9. Kết cấu của luận văn
1.4.4 Kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền
Tiền Giang
Các ngân hàng lớn trên thế giới đã tận dụng rất tốt những thế mạnh về công nghệ hiện đại để áp dụng vào việc phát triển các sản phẩm huy động vốn cũng như sử dụng các chương trình khuyến mãi để khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
Để tăng khả năng cạnh tranh các ngân hàng lớn hiện nay triển khai nhiều sản phẩm huy động tiền gửi có lãi suất huy động hấp dẫn, nhiều chương trình lãi suất thường thêm khi sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng còn có các ưu đãi như quà tặng, cơ hội trúng thưởng, bán chéo sản phẩm…. Các NHTM Việt Nam nói chung hay Agribank Tiền Giang nói riêng có thể áp dụng các hình thức ưu đãi này khi phát triển sản phẩm, đặc biệt là hình thức bán chéo sản phẩm như gửu tiết kiệm
tặng thẻ tín dụng giúp ngân hàng kết hợp đồng thời giữa việc thu hút nguồn vốn, phát triển sản phẩm thanh toán và gia tăng nhu cầu chi tiêu của khách.
Bên cạnh phát triển các sản phẩm tiền gửi, cải thiện chính sách khuyến mãi thì việc xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và triển khai các dịch vụ tư vấn cũng sẽ là một chiến lược phát triển giúp thu hút khách hàng giao dịch gửi tiền.Với đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm các ngân hàng trên thế giới có thể cung cấp cho khách hàng của ngân hàng những dịch vụ hỗ trợ và tư vấn về tài chính, đầu tư và lựa chọn những sản phẩm tiền gửi phù hợp với nhu cầu từng khách hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Trong tất cả các hoạt động của ngân hàng, hoạt động huy động vốn có vị trí cực kì quan trọng vì tạo ra nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các dịch vụ như cấp tín dụng, thanh toán quốc tế và các hoạt động khác.
Chương 1 của luận văn đề cập đến những vấn đề cơ bản về huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân và những nhân tố tác động đến khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại các NHTM. Việc tìm hiểu những nhân tố này làm tiền đề để phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân và khả năng tăng cường huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang ở chương 2.
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TIỀN GIANG 2.1 Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Năm 1988, ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam thành ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009); vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính Phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500. Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2008; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 242.062 tỷ đồng.
Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.
Năm 2014, Agribank quyết liệt triển khai Đề án tái cơ cấu; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ; đồng thời công bố thay đổi Logo và sắp xếp lại địa điểm
làm việc. Cũng trong năm 2014, lần thứ 5 liên tiếp, Agribank là Ngân hàng Thương mại duy nhất thuộc TOP 10- VNR500.
Năm 2015, hoàn thành Đề án tái cơ cấu Agribank với kết quả đạt được hầu hết các mục tiêu, phương án đã đề ra, đảm bảo Agribank vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị của NHTM Nhà nước, đi đầu trong thực hiện tín dụng chính sách, an sinh xã hội, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Năm 2016, tổng tài sản Agribank cán mốc đạt trên 01 triệu tỷ đồng; Agribank là đứng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo Bảng xếp hạng VNR 500.
2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tiền Giang Tiền Giang
2.1.2.1 Quá trình hình thành
Agribank Tiền Giang là một trong các chi nhánh đầu tiên của Agribank được thành lập theo quyết định số 41/NH-QĐ, ngày 16/6/1988 của NHNN Việt Nam với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Tiền Giang.
Từ một ngân hàng kinh doanh trong thời kỳ bao cấp, Agribank Tiền Giang đã đứng vững trên thị trường kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường, đến nay đã khẳng định vị thế của một NHTM mạnh tại tỉnh Tiền Giang.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Sau nhiều giai đoạn hoạt động đến nay, Agribank Tiền Giang có đội ngũ nhân sự hơn 500 người. Là đội ngũ lao động lớn mạnh và được rèn luyện từ nhiều năm nên độ tuổi bình quân tương đối cao khoảng 35 tuổi. Bộ máy tổ chức của Agribank Tiền Giang hiện có 8 phòng chuyên đề tại Hội sở tỉnh, 11 PGD trực thuộc và 15 điểm giao dịch.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Agribank Tiền Giang
(Nguồn: Agribank Tiền Giang)
2.1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn
Những thuận lợi:
Thứ nhất, thị phần có sẵn do lịch sử hình thành ngân hàng, số lượng khách hàng truyền thống lớn và hệ thống kênh phân phối, phòng giao dịch rộng khắp
Thương hiệu Agribank là một thương hiệu mạnh tại Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tại Tiền Giang nói riêng. Đến ngày 31/12/2014, Agribank Tiền Giang có
Giám Đốc Các Phó Giám Đốc
Phòng Kế toán và Ngân quỹ Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Phòng Hành chính và Nhân sự
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng Điện toán
Phòng Kinh doanh ngoại hối Phòng Tín dụng Phòng Dịch vụ và Marketing Các chi nhánh loại 3 Các phòng giao dịch Phòng Thẩm định
26 chi nhánh, phòng giao dịch trải rộng khắp tỉnh, đội ngũ CBCNV hơn 500 người. Đây là một lợi thế không nhỏ giúp Agribank Tiền Giang duy trì và không ngừng gia tăng số lượng khách hàng. Ngay tại địa bàn có nhiều NHTM cùng hoạt động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong huy động và cho vay ngày càng gay gắt, Agribank Tiền Giang vẫn là ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất về huy động vốn.
Thứ hai, sự tiện ích của sản phẩm dịch vụ được chú trọng
Agribank Tiền Giang cung cấp nhiều sản phẩm tiết kiệm hướng đến các khách hàng có nhu cầu khác nhau về lãi suất, thời hạn gửi, thời hạn rút gốc, lãi: Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm lãi suất thả nổi, tiết kiệm gửi góp hàng tháng, tiết kiệm gửi góp không định kỳ, tiết kiệm có lãi suất điều chỉnh theo lãi suất cơ bản của NHNN, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, gần đây nhất là tiết kiệm linh hoạt - cho phép rút một phần gốc mà không làm ảnh hưởng đến lãi có kỳ hạn khách hàng đang được hưởng,…
Thứ ba, thương hiệu và uy tín của Agribank Tiền Giang
Công tác nhận diện, quảng bá thương hiệu đã được Agribank đẩy mạnh, chuẩn hóa trên toàn quốc. Tháng 12/2014, Agribank đã thay đổi Logo, kiểu chữ mới theo hướng ngay ngắn, chuẩn mực, không cách điệu thể hiện sự nghiêm túc, tin cậy của một định chế tài chính tiên phong với cam kết “Mang phồn thịnh đến khách hàng” trong
suốt hơn 26 năm qua. Trải qua không ít sóng gió gắn liền với những thăng trầm của nền kinh tế, uy tín, thương hiệu Agribank Tiền Giang ngày càng được khẳng định với khách hàng. Agribank Tiền Giang đang làm tốt vai trò chủ đạo, chủ lực của mình trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang nói chung và trong chính sách tam nông nói riêng.
Những khó khăn:
Thứ nhất, sản phẩm tiền gửi của Agribank Tiền Giang cung cấp còn ít chủng loại , các sản phẩm còn đơn điệu, sức cạnh tranh yếu, chưa tạo ra được sự nổi trội hơn so với các NHTM khác.
Hiện nay trên thị trường các sản phẩm huy động vốn là rất phong phú, đa dạng, nhưng Agribank Tiền Giang chủ yếu vẫn triển khai các sản phẩm truyền thống như tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng,
GTCG (kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi),…Trong khi đó, các NHTM cổ phần khác trên địa bàn như Vietinbank, ACB, Sacombank với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm huy động hết sức đa dạng, hấp dẫn: Sacombank có Tài khoản hoa lợi, Tiền gửi thanh toán Âu Cơ, Tiết kiệm hoa hồng,… (với những ưu đãi về lãi suất, phí thường niên nếu khách hàng là nữ hoặc nếu khách hàng sử dụng dịch vụ theo nhóm), ACB có Tiết kiệm đại lộc, Tiết kiệm lộc bảo toàn (hỗ trợ phí chuyển tiền, cung cấp hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng), Vietinbank có sản phẩm tiết kiệm Online cho phép khách hàng mở sổ tiết kiệm trực tuyến thông qua cổng điện tử iPay,…
Thứ hai, sự tham gia của nhiều NHTM trên đại bàn
Trong vòng 5 năm có đến 4 NHTM tham gia vào thị phần trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Có thể nhận thấy, những ngân hàng này hướng đến mục đích chính là tham gia cạnh tranh về thu hút, tăng cường huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm cá nhân.
Với mức lãi suất hấp dẫn hơn, cùng với những tiện ích hiện đại và chính sách chăm sóc khách hàng được đầu tư bài bản và hoành tráng thì việc lôi kéo khách hàng tiền gửi từ Agribank Tiền Giang là điều không thể tránh khỏi. Ban đầu cho thấy khách hàng có dấu hiệu chia tiền ra để gửi ở các NHTM nhằm mục đích tìm kiếm tiền lãi cao hơn và những chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Thứ ba, hạn chế về công tác Marketing, chăm sóc khách hàng
Chính sách của ngân hàng về chăm sóc khách hàng, công tác Marketing chưa được quan tâm đúng mức. Các hình thức khuyến mãi cho khách hàng nhất là vào dịp cuối năm chưa được rộng rãi đến tất cả khách hàng vì Agribank Tiền Giang có lượng khách hàng rất đông đảo trong khi ngân sách chi cho khuyến mãi lại có hạn. Agribank Tiền Giang cũng ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng nên đã làm giảm đi sự quảng bá thương hiệu ngân hàng đến với khách hàng.
Chính sách chăm sóc khách hàng có chất lượng chưa cao, chỉ mới có chính sách quan tâm chăm sóc các khách hàng chiến lược trong vay vốn, gửi tiết kiệm mà chưa quan tâm đến khách hàng chuyển tiền, thanh toán nhỏ lẻ nhưng thường xuyên với ngân hàng.
2.2 Thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang Agribank Tiền Giang
2.2.1 Thực trạng hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang Agribank Tiền Giang
2.2.1.1 Quy mô huy động vốn đối với khách hàng cá nhân
Nguồn vốn huy động của Agribank Tiền Giang không ngừng tăng qua các năm dù chính sách thắt chặt lãi suất nhằm hỗ trợ tín dụng đã phần nào làm giảm tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Agirbank Tiền Giang. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng rất cao, tăng ổn định qua các năm. Như vậy, vốn huy động của Agribank Tiền Giang chủ yếu là từ KHCN, đây là cơ sở vững chắc giúp Agribank Tiền Giang đảm bảo tốt thanh khoản, mở rộng quy mô tín dụng trên địa bàn.
Bảng 2.1 : Tỉ trọng vốn huy động của khách hàng cá nhân trong tổng vốn huy động
ĐVT: tỉ đồng
Chỉ tiêu Năm
2013 2014 2015 2016 2017
Tổng vốn huy động 8,258 10,069 11,608 14,301 18,289
Tiền gửi cá nhân 7,077 9,152 10,802 13,385 17,287
Tỉ trọng tiền gửi cá nhân trong tổng
vốn huy động(%) 85.698 90.898 90.926 93.594 94.521
Tốc độ tăng trưởng tiền gửi cá
nhân(%) 29.319 18.025 23.911 29.155
Đồ thị 2.1: Tỉ trọng vốn huy động của khách hàng cá nhân trong tổng vốn huy động tại Agribank Tiền Giang
Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm đối với KHCN tại Agribank Tiền Giang luôn tăng qua các năm: năm 2014 so với năm 2013 tăng 2.075 tỉ đồng, tỉ lệ tăng 29,32%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 1.650 tỉ đồng, tỉ lệ tăng là 18%, năm 2016 so với năm 2015 tăng 2.538 tỉ đồng, tỉ lệ tăng 23,91%, năm 2016 so với năm 2017 tăng 3.902 tỉ đồng, tỉ lệ tăng là 29,15%,
Với cơ cấu dân cư chủ yếu là nông dân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại Tiền Giang, đời sống của người dân tại đây đã dần được cải thiện, tiền gửi cá nhân luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và luôn luôn tăng qua các năm tại Agribank Tiền Giang.
2.2.1.2 Cơ cấu vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân
Bảng 2.2 :Cơ cấu vốn huy động đối với khách hàng cá nhân theo loại tiền gửi
ĐVT: tỉ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2013 2014 2015 2016 2017
Huy động bằng VND đối với khách hàng cá nhân 6,962 9,052 10,711 13,290 17197 Tỉ trọng trong tổng vốn huy động đối với khách
hàng cá nhân (%) 98.37 98.91 99.16 99.29 99.48 Tốc độ tăng trưởng(%) 30.02 18.33 24.08 29.4 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000 2013 2014 2015 2016 2017 7,077 9,152 10,802 13,385 17287 1,181 916 1,078 916 1002 Tiền gửi tổ chức Tiền gửi cá nhân
Huy động bằng ngoại tệ đối với khách hàng cá
nhân (qui đổi ra VND) 115 100 91 95 90
Tỉ trọng trong tổng vốn huy động đối với khách
hàng cá nhân (%) 1.63 1.09 0.84 0.71 0.52
Tốc độ tăng trưởng(%)
-
13.04 -9.31 4.2 -4.94
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang)
Đồ thị 2.2: Cơ cấu vốn huy động đối với KHCN theo loại tiền gửi
Huy động bằng VND đối với khách hàng cá nhân từ 2013-2017 luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng vốn huy động đối với khách hàng cá nhân và luôn tăng . Năm 2013 chiếm 98,37%, năm 2014 chiếm 98,91%, năm 2015 chiếm 99,16%, năm 2016 chiếm 99,29% đến năm 2017 chiếm 99,48% tổng vốn huy động đối với khách hàng cá nhân. Ngược lại với huy động bằng VND đối với khách hàng cá nhân, huy động bằng ngoại tệ (qui đổi ra VND) đối với khách hàng cá nhân lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động đối với khách hàng cá nhân và có sự sụt giảm. Từ năm 2013 đến năm 2017 huy động bằng ngoại tệ (qui đổi ra VND) đối với khách hàng cá nhân chiếm trong khoảng trên dưới 1% trong tổng vốn huy động đối với khách hàng cá nhân. Tuy lượng vốn huy động có tăng về giá trị tương đối nhưng về giá trị tuyệt đối có chiều hướng giảm do sự tăng trường của vốn huy động bằng VND khá mạnh mẽ lấn át. Đặc
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2013 2014 2015 2016 2017 6962 9052 10711 13290 17197 115 100 91 95 90 Huy động bằng ngoại tệ đối với khách hàng cá nhân (qui đổi ra VNĐ) Huy động bằng VNĐ đối