Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 60 - 67)

8. Kết cấu đề tài

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây

2.1.5.1. Tình hình huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một hoạt động rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, nó tạo tiền đề, cơ sở cho các hoạt động khác phát triển đặc biệt là hoạt động cho vay. Nhận thức được điều này nên chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thống

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ CÁC PHÒNG GIAO DỊCH

Nhất trong thời gian qua rất chú trọng đa dạng các hình thức huy động, mở rộng các kênh huy động vốn khác nhau từ mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Nhằm đáp ứng và phục vụ nhu cầu của khách hàng được tốt hơn chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thống Nhất đã không ngừng cải tiến phong cách làm việc, nâng cao năng suất lao động, tác phong làm việc để vừa lòng khách hàng, tạo uy tín, thương hiệu của AGRIBANK. Chi nhánh đã huy động vốn dưới nhiều hình thức ngắn hạn, trung và dài hạn dưới nhiều hình thức với các sản phẩm đa dạng như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá,… tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng nhất là những khách hàng chưa dự tính được chính xác thời điểm phải sử dụng lượng tiền trong tương lai. Ngoài ra chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thống Nhất cũng tăng cường mở rộng thêm dịch vụ thẻ ATM, các dịch vụ trả lương qua tài khoản để từ đó thêm một kênh huy động vốn có hiệu quả. Cùng với sự tiện ích, năng động trong việc mở thẻ cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn làm cho nguồn vốn từ các cơ quan, đơn vị cũng dần được tăng lên do tiền lương, thưởng của cá nhân chưa được sử dụng, họ cũng gửi lại tiết kiệm cho ngân hàng làm cho nguồn vốn của chi nhánh cũng được tăng trưởng thêm.

Những năm qua kết quả huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thống Nhất đã có những biến chuyển tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và khó khăn nhất định.

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của Agribank Thống Nhất 2012 - 2015 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % +/- % Tổng 579.307 625.444 693.109 791.307 46.137 7,96 67.665 10,82 98.198 14,17

Theo loại tiền:

- Nội tệ 572.264 619.343 686.610 783.146 47.079 8,23 67.267 10,86 96.536 14,06 - Ngoại tệ 7.043 6.101 6.499 8.161 -942 -13,37 398 6,52 1.662 25,57 Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 35.413 86.383 64.963 79.328 50.970 143,93 -21.420 -24,80 14.365 22,11 - < 12 tháng 476.559 432.170 452.373 506.480 -44.389 -9,31 20.203 4,67 54.107 11,96 - > 12 tháng 67.335 106.891 175.773 205.499 39.556 58,75 68.882 64,44 29.726 16,91 Theo đối tƣợng khách hàng - Dân cư 544.033 540.414 628.276 712.957 -3.619 -0,67 87.862 16,26 84.681 13,48 - TCKT 35.274 85.030 64.833 78.350 49.756 141,06 -20.197 -23,75 13.517 20,85

Theo dõi bảng số liệu có thể thấy tổng vốn huy động của chi nhánh tăng liên tục qua các năm vối tốc độ tăng ngày càng nhanh, cụ thể năm 2012 vốn huy động là 579.307 triệu đồng, năm 2013 tăng 7,96% (tương ứng 4.137 triệu đồng) lên 625.444 triệu đồng, năm 2014 tăng 10,82% (tương ứng 67.665 triệu đồng) lên 693.109 triệu đồng và đạt 791.307 triệu đồng vào năm 2015 (tương ứng tăng 14,17% - tương ứng 98.198 triệu đồng).

- Theo kỳ hạn

Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh theo kỳ hạn có xu hướng tăng tỷ trọng vốn dài hạn và giảm dần tỷ trọng nguồn vốn dưới 12 tháng. Cụ thể:

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là các nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng với tỷ trọng năm 2012 là 82,26% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh (tương ứng với 476.559 triệu đồng). Tuy nhiên sang đến năm 2013, tỷ trọng vốn huy động dưới 12 tháng giảm xuống 69,10% (tương ứng 432.170 triệu đồng) và tiếp tục giảm nhẹ trong 2 năm tiếp theo xuống mức 65,27% (năm 2014), 64,01% (năm 2015).

Hình 2.6: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Agribank Thống Nhất)

Chiếm tỷ trọng thứ hai là nguồn vốn huy động trên 12 tháng. Năm 2012 chi nhánh huy động được 67.335 triệu đồng vốn huy động trên 12 tháng, tương ứng

chiếm 11,62%, con số tuyệt đối tăng liên tục qua các năm và đạt 205.499 triệu đồng vào năm 2015 với mức tỷ trọng lên tới 25,97%.

Nguồn vốn huy động không kỳ hạn với sự biến động không ổn định khi tăng trong năm 2013 từ mức 35.413 triệu đồng của năm 2012 lên 86.383 triệu đồng, sau đó giảm xuống mức 64.963 triệu đồng vào năm 2014 và tăng trở lại vào năm 2015 khi đạt 79.328 triệu đồng. Tương ứng là sự tăng giảm qua các năm về tỷ trọng của nhóm nguồn vốn này qua các năm: 6,11% (năm 2012), 13,81% (năm 2013), 9,37% (năm 2014), 10,02% (năm 2015).

- Theo loại tiền

Theo dõi bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là các đồng vốn nội tệ với tỷ trọng chiếm trên 98% tổng nguồn vốn huy động và liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng lớn dần. Tương ứng với đó dòng vốn ngoại tệ còn chiếm tỷ trọng khá thấp mặc dù đã có sự tăng trở lại vượt mức huy động được năm 2012 vào cuối năm 2015.

Hình 2.7: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Agribank Thống Nhất)

Hình 2.8: Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của Agribank Thống Nhất)

Theo dõi biểu đồ trên có thể thấy nguồn vốn huy động được của chi nhánh chủ yếu là từ nguồn tiền gửi của thành phần dân cư với mức tỷ trọng trên 90% tổng nguồn vốn huy động, tương ứng với đó tỷ trọng tiền vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế còn khá thấp, đạt giá trị cao nhất là 13,60% vào năm 2013, sau đó giảm xuống mức dưới 10% vào 2 năm gần đây.

2.1.5.2. Tình hình sử dụng vốn

Như những năm trước đây đối tượng cho vay của NHNo&PTNT huyện Thống Nhất chủ yếu là hộ nông dân do vậy khả năng mở rộng cho vay là khá khó khăn, song những năm trở lại đây chi nhánh đã mở rộng cho vay thêm đối tượng là doanh nghiệp, hộ gia đình. Nên hiện nay phương châm của chi nhánh là lấy nông thôn làm thị trường, nông dân là đối tượng phục vụ, kết hợp với cho vay mở rộng các chủ thể khác trong nền kinh tế của huyện nhà, NHNo&PTNT huyện Thống Nhất đã góp phần cung ứng nguồn vốn đáng kể cho nền kinh tế xã hội của huyện Thống Nhất trong thời gian qua.

Trong những năm gần đây, sự nỗ lực của chi nhánh trong việc đầu tư cho vay, tổng dư nợ của chi nhánh đều tăng qua các năm rất rõ. Tuy nhiên chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay bằng VND, riêng ngoại tệ chi nhánh vẫn chưa thực hiện cho vay.

Hầu hết tất cả các loại hình cho vay đều tăng, cơ cấu cho vay dần được dịch chuyển. Truyền thống đầu tư cho vay của AGRIBANK chủ yếu phục vụ cho đối tượng nông nghiệp nông thôn, song đến 2014-2015 thì chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Thống Nhất lại có xu hướng đầu tư sang loại hình đầu tư kinh doanh làm cho dư nợ tăng một cách đột biến. Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm 2013 Năm Năm 2014 Năm Năm 2015 Tốc độ PTLH 2014/ 2013 ( %) Tốc độ PTLH 2015/ 2014 ( %) Tốc độ PTBQ ( %) I. Hộ gia đình, cá nhân 1. Tổng số hộ trên địa bàn 37.251 38.040 39.396 102,12 103,56 102,84 2. Số hộ vay ngân hàng 4.103 4.066 4.426 99,10 108,85 103,86

3. Dư nợ cho vay hộ 341.410 398.593 498.633 116,75 125,10 120,85 4. Hộ vay cao nhất 7.200 8.500 11.000 118,06 129,41 123,60 5. Dư nợ cho vay

BQ/hộ 83 98 113 118,07 115,00 116,39

II. Doanh nghiệp

1. Tổng số DN trên

địa bàn 162 147 151 90,74 102,72 96,55

2. Số DN được vay

ngân hàng 29 29 53 100 182,76 135,19

3. Dư nợ cho vay DN 24.200 35.244 56.124 145,64 159,24 152,29 4. DN vay cao nhất 8.000 8.500 12.000 106,25 141,18 122,47 5. Dư nợ cho vay

BQ/DN 835 1.215 1.059 145,51 87,13 112,65

III. Tổng dƣ nợ 365.610 433.837 554.757 118,66 127,87 123,18

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank chi nhánh Thống Nhất 2.1.5.3. Dịch vụ ngân hàng

Hiện nay ngoài hai hoạt động chủ yếu của ngành ngân hàng là hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay thì các NHTM đang dần khẳng định vị thế cạnh tranh bằng các hoạt động dịch vụ. Đối với chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thống Nhất cũng vậy, chi nhánh ngày càng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng nhằm thu hút thêm khách hàng, tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng và khẳng định thương hiệu của AGRIBANK. Với đặc thù là một chi nhánh ngân hàng huyện nông thôn, phục vụ cho khách hàng là người nông dân do vậy dịch vụ chủ yếu của chi nhánh là chuyển tiền trong và ngoài nước. Là một huyện nghèo, kinh tế chưa phát triển mạnh nên con em trong huyện thường đi làm ăn ở miền nam hoặc đi xuất khẩu lao động, nên nhu cầu chuyển tiền trong và ngoài nước khá nhiều. Để đáp ứng được nhu cầu đó NHNo&PTNT huyện Thống Nhất đã thực hiện dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước cho nhân dân. Với phương thức chuyển tiền nhanh, gọn, phí rẻ NHNo&PTNT Việt Nam đã triển khai hệ thống IPCAS trong toàn hệ thống làm cho việc chuyển tiền trong nước rất nhanh, tiện lợi cho khách hàng. Ngoài ra hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đã ký hợp đồng với các công ty Westen Union, Maybank và Mellon để tiến hành chuyển tiền nước ngoài với các thị trường nước ngoài như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản,….NHNo&PTNT huyện Thống Nhất đã thực hiện việc chuyển tiền nước ngoài qua các kênh một cách hiệu quả, một phần đáp ứng nhu cẩu của khách hàng tại địa phương, một phần tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Bên cạnh đó chi nhánh có 4 máy ATM đặt ở những vị trí thuận lợi tại địa phương đã góp phần tăng trưởng nguồn chi phí ATM và những thuận lợi trong giao dịch tài khoản thanh toán của khách hàng.

Ngoài nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay của chi nhánh trong giai đoạn gần đây thấy rõ rệt sự tăng trưởng của các hoạt động dịch vụ, nguồn thu nhập từ hoạt động này tăng, chứng tỏ hoạt động này đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hàng tại địa phương, cũng góp phần tăng lợi nhuận cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)