Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tuyển dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu học ở huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 64 - 66)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tuyển dụng

Tác động tích cực từ cơ chế, chính sách:

Thực hiện quy định của nhà nước về chính sách ưu tiên đối với người thuộc diện ưu tiên, những người thuộc diện con liệt sỹ, thương bệnh binh, người có kết quả học tập xuất sắc tại các trường Cao đẳng sư phạm, sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm hệ chính quy được cộng điểm khi xét tuyển, do vậy trong những năm qua nhiều thí sinh thuộc diện trên đã được tuyển làm giáo viên tại các trường tiểu học.

Những điểm còn tồn tại trong cơ chế, chính sách:

Việc sử dụng kết quả học tập của thí sinh tại các trường sư phạm để tính điểm tuyển dụng như cách tuyển giáo viên từ năm học 2014- 2015 trở về trước là chưa thật khách quan bởi kết quả học tập không phải là thước đo duy nhất đánh giá một cách tương đối khả năng nắm bắt kiến thức của người học chứ không đánh giá khả năng thích ứng với công việc thực tế. Cùng một đào tạo chuyên ngành nhưng việc đánh giá sinh viên qua điểm số của các trường khác nhau.

Việc cộng điểm ưu tiên cao nhất tới 30 điểm là điều không hợp lý bởi thực tế tuyển dụng giáo viên cho thấy, sự chênh lệch điểm số giữa các thí sinh là không nhiều. Nếu một thí sinh được cộng 30 điểm ưu tiên, tổng điểm của thí sinh này sẽ vượt trội so với thí sinh khác. Điều này làm mất đi tính cạnh tranh trong tuyển dụng và có khả năng mất đi những sinh viên có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cao hơn. Việc xây dựng chế độ ưu tiên đối với một số đối tượng chính sách là cần thiết nhưng cũng không vì thế mà lấn át tính cạnh tranh - yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn người tài.

Tuyển dụng theo phương thức xét tuyển chưa đánh giá được trình độ thực sự của người dự tuyển.Vì xét tuyển chỉ dựa vào hồ sơ, văn bằng chứng chỉ và các giấy tờ chứng nhận ưu tiên; trong khi quy chế lại không phân biệt loại hình đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên tu...), trường đào tạo (trung ương, địa phương),... Thực tế hiện nay các trường đại học địa phương chất lượng đầu vào thấp chưa cuốn hút được người học thì để kích cầu đào tạo thường đánh giá cho điểm một cách rộng rãi để giúp sinh viên ra trường có nhiều thuận lợi về điểm số khi xét tuyển. Điều này cũng xảy ra đối với loại hình tại chức, chuyên tu, liên kết đào tạo,... của tất cả các trường đại học. Trong khi đối với hệ chính quy của các trường có thương hiệu lại đánh giá cho điểm rất chặt chẽ khách quan nên các sinh viên học ở các trường này lại bị thiệt thòi khi xét tuyển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu học ở huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)