8. Kết cấu đề tài
3.2.2. Những giải pháp về phía khách hàng vay vốn
a. Nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng
Khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của người dân tại địa bàn các xã vùng sâu vùng xa còn rất hạn chế. Trình độ dân trí ở các vùng này còn thấp. Để tăng cường khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, trong đó có tín dụng. cần phải có những giải pháp tổng hòa, không chỉ liên quan đến người dân mà còn liên quan đến cả một hệ thống từ hệ thống giáo dục, cơ quan, chính quyền, đoàn thể, hiệp hội, các doanh nghiệp, cá nhân khác.
Người dân nên tích cực tham gia vào các tổ chức, hội, đoàn thể ở địa phương để nhận sự tư vấn, giúp đỡ, tham gia vào các tổ nhóm khi vay vốn; thường xuyên sinh hoạt cộng đồng dân cư nơi thôn, xóm để nắm bắt thông tin về kinh tế, xã hội, chính sách, pháp luật…trong đó có những thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng đem lại thông qua tuyên truyền quảng bá của ngân hàng.
b. Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất
Việc nâng cao năng lực tổ chức và quản lý sản xuất cho khách hàng là giải pháp cơ bản và lâu dài, giúp đồng vốn đi vào sản xuất kinh doanh phát huy hiệu quả cao nhất, đồng vốn vay được sử dụng tốt nhất, phát huy vai trò của nó trong phát triển kinh tế, chỉ khi năng lực quản lý của khách hàng tăng lên đáp ứng yêu cầu quản lý sản xuất, kinh doanh thì giải pháp tín dụng kinh tế nông nghiệp cuả ngân hàng mới có thể bền vững được, khách hàng có năng lực quản lý tốt của khách hàng được đảm bảo thì khả năng tiếp cận với tín dụng nông nghiệp sẽ thuận lợi hơn.
Tăng cường mức độ ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chú trọng các công nghệ, kỹ thuật mới, trước hết thực hiện cơ giới hóa, kỹ thuật hóa đối với các khâu trong sản xuất như làm đất, xử lý giống, gieo trồng, xử lý môi trường, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, chế biến…cần loại bỏ dần những phương pháp thủ công trong làm đất, gieo trồng. Cần chú trọng phát triển công nghệ sinh học để duy trì giống thuần chủng. Ngoài kỹ thuật canh tác, cần chú trọng nắm vững các kỹ thuật bảo quản, chế biến sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm sau khi thu hoạch, tạo điều kiện nâng cao thương hiệu.
Trình độ quản lý tốt, khả năng ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh tốt sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng và do đó sẽ có những tác động tích cực đối với hoạt động tín dụng ngân hàng.
c. Nâng cao khả năng dự báo, khả năng nắm bắt thông tin thị trường để có dự án sản xuất khả thi.
Để được ngân hàng cấp tín dụng để thực hiện một dự án, phương án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống khả thi, thì đầu tiên khách hàng phải có kỹ năng tổng hòa về dự báo, nắm thông tin, nắm vững quy trình kỹ thuật để xây dựng dự án. Điều đó sẽ có hiệu quả từ hai phía: Ngân hàng được đầu tư vốn, đồng vốn được an toàn; khách hàng được cấp tín dụng để thực hiện dự án, dự án có hiệu quả cao để tăng thu nhập. Đây chính là biện pháp có tính căn cơ, lâu dài, bền vững để có thể tiếp cận tối ưu với nguồn vốn ngân hàng, nâng cao khả năng tích lũy làm cho năng lực tài chính khách hàng dần tăng lên và đó chính là nguồn cung vốn tiềm năng cho ngân hàng.
Để giúp cho khách hàng là nông dân có khả năng xây dựng được những dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả chính quyền địa phương cần giao cho cơ quan chức năng trở thành đầu mối tập trung cho sự liên kết giữa các nhà khoa học, bộ phận khuyến nông, ngân hàng hỗ trợ nông dân trong việc xây dựng các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh. Những dự án, phương án sản xuất có tính hiệu lực và khả thi cũng là một trong những điều kiện cần thiết để Agribank chi nhánh Thống Nhất thực hiện tốt hơn các khoản tín dụng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.