8. Kết cấu đề tài
2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu cho vay
Hình 2.9 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Agribank Thống Nhất)
Dựa vào biểu đồ trên và bảng 2.4 về tình hình sử dụng vốn vay cho thấy, trong giai đoạn 2012 – 2015, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất do các doanh nghiêp vừa và nhỏ phát triển nhiều, Chi nhánh đã tiền hành tư vấn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo uy tín đối với khách hàng. Kết quả là Chi nhánh đã thu hút một lượng khá lớn các khách hàng vay vốn để thoả mãn nhu cầu ngắn hạn.
Tuy nhiên, cũng có thể thấy cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của chi nhánh dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, tăng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn. Giải thích cho sự tăng trưởng của cho vay trung và dài hạn đó là các doanh nghiệp đang có nhu cầu vốn trung và dài hạn lớn để đầu tư vào chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nhu cầu vay trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng ít hơn cho vay ngắn hạn
Hình 2.10: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Agribank Thống Nhất)
Theo dõi biểu đồ trên có thể thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của chi nhánh là các khoản cho vay đối với các cá nhân, hộ gia đình khi luôn đạt mức xung quanh con số 90%, dư nợ cho vay đối với các nhóm công ty, doanh nghiệp khá thấp và biến động không ổn định khi liên tục tăng giảm qua các năm.
Điều này xảy ra là do sự thận trọng khi ngân hàng tiến hành cho vay đối với các doanh nghiệp, các khâu thủ tục kiểm tra tính khả thi, khả năng trả nợ của doanh nghiệp kiềm theo các giấy tờ pháp lý, tài sản bảo đảm là những rào cản khắt khe khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn cho vay của ngân hàng.