Phương hướng phát triển phát triển giáo dục tỉnh Hưng Yên nó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu học ở huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 80 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Phương hướng phát triển phát triển giáo dục tỉnh Hưng Yên nó

chung và giáo dục huyện Ân Thi để có đội ngũ giáo viên có chất lượng

Tiếp tục củng cố, phát triển toàn diện GD&ĐT theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa; phát triển quy mô hợp lý, nâng cao chất lượng GD&ĐT; đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Phát triển giáo dục theo quy hoạch, đảm bảo cân đối về quy mô, loại hình đào tạo. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lí, giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tại các cơ sở GD&ĐT.

Tiếp tục thực hiện việc bồi dưỡng CBQL, GV các cấp học theo chương trình của Bộ GD&ĐT và điều kiện thực tế của từng địa phương trong tỉnh. Xây dựng đội ngũ giáo viên ở các cơ sở giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ chuyên môn tốt đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục trong những năm tới. Phấn đấu đến năm 2020 có trên 80% giáo viên cấp tiểu học có trình độ trên chuẩn.

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên và CBQL các cấp về công tác đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp, các đơn vị sự nghiệp xây dựng cơ cấu nhân sự theo vị trí việc làm. Hỗ trợ đào tạo giáo viên tin học, giáo viên ngoại ngữ và nâng cao trình độ đào tạo trên chuẩn cho giáo viên. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng, lãnh đạo nhà trường theo hướng nâng cao trình độ đào tạo, nghiệp vụ quản lí nhà trường và đảm bảo về số lượng, chất lượng theo quy định của các văn bản pháp quy của Nhà nước. Triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí giáo dục.

Tiếp tục đổi mới quản lí giáo dục, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá để nâng cao chất lượng GD&ĐT. Theo đó, các cấp, các ngành nói chung và ngành GD&ĐT của tỉnh phải làm tốt hơn nữa nhiệm vụ quản lí nhà nước về giáo dục, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách phù hợp và hiệu quả hơn theo hướng ưu tiên mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục; tăng cường các hoạt động thanh tra kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông và đào tạo nguồn nhân lực từ đội ngũ giáo viên, giáo trình và cấp bằng phải đạt chuẩn. Chú trọng hơn nữa đến công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo, CBQL cả vật chất và tinh thần; rà soát, tính toán lại các nguồn lực và huy động toàn xã hội tham gia đầu tư phát triển cơ sở vật chất trường, lớp học; quan tâm nhiều hơn đến chế độ, chính sách đối với giáo viên; Đặc biệt phải đẩy mạnh quyết liệt ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy, học và quản lí gắn với đẩy mạnh giáo dục toàn diện, nhất là việc đưa vào dạy các môn học ngoại ngữ, kỹ năng sống, giáo dục môi trường, đạo đức...

Có chính sách thu hút cán bộ, giáo viên có năng lực về làm việc tại các cơ quan quản lí giáo dục cấp Phòng và Sở GD&ĐT. Đổi mới hoạt động tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp. Hỗ trợ kinh phí cho giáo viên và CBQL giáo dục học tập nâng cao trình độ.

Thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, các quy định của Nhà nước về phát triển sự nghiệp GD&ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH. Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy- HĐND- UBND huyện về công tác giáo dục của huyện nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu học ở huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)