Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 47 - 49)

8. Kết cấu đề tài

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

thôn Việt Nam huyện Thống Nhất

Thứ nhất, tiếp tục kiến nghị với NHNo Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng theo hướng chuyển dần từ một định chế chuyên cho vay nông nghiệp, nông thôn sang thành một ngân hàng nông nghiệp đa năng, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng. Đây cũng là xu hướng phát triển nói chung của các Ngân hàng nông nghiệp trong khu vực như Ngân hàng BAAC, Ngân hàng BRI, v.v…

Thứ hai, tiếp tục đầu tư cho việc đa dạng hoá danh mục các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế hội nhập. Các ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông

nghiệp Thái Lan, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc … nếu như trước đây chỉ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm ngân hàng truyền thống (cho vay và huy động tiền gửi) thì nay trong điều kiện hiện tại cũng đã phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các đối tượng khách hàng

Thứ ba, cần tập trung khai thác tiềm năng của khu vực nông thôn. Đây là một thị trường rộng lớn, có đặc thù riêng nên phải xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp để có thể phát huy được hết thế mạnh của thị trường này. Ví dụ, tại Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan, nguồn vốn huy động được ở khu vực nông thôn không những đủ đáp ứng như cầu cho vay trong khu vực mà còn được điều chuyển vốn để đầu tư cho các khu vực khác

Thứ tư, đối với các ngân hàng kinh doanh đa năng trên cả địa bàn khu vực đô thị và nông thôn, trong chiến lược về mô hình tổ chức cần phân chia theo từng mảng nghiệp vụ, từng địa bàn hoạt động để có những chính sách phát triển phù hợp và nâng cao hiệu quả hoạt động

Thứ năm, các ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng khắp phải được cơ cấu tổ chức phân chia theo vùng, miền; thiết lập hệ thống các văn phòng khu vực, các Ban quản lý chi nhánh để phân quyền quản lý một cách tập trung và hiệu quả.

Thứ sáu, tăng cường năng lực quản trị ngân hàng là một trong những chiến lược quan trọng đối với mỗi ngân hàng trong bất kỳ giai đoạn nào. Để công tác quản lý giám sát được hiệu quả, giảm thiểu được các yếu tố rủi ro có thể xảy ra, ngân hàng cần thiết lập mô hình một số các uỷ ban đặc biệt hoạt động độc lập với các phòng ban nghiệp vụ như Uỷ ban Quản lý rủi ro, Uỷ ban kiểm tra kiểm toán nội bộ, v.v…

Thứ bảy, xây dựng chiến lược công nghệ ngân hàng hiện đại là yêu cầu phát triển tất yếu khách quan. Đó không chỉ là cơ sở để nâng cao năng lực quản trị ngân hàng mà còn là nền tảng để có thể phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, theo kịp với xu hướng phát triển của các ngân hàng trong bối cảnh hội nhập.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN

THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)