

Để đánh giá được hiệu quả của các mô hình ta có thể căn cứ vào hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua chi phí và thu nhập của các mô hình và ta sử dụng phương pháp đánh giá động có tính tới sự biến động của giá trị đồng tiền theo thời gian. Đồng thời ở đây toán hiệu quả kinh tế các mô hình trong điều kiện bình thường; chưa loại trừ được các tác động khác ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các mô hình.

Các chỉ tiêu kinh tế sử dụng đánh giá hiệu quả kinh tế bao gồm: Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận hiện tại NPV (công thức 2.1); chỉ tiêu tỉ suất thu hồi nội bộ IRR (công thức 2.2); chỉ tiêu tỉ suất thu nhập so với chi phí BCR (công thức 2.3). Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn Xã

Chỉ tiêu Rừng hỗn giao Mỡ Keo tai tượng

NPV 12.661.443 20.750.636,83 46.173.057,29

IRR 12% 19% 33%

BCR 1,45 1,88 2,94

Nhìn vào kết quảcủa Bảng 4.16cho thấy:

Chỉ tiêu NPV thấp nhất ở mô hình rừng hỗn giao, cao nhất ở mô hình Keo, tiếp theo là mô hình Mỡ.

Mô hình rừng hỗn giao và mô hình Mỡ có chỉ tiêu tỉ suất thu nhập so chi phí (BCR) thấp nhất ( 1,45 và 1,88), nếu đầu tư 1 đồng vào mô hình rừng hỗn giao và mô hình Mỡthì thu được lần lượt là 1,45 và 1,88đồng, mô hình Keo cho BCR cao nhất nếu đầu tư 1 đồng thì thu nhập2,94 đồng.

Kết quả tính toán chỉ tiêu thu hồi nội bộ (IRR) cho thấy mô hình rừng hỗn giao có chỉ tiêu thu hồi nội bộ thấp nhất (12%). Cao nhất vẫn là mô hình Keo (33%).

Như vậy qua so sánh các chỉ tiêu kinh tế cho thấy mô hình rừnghỗn giao và rừng Mỡ có hiệu quả kinh tế thấp nhất, mô hình rừng trồng Keo tai tượng có hiệu quả kinh tế cao nhất.

của các mô hình. Vì chu kỳ kinh doanh của các mô hình khác nhau nên nếu tính toán các chỉ tiêu kinh tế cho các mô hình là một chu kỳ thì kết quả so sánh sẽ có độ chính xác không cao vì thế Đề tài tính toán các mô hình với các chu kỳ khác nhau để cuối cùng có số năm trong chu kỳ sản xuất đạt tương đương nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc cạn​ (Trang 62 - 66)