9. Kết cấu của luận văn
2.2.3.1 Các nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế trên địa bàn
Agribank nói chung và Agribank Tiền Giang nói riêng đang phải đối mặt với những khó khăn vì nền kinh kế phát triển chưa bền vững. Những khó khăn đến từ việc sức cạnh tranh của nông nghiệp thấp, chi phí lớn, nguồn nhân lực chất lượng cao còn
Tổng vốn huy động đối với KH cá nhân tại TG 26,077 100 31,591 100 38,086 100 48,085 100 62,021 100
ít, hạ tầng tuy được đầu tư nhưng so với yêu cầu vẫn còn thấp kém, đặc biệt là hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu...
Năm 2015 xảy ra xâm nhập mặn nghiêm trọng “chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn”, lý do vì mùa mưa năm 2015 đến muộn và kết thúc sớm, dòng chảy thượng nguồn sông Mekong bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua là nguyên nhân chính của diễn biến hạn, mặn khốc liệt đang diễn ra ở Tiền Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung. Hậu quả là sản lượng lúa, hoa màu, chăn nuôi thủy hải sản sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đến thu nhập của ngưởi dân trên địa bàn, phần nào làm giảm tốc độ tăng của vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm.
Trình độ dân trí và thói quen của người dân
Trình độ dân trí của người dân trên đại bàng tỉnh vẫn còn thấp, hiểu biết của người dân về hoạt động ngân hàng vẫn còn hạn chế. Thu nhập bình quân đầu người đã được cải thiện qua các năm, hiện nay đạt khoảng 1,750 USD/người/năm theo cổng thông tin điện tử Tiền Giang, được cho là nghèo hơn các khu vực khác trong nước.
Việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn rất phổ biến trong nền kinh tế và đặc biệt là thói quen tích trữ vàng tại nhà của đa số các hộ dân, nhất là ở khu vực nông thôn như tỉnh Tiền Giang, sự hiểu biết về dịch vụ ngân hàng của đa số người dân còn thấp, việc tiếp cận với sản phẩm mới, công nghệ hiện đại của người dân vẫn còn hạn chế và khó khăn. Đây sẽ là những rào cản rất lớn cho Agribank Tiền Giang trong việc khai thác nguồn vốn huy động trong dân cư.
Nguyên nhân từ phía đối thủ cạnh tranh
Những năm gần đây, thị trường huy động vốn đã chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Đầu tiên, là sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn tỉnh
với nhau, cuộc cạnh tranh đó không chỉ dừng lại ở yếu tố lãi suất, thương hiệu mà cần tạo cho ngân hàng mình một lợi thế cạnh tranh chỉ riêng ngân hàng mình có hoặc những điểm mình có thể cải thiện tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, là sự cạnh tranh đến từ các QTDND trên địa bàn. Với quy mô nhỏ, các QTDND có lợi thế ở tính linh hoạt trong mọi hoạt động, sự điều chỉnh chiến lược nhanh chóng để thích ứng với nhiều đối tượng khách hàng.