Kinh nghiệm từ một số Ngân hàng thương mại trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 43 - 47)

8. Kết cấu đề tài

1.4.2. Kinh nghiệm từ một số Ngân hàng thương mại trong nước

1.4.2.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên ANZ:

Ngân hàng được thành lập tại Australia hơn 150 năm trước, đến nay ANZ đã phát triển thành một tập đoàn ngân hàng và tài chính quốc tế lớn, là một trong 50 ngân hàng lớn nhất hệ thống. ANZ là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993. Tuy có thời gian hoạt động tại thị trường Việt Nam ngắn hơn nhiều so với các nhân hàng nội địa nhưng với thế mạnh và tiềm năng của mình ANZ đã có chỗ đứng nhất định.

- Về công nghệ: Với hệ thống công nghệ kỹ thuật hiện đại hàng đầu thế giới được ANZ ứng dụng không chỉ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng mà trong cách tiếp thị sản phẩm cũng thể hiện rõ điều đó. Cho phép ANZ triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử, các giao dịch được thực hiện tự động đã tiết kiệm đáng kể chi phí hoạt động, đồng thời tạo tính chuyên nghiệp trong cách phục vụ khách hàng. Ngoài ra vấn đề bảo mật thông tin cao đã tạo được cảm giác tin tưởng cho khách hàng.

- Chính sách tín dụng: Thời gian chấp thuận các khoản tín dụng ngắn hơn đã giúp ANZ được đánh giá là có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn sơ với các ngân hàng quốc tế và nội địa.

- Nhân lực: ANZ đã phát triển đội ngũ tư vấn tài chính cá nhân để hỗ trợ việc ANZ trở thành ngân hàng đi đầu trên thị trường trong một số lĩnh vực, đặc biệt là cho vay mua nhà và thẻ tín dụng.

- Chính sách marketing: Chính sách marketing được ANZ đẩy mạnh thường xuyên và nổi bật hơn các ngân hàng nội địa, thông tin quảng cáo trên trang web ngân hàng là một điển hình, các chương trình cho vay khuyến mãi được Ngân hàng giới thiệu qua những biểu tượng rất gần gũi, tạo ấn tượng rất tốt nơi khách hàng. Ngoài ra phương thức tiếp thị qua điện thoại cũng được ANZ đẩy mạnh triệt để.

- Mạng lưới kênh phân phối: Tại Việt Nam ANZ có 10 chi nhánh và điểm giao dịch, với số lượng chi nhánh không nhiều nhưng ANZ rất chú trọng đến việc lựa chọn địa điểm đặt trụ sở, hầu hết đều là những khu văn phòng, trung tâm thương mại lớn. Nhờ đó mà dễ dàng thu hút được sự quan tâm của khách hàng cũng như tận dụng triệt để kênh phân phối này.

- Sản phẩm dịch vụ: Hiện nay ANZ cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng bao gồm dịch vụ ngân hàng cá nhân, NHTM (phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp triển vọng) và dịch vụ ngân hàng bán buôn.

1.4.2.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC:

HSBC bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 2009 với tên gọi Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) thuộc 100% sở hữu của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải. Hiện tại, mạng lưới hoạt động của ngân hàng bao gồm một hội sở, hai văn phòng đại diện, 17 chi nhánh và phòng giao dịch tại Tp.Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành trong cả nước.

- Về công nghệ: HSBC luôn đi tiên phong trong việc phát triển các ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động tín dụng. Nhờ đó các giao dịch được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách chuyên nghiệp nên mang đến cho họ lợi thế cạnh tranh cao.

- Nguồn nhân lực: HSBC thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao nhờ vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, có nhiều chương trình đào tạo cùng với mức thu nhập hấp dẫn đã mang lại hiệu quả cao và hài lòng đối với nhân viên

- Chính sách tín dụng: với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vựcngân hàng bán lẻ, HSBC có chính sách cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân không quá phụ thuộc vào tỷ lệ tài sản đảm bảo mà vẫn đảm bảo kiểm soát rủi ro cho ngân hàng, quy trình thủ tục và các yêu cầu về hồ sơ vay vốn được đơn giản hóa tạo thuận lợi cho khách hàng rất nhiều.

- Chính sách marketing: HSBC triển khai mô hình tổ chức kinh doanh theo định hướng khách hàng, chủ động tìm đến khách hàng, xác định được nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

- Sản phẩm dịch vụ: Với chính sách cho vay phù hợp áp dụng cho khách hàng cá nhân và hộ gia đình, HSBC đưa ra cho các khách hàng sự lựa chọn phương thức hoàn trả linh hoạt trên cơ sở lãi vay tính trên dư nợ gốc ban đầu hoặc trên dư nợ giảm dần. Đến với sản phẩm cho vay tiêu dùng, khách hàng sẽ nhận được các đặc điểm sau:

+ Giải ngân nhanh trong vòng 48 giờ;

+ Thời hạn vay linh hoạt từ 12 đến 48 tháng; + Thủ tục đơn giản, nhanh gọn;

+ Không cần thế chấp tài sản hay bảo lãnh công ty; + Lãi suất được tính trên dư nợ giảm dần;

+ HSBC luôn được vận hành bằng những nguyên tắc kinh doanh nồng cốt hỗ trợ tối đa cho chính sách tín dụng. Hoạt động năng động có năng lực và hiệu quả, nguồn vốn mạnh và lưu động, chính sách cho vay khôn khéo và kỷ luật nghiêm.

1.4.2.3. Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM - HD Bank

HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm.

Đồng thời, HDBank đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,..). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp

lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.

1.4.2.4. Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Vietinbank

Trước xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, thể chế tín dụng đã có những thay đổi quan trọng, đó là: chuyển từ lãi suất cố định, sang lãi suất khung và đến nay là lãi suất thoả thuận; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại; bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới; mở rộng đối tượng tiếp cận tín dụng; trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM….

Bước phát triển chính sách tín dụng của VietinBank là quá trình kế thừa, phát huy giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với sự biến động của môi trường kinh tế, xã hội và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận nhanh chóng xu thế mới, thông lệ quốc tế, các phương pháp quản lý tiên tiến,… Giá trị cốt lõi là chuyển từ tư duy bao cấp sang tư duy tín dụng thị trường. Theo đó tín dụng đã hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm soát rủi ro.

VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.

Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thống nhất tỉnh đồng nai (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)