Nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc cạn​ (Trang 71 - 77)

- Đất trồng lúa nương 226

4.7.3. Nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

4.7.3.1. Quy hoạch phát triển rừng

* Những căn cứ đểquy hoạch phát triển rừng xã Nông Hạ:

- Căn cứ vào chiến lược phát triển lâm nghiệp của Bộ NN&PTNT giai đoạn 2006– 2020[10].

- Căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội và kết quả điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng rừng và đất rừng tại địa phương.

- Căn cứ vào đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của các mô hinh sử dụng đất lâm nghiệp và nhu cầu, giá cả một số mặt hàng của thị trường.

* Mục tiêu quy hoạch phát triển rừng của xã Nông Hạ:

- Điều chỉnh hợp lý, có hiệu quả quá trình quản lý, sử dụng rừng và đất rừng tại địa phương.

- Khai thác triệt để quĩ đất lâm nghiệp, giải quyết công ăn việc làm trên địa bàn, tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Ngành lâm nghiệp sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng của xã Nông Hạ theo hướng xã hội hoá nghề rừng.

Từ các căn cứ, mục tiêu trên. Đề tài đưa ra phương án quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn xã Nông Hạ như sau:

* Quy hoạch rừng phòng hộ và phân cấp:

Bảng 4.18. Quy hoạch và phân cấp rừng phòng hộ tại xã Nông Hạ Tổng diện tích rừng phòng hộ Rừng phòng hộ đầu nguồn

Diện tích (ha) Số hiệu tiểu khu

RXY XY IXY RXY XY IXY

2023.3 752.0 804.2 467.1 426 426;422 420

Quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn là 2023.3 ha trong đó có 469 ha chuyển từ diện tích rừng có trạng thái IA và IC tại tiểu khu 426 lô 3. Đây là diện tích lâm phần có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, có hệ thống suối nhỏ chảy qua. Toàn bộ diện tích rừng phòng hộ trên cần được bảo vệ nghiêm ngặt vì đây là diện tíchrừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn.

Bảng 4.19: Quy hoạch rừng sản xuất tại xã Nông Hạ TT Hạng mục quy

hoạch

Diện tích (ha) Số hiệu tiểu khu

1 2 3

1 Tổng diện tích 3209.2 419;420;421;422;426

2 Rừng tự nhiên 2346.44 419;420;421;422;426

3 Rừng trồng 862.76 419;421

Quy hoạch rừng sản xuất 3209.2ha trong đó rừng tự nhiên sản xuất là 2346.44ha, rừng trồng sản xuất là 862,76ha tại các tiểu khu 419 và 421 Diện tích rừng trồng sản xuất đượcquy hoạch tại các tiểu khu 419 và 421 bao gồm: 400ha được lấy từ diện tích rừng phòng hộ IXY và 124,27ha là diện tích đất quy hoạch mở rộng cho trồng rừng sản xuất. Đây là diện tích mà hiện trạng đã trồng 338.49ha cây Keo tai tượng, Mỡ, Lát, Trám. Diện tích quy hoạch thêm là 524.27ha nên tiến hành trồng Keo tai tượng. Đây là loài cây phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương, cho hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với tiến trình quy hoạch vùng nguyên liệu của tỉnh Bắc Kạn.

Từ kết quả ởBảng 4.18 và Bảng 4.19 tổng hợp thành bảngquy hoạch phát triển rừng tại xã Nông Hạtại Bảng 4.20.

Kết quả ở Bảng 4.20 cho thấy quy hoạch phát triển rừng chi tiết của xã Nông Hạ như sau:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 5232.5ha, trong đó:

- Rừng phòng hộ tự nhiên là 2023.3 đạt tỷ lệ 38.67% gồm rừng phòng hộ ít xung yếu 467.1ha tại tiểu khu 420; rừng phòng hộ xung yếu 804.2ha tại các tiểu khu 422 và 426; rừng phòng hộ rất xung yếu 752ha tại tiểu khu 426.

- Rừng tự nhiên sản xuất 2346.44 ha đạt tỷ lệ 44,1% tại các tiểu khu 419;420;421;422;426.

- Rừng trồng sản xuất 862.76ha đạt tỷ lệ 16,5% tại các tiểu khu 419 và 421. Đây là diện tíchquy hoạch để trồng cây Keo tai tượng.

Bảng 4.20: Quy hoạch phát triển rừng xã Nông Hạ Hạng mục Hiện trạng năm 2008 Quy hoạch năm 2018 So sánh Tăng (ha) Giảm (ha) Tổng diện tích đất LN 4640.15 5232.5 593.27 Diện tích rừng phòng hộ IXY XY RXY 1954.3 867.1 804.2 283.0 2023.3 467.1 804.2 752.0 69 469 400 Diện tích rừng sản xuất Rừng tự nhiên sản xuất Rừng trồng sản xuất 2684.93 2346.44 338.49 3209.2 2346.44 862.76 524,27 524,27 4.7.3.2. Quy hoạch bảo vệ rừng

Trong công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thì công tác quy hoạch bảo vệ rừng (quy hoạch phòng chống cháy rừng) là một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu trongquy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Trong những năm vừa qua, diện tích rừng trên địa bàn xã Nông Hạ chưa xảy ra vụ cháy lớn nào. Tuy nhiên, những vụ cháy có tính chất nhỏ lẻ vẫn còn diễn ra. Qua điều tra, phỏng vấn người dân sống trên địa bàn Xã thì những vụ cháy rừng là do các nguyên nhân sau gây nên:

- Do thời tiết trên địa bàn diễn biến khá phức tạp, hạn hán thường xuyên xảy ra. Những vụ cháy thường xảy ra vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Do áp lực gia tăng dân số nên nhu cầu về đất đai phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp cũng như nhu cầu về lâm sản trên địa bàn là rất lớn. Vì vậy người dân thường xuyên vào rừng đốt nương làm rẫy, khai thác, chế biến, vận chuyển lâm sản trái phép... Những hoạt động này thường gây nên những vụ cháy rừng trên địa bàn Xã.

- Công tác tuyên truyền chưa tốt, mang nặng tính hình thức nên các qui định của Nhà nước về PCCR còn chưa đến được với người dân trên địa bàn

- Công tác quy hoạch phòng chống cháy rừng còn hạn chế và chưa hợp lý

* Quy họach phòng chống cháy rừng:

+ Các căn cứ để tiến hành quy họach phòng chống cháyrừng. -Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế tại địa phương.

- Căn cứ vào chỉ thị số 21/2002/ CT-TTg ngày 12/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng[43]. Công văn liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-BNN ngày 04/08/2005 của liên bộ tài chính và nông nghiệp phát triển nông thôn về hướng dẫn lập dự toán quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác PCCR.

- Căn cứ vào chỉ thị số 75/2005/QĐ-BNN ngày 15/11/2005 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng[7]. Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng[46]. Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/03/2006 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặntình trạng đốt rừng, khai thác rừng trái phép[48].

+ Mục tiêu: Hạn chế tới mức thấp nhất các vụ cháy rừng trên địa bàn xã Nông Hạ.

Từ những căn cứ và mục tiêu nêu trên. Công tác quy họach phòng chống cháy rừng được tiến hành như sau:

Đặt 04 biển báo dự báo cấp cháy rừng tại 4 điểm cửa rừng là vị trí người dân thường hay qua lại. Tại tiểu khu 419 và 421 là nơi tập trung đông dân cư, diện tích rừng xen lẫn với diện tích canh tác lúa, vào mùa gặt người dân thường đốt lửa trên các cánh đồng nên lửa rất dễ lan sang các khu rừng gần đó. Vì vậy tại các bìa rừng này cần đóng nhiều biển báo cấm lửa, số lượng 150 cái và thi công băng cản lửa cho diện tích rừng này, bề rộng băng cản lửa tối thiểu là 10m. Tại tiểu khu 426 là nơi có địa hình hiểm trở, ít người qua lại, chủ thể quản lý

rừng là các HGĐ và một phần diện tích rừng thuộc quyền quản lý của lâm trường Chợ Mới. Chính sự đa dạng và phức tạp trong công tác quản lý rừng ở đây đã dẫn đến việc hạn chế trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc bảo vệ rừng. Người dân thường vào rừng khai thác lâm sản trái phép, chăn thả gia xúc trong rừng... Đây là những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cháy rừng tại khu vực này. Để ngăn chặn tình trạng trên, các chủ rừng nên cùng nhau thống nhất xây dựng một bản qui ước bảo vệ rừng, trong đó nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ đối với từng cá nhân, tập thể trong việc bảo vệ rừng. Ngoài ra trong bản qui ước cũng cần phải nêu lên những mức phạt và hình thức xử lý đối với những cá nhân, tổ chức nào vi phạm.

4.7.3.3. Quy hoạch chế biến lâm sản và sử dụng rừng

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã có những cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương kém phát triển trong đó có Nông Hạ. Các chính sách đầu tư thực hiện trên địa bàn đã có những hiệu quả nhất định. Với lợi thế là 1 xã có tiềm năng về sản xuất nông lâm nghiệp, điều kiện giao thông thuận lợi, thị trường lao động dồi dào, chi phí thấp. Nông Hạ đang được biết đến như là 1 thị trường đầy tiềm năng cho phát triển kinh tế nông lâm nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay xã Nông Hạ đang thiếu những doanh nghiệp đầu mối, các hợp tác xã hỗ trợ trong khâu phân phối sản phẩm, những cơ chế chính sách ưu đãi cho việc đầu tư trồng rừng nguyên liệu vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún.

Qua điều tra trên địa bàn Xã hiện nay có 5 cơ sở sản xuất chế biến lâm sản. Tuy nhiên, các cơ sở này chỉ hoạt động theo thời vụ do thiếu nguồn nguyên liêu cung cấp.

Công tác quy hoạch chế biến lâm sản và sử dụng rừng của Xã được tiến hành như sau:

- Khoanh nuôi phục hội rừng nguyên liệu: Tiến hành khoanh nuôi có trồng bổ xung cây Vầu tại tiểu khu 419 và 420. Đây là nơi tập trung chủ yếu rừng Vầu tự nhiên củaXã.

- Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi khuyến khích người dân trồng rừng nguyên liệu: Qua điều tra cho thấy người dân chủ yếu khai thác Vầu từ rừng tự nhiên để bán cho các nhà máy chế biến mà không có kế hoạch trồng rừng nguyên liệu bổ xung. Do đó diện tích rừng Vầu của Xã ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy tỉnh Bắc Kạn và huyện Chợ Mới nên có những chính sách ưu đãi khuyến khích người dân trong việc trồng rừng nguyên liệu như cho vay vốn, hỗ trợ giống, kỹ thuật... để người dân có thể yên tâm sản xuất góp phần tạo ra một nguồn cung cấp nguyên liệu bền vững hơn cho các nhà máy chế biến.

- Thu hút đầu tư: Xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm cuốn hút những công ty, nhà máy, xí nghiệp... đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản tại Xã. Qua đó sẽ đảm bảo về nguồn thu mua sản phẩm đầu ra cho người dân cũng như tạo ra sự cạnh tranh về giá cả nguyên liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã nông hạ huyện chợ mới tỉnh bắc cạn​ (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)