8. Kết cấu đề tài
3.2.3. Những giải pháp bổ trợ khác
a.. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Thống Nhất theo lợi thế và tiềm năng.
Tiếp tục thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó cơ cấu kinh tế nội ngành nông, lâm, thủy sản cần dịch chuyển đúng hướng theo lợi thế so sánh với địa phương khác, cơ cấu sản phẩm chủ lực hướng mạnh đến xuất khẩu của huyện Thống Nhất. Giữ vững thế mạnh của huyện đối với ngành sản xuất, chăn nuôi cây con chủ lực. Mở rộng cho vay để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn sẽ phát huy hết hiệu quả nếu địa phương thực hiện các giải pháp tổng quát về chính sách như sau:
Đối với sản xuất nông nghiệp:
Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vào các khu chăn nuôi tập trung, vùng chuyên canh rau, hoa cây cảnh; từng bước tạo chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế nông hộ; khuyến khích phát triển kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, vốn, tay nghề; khuyến khích phát triển các hợp tác xã nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, phát triển thành các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ tổng hợp; khuyến khích các Doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu nông sản ký hợp đồng dài hạn với hộ nông dân, các hợp tác xã để cung ứng vật tư, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm để tạo mối liên hệ ổn định chặt chẽ lâu dài giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ; tăng cường công tác tiếp thị, tạo thị trường tiêu thụ lâu dài và ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải tiến mẫu mã, xây dựng chiến lược sản phẩm gắn liền với chiến lược thị trường; tăng cường công tác khuyến nông, tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng
trọt, chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh; tăng cường kinh phí và nhân lực cho công tác đào tạo, tăng tỷ lệ lao động có tay nghề, có kỹ thuật, nâng cao trình độ cho cán bộ ở địa phương, nhất là ở cấp huyện và xã.
Đối với kinh tế nông thôn:
- Tập trung thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp vào khu công nghiệp Dầu Giây, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư xây dựng và đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh; nhanh chóng triển khai thực hiện công tác bồi thường Cụm công nghiệp Hưng Lộc và các cụm công nghiệp đã được phê duyệt để nhà đầu tư triển khai xây dựng hạ tầng, nhằm tăng dần tỷ trọng công nghiệp trên địa bàn theo đúng định hướng.
Tăng cường thu hút đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ bồi thường các khu, cụm công nghiệp đã có nhà đầu tư, giải quyết tốt các thủ tục hành chính từ việc lập dự án, giới thiệu địa điểm, đền bù giải tỏa, giao đất, chính sách thuế - tài chính … nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng theo quy hoạch và kế hoạch đề ra; tiếp tục rà soát củng cố các ngành nghề hiện có, quy hoạch bổ sung các ngành nghề trên địa bàn huyện có tiềm năng phát triển để tranh thủ các nguồn vốn của cấp trên hỗ trợ phát triển các ngành nghề, xúc tiến việc đăng ký thương hiệu các sản phẩm. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cải tiến trang thiết bị hiện đại, phát triển sản xuất kinh doanh.
- Kịp thời điều chỉnh quy họach sử dụng đất, thực hiện quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản theo quy họach; quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
b.. Tăng cường đầu tư cơ sở xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng nông thôn.
Huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, làm đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục và xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, tạo sự cân đối giữa phát triển
kinh tế với văn hóa xã hội theo hướng tập trung, coi trọng việc đầu tư phát triển đồng bộ nông nghiệp, nông thôn.
- Xây dựng hoàn thiện các hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng như đường trục kết nối với các tuyến cao tốc, quốc lộ, mạng lưới điện và hệ thống thông tin đến từng khu – cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại, vận chuyển và thông tin của tổ chức và cá nhân.
- Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền về Luật Hợp tác xã và những mô hình tổ hợp tác và hợp tác xã thành công trên địa bàn Huyện và các địa phương khác để tăng tính thuyết phục, nâng cao nhận thức của người dân về tính cấp thiết và lợi ích của kinh tế hợp tác trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa; củng cố các tổ hợp tác, HTX hiện có, tiếp tục phát triển để làm nòng cốt cho phong trào phát triển kinh tế tập thể; đồng thời, vận động và tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các hợp tác xã mới, trong đó chú trọng phát triển các HTX đa chức năng, gồm: dịch vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư, với hình thức từ thấp tới cao. Vận dụng có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ về tín dụng, thuế, khoa học - công nghệ, đất đai, đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế tập thể, thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Phát triển đa dạng các loại hình hợp tác sản xuất nông nghiệp, kinh doanh tổng hợp, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
c. Tranh thủ sự phối hợp của các cơ quan chức năng khác trong công tác xử lý nợ.
Mọi hoạt động của xã hội đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Hoạt động tín dụng ngân hàng cũng không nằm ngoại lệ quy luật này. Quan hệ tín dụng là một quan hệ giao dịch dân sự được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Do đó việc thu hồi nợ cho ngân hàng không phải là trách nhiệm của bản thân ngân hàng mà còn là trách nhiệm của các cơ quan thực thi pháp luật. Tuy nhiên, thực tế thì việc xử lý món nợ có vấn đề không thực sự dễ dàng, đơn giản.
Cần tách bạch giữa chính sách và kinh doanh. Nợ không trả được có thể rơi vào những đối tượng khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, nhưng để thực hiện nghiêm
quy định của pháp luật cần kiên quyết xử lý nhanh chóng để thu hồi nợ cho ngân hàng, kể cả bán tài sản. Khi phải giải quyết thu hồi các khoản nợ khó đòi thông qua tố tụng, các cơ quan thi hành án phải thực hiện nghiêm quyết định của tòa án, phối hợp với ngân hàng để thực thi pháp luật, tránh dây dưa kéo dài thời gian, gây tốn kém, gây dư luận xấu ảnh hưởng không tốt đối với ngân hàng, khách hàng và cho cả chính quyền, xã hội ảnh hướng đến hiệu quả và tính bền vững của hoạt động ngân hàng.