Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu học ở huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 67 - 72)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Kết quả khảo sát

* Khảo sát năng lực giáo viên mới được tuyển dụng: Kết quả điều tra, phỏng vấn, đàm thoại cho thấy:

Trong số 53 cán bộ quản lí (02 CB Phòng GD&ĐT và 51 CBQL các trường Tiểu học) cho kết quả khảo sát về năng lực và phẩm chất các giáo viên mới được tuyển dụng như sau:

+ Phẩm chất đạo đức: Giáo viên mới được tuyển dụng, tuổi đời còn trẻ,

có sức khỏe; có phẩm chất, đạo đức, lối sống tốt; nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ chính trị của bản thân. Kết quả khảo sát cụ thể 52/53= 98,1% đánh giá ở mức tốt và khá, 01/53= 1,9% đánh giá ở mức trung bình, 0/53= 0% đánh giá ở mức chưa đạt.

Qua kết quả khảo sát cho thấy phần lớn giáo viên sau khi tốt nghiệp dù được tham gia công tác giảng dạy ngay hay đã phải làm qua các công việc khác nhưng vẫn giữ được phẩm chất, đạo đức, lối sống tốt; nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ chính trị của bản thân. Tuy nhiên, số ít giáo viên thiếu gương mẫu, chưa chủ động trau dồi năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất, đạo đức, lối sống.

+ Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục: Kết quả khảo sát

cho thấy cán bộ quản lí đánh giá khá thấp năng lực này của giáo viên mới. Có tới 15/53= 28,3% đánh giá không đạt yêu cầu; 28/53= 52,8% đánh giá ở mức trung bình; 10/53 =18,9% đánh giá ở mức tốt và khá. Con số này là thấp, chứng tỏ nhiều giáo viên tuổi đời còn trẻ khi mới ra trường và nhận công tác chưa quan tâm đến vấn đề kinh tế, văn hóa, chính trị ở địa phương.

+ Năng lực dạy học: Kết quả khảo sát cho thấy năng lực dạy học của

giáo viên mới được đánh giá ở mức khá. Có 30/53= 56,6% đánh giá giáo viên mới đạt mức tốt và khá; 15/53= 28,3% đánh giá giáo viên mới ở mức trung bình; tuy nhiên có bộ phận giáo viên được đánh giá ở mức chưa đạt yêu cầu 8/53= 15,1%.

Kết quả khảo sát trên cho thấy một bộ phận giáo viên có năng lực dạy học ở mức trung bình và chưa đạt yêu cầu chủ yếu tốt nghiệp từ các trường đại học liên kết với các trung tâm tại địa phương hoặc sinh viên đã ra trường nhiều năm không được giảng dạy, do vậy số giáo viên này cần tiếp tục bồi dưỡng cả về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

+ Năng lực hoạt động chính trị, xã hội: năng lực này được cấu thành từ

hai tiêu chí là năng lực phối hợp gia đình học sinh, cộng đồng và năng lực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ đáp ứng của giáo viên mới đối với nội dung này ở mức trung bình khá; cụ thể: đánh giá năng lực này đạt mức tốt và khá là 19/53= 35,8%; đánh giá ở mức trung bình 22/53= 39,6% và đánh giá ở mức không đạt yêu cầu là 12/53= 24,6%.

Năng lực hoạt động chính trị, xã hội của giáo viên được đánh giá ở mức trung bình, điều này cho thấy năng lực của đội ngũ giáo viên trẻ trong việc phối hợp với cộng đồng và phụ huynh học sinh để hỗ trợ việc học tập, rèn luyện, cho học sinh cung như việc tham gia các hoạt động ngoài nhà trường chưa cao. Phần lớn những giáo viên được đánh giá không đạt yêu cầu là những giáo viên trẻ chưa lập gia đình nên khả năng xử lí những tình huống phối hợp với cha mẹ học sinh còn nhiều hạn chế, khả năng giải quyết các vấn đề gặp phải đối với học sinh nhỏ tuổi như học sinh lớp 1, lớp 2 gặp nhiều khó khăn.

+ Năng lực phát triển nghề nghiệp của giáo viên: Kết quả khảo sát cho

thấy mức độ đáp ứng của giáo viên mới cho nội dung này ở mức thấp, chỉ có 13/53= 24,5% đánh giá ở mức tốt và khá; 18/53= 40% đánh giá ở mức trung bình và 22/53= 35,5% ở mức không đạt yêu cầu.

Qua phân tích có thể thấy mức độ đáp ứng công việc của giáo viên mới được tuyển dụng đang công tác tại các trường Tiểu học trong huyện ở mức độ trung bình khá và có sự khác nhau về mức đáp ứng ở các năng lực khác nhau đối với đội ngũ mới được tuyển dụng.

Bảng 2.7: Tổng hợp đánh giá năng lực giáo viên mới tuyển dụng Tiêu chí đánh giá Ý kiến đánh giá Tốt, khá (%) Trung bình (%) Chưa đạt yêu cầu (%)

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người

giáo viên 98,1 1,9 0

Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo

dục của giáo viên 18,9 52,8 28,3 Năng lực dạy học của giáo viên 56,6 28,3 15,1 Năng lực hoạt động xã hội của giáo viên 35,8 39,6 24,6 Năng lực phát triển nghề nghiệp của giáo viên 24,5 40 35,5

- Khảo sát hoạt động tuyển dụng giáo viên

Tuy các trường và phòng GD&ĐT không được trực tiếp tuyển dụng giáo viên nhưng lại là các đơn vị trực tiếp sử dụng và quản lí đội ngũ giáo viên được tuyển dụng hàng năm. Việc thừa giáo viên văn hóa và thiếu giáo viên các môn đặc thù hay có đơn vị thừa nhưng lại có đơn vị thiếu ảnh hưởng đến công tác giảng dạy một phần là do các đơn vị chưa quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ. Công tác dự báo nhu cầu sử dụng giáo viên, chất lượng giáo viên, quy hoạch còn mang tính hình thức để đối phó với việc kiểm tra của cấp trên. Công tác tham mưu, công tác nắm bắt thông tin tuyển dụng và hình thức tuyển dụng còn nhiều hạn chế. Tác giả đã đề xuất một số nội dung về tuyển dụng được đưa ra xin ý kiến, tọa đàm, trao đổi, gồm:

- Công tác lập quy hoạch, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng giáo

viên: Việc lập quy hoạch, dự báo về số lượng học sinh, nhu cầu và chất lượng

giáo viên chưa được cán bộ quản lí ở các trường Tiểu học nói riêng, các trường phổ thông và Mầm non nói chung và phòng GD&ĐT quan tâm đúng mức.

Kết quả khảo sát cho thấy việc cân đối giữa số lượng giáo viên nghỉ hưu và nhu cầu sử dụng giáo viên trong năm học tiếp theo chưa chính xác về nhu

cầu sử dụng. Tại một số trường Tiểu học công tác này còn mang tính hình thức, việc lập quy hoạch mang tính đối phó cho rằng đó là việc tuyển dụng của cấp trên hoặc làm sơ sài khi có cấp trên kiểm tra. Đây là một trở ngại khó khăn đối với cơ quan quản lí là phòng GD&ĐT huyện khi tổng hợp, phân tích số liệu để báo cáo và làm tờ trình xin chỉ tiêu biên chế với UBND huyện cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Do vậy các trường cần làm tốt việc lập quy hoạch, dự báo về số lượng học sinh, nhu cầu và chất lượng giáo viên để có tham mưu kịp thời trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Tiêu chí này được đánh giá ở mức trung bình khi khảo sát, cụ thể: 25/53= 47,2% cho là cần thiết, 28/53= 52,8% cho là bình thường với lí do phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT hàng năm đều tổng hợp và lập kế hoạch cụ thể cho năm học tiếp theo về nhân sự.

- Công tác thông tin trong tuyển dụng: Thực hiện quy định về công khai

về kế hoạch và chỉ tiêu tuyển dụng cho các nhà trường có nhu cầu sử dụng và quản lí giáo viên được tuyển dụng thực hiện đúng quy định trong tuyển dụng như thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều tra thực tế cho thấy đa số các nhà trường bị động trong việc tiếp nhận giáo viên được tuyển dụng, khi giáo viên về trường trình quyết định thì CBQL nhà trường hoặc các chuyên viên phụ trách của phòng GD&ĐT mới biết được số lượng và cá nhân giáo viên được tuyển dụng. Do vậy nhu cầu được biết về chỉ tiêu dược tuyển dụng và số lượng được tuyển dụng và phân bố giáo viên tuyển dụng với các nhà trường là rất cần thiết. Kết quả khảo sát cho thấy có 50/53= 94,3% đánh giá là cần thiết, 3/53= 5,7% đánh giá ở mức trung bình và 0% đánh giá ở mức không cần thiết với lý do trường không được tham gia tuyển dụng tuyển dụng mà chỉ tiếp nhận giáo viên thì biết cũng không quyết định được.

- Hình thức tuyển dụng giáo viên:

Tuyển dụng giáo viên theo hình thức xét tuyển chủ yếu căn cứ vào bằng cấp và điểm học tập của thí sinh thì chưa thực sự lựa chọn được giáo viên có năng lực chuyên môn thực sự đáp ứng được yêu cầu. Sự cần thiết phải thay đổi

hình thức tuyển dụng giáo viên thông qua hình thức thi tuyển là phương án có hiệu quả hơn, tuy nhiên còn điểm hạn chế là tính công bằng, khách quan trong đánh giá kết quả giảng dạy. Phần lớn ý kiến cho rằng việc tuyển dụng giáo viên bằng hình thức xét tuyển kết hợp với phỏng vấn trực tiếp năng lực và giải quyết tình huống sư phạm sẽ đảm bảo tuyển được giáo viên có chất lượng; vừa đánh giá được kết quả học tập của thí sinh tại các trường sư phạm, vừa kiểm tra được năng lực chuyên môn thực sự thông qua bài kiểm tra kiến thức chuyên môn và qua bài giảng thực tế trên lớp. Kết quả khảo sát cho thấy, có 47/53= 88,7% cho là cần thiết, 5/53= 12,3% cho là không cần thiết phải thay đổi hình thức xét tuyển vì sinh viên được đào tạo ra trường chưa gặp phải những tình huống sư phạm thực tế nên với hình thức phỏng vấn trực tiếp năng lực và giải quyết tình huống sư phạm sẽ gây khó khăn cho người được tuyển, khi đi dạy thực tế và học hỏi những giáo viên đi trước sẽ có kĩ năng và khả năng đó.

- Công tác tham mưu việc được tham gia trong tuyển dụng giáo viên:

Luật giáo dục của Quốc hội năm 2006 và Điều lệ trường Tiểu học đã quy định, Hiệu trưởng các nhà trường có quyền được tham gia tuyển dụng giáo viên. Thực tế hoạt động tuyển dụng cho thấy, Hiệu trưởng các trường Tiểu học không được tham gia vào hội đồng tuyển dụng này, đến các CBQL của phòng GD&ĐT cũng chỉ được tham gia với tư cách là ủy viên hội đồng tuyển dụng và số lượng tham gia ít. Khảo sát thực tế cho thấy cần thiết phải có sự thay đổi trong hoạt động tuyển dụng hiện nay, hiệu trưởng các trường cũng được tham gia vào hoạt động tuyển dụng. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết phải thay đổi cơ chế tuyển dụng này như sau: 40/53= 75,5% cho là cần thiết; 5/53= 9,4% cho là không có tham gia được cũng tốt; 7/53= 15,1% cho là không cần thiết với lí do tham gia hội đồng nhưng không có quyền tuyển dụng hay không tuyển dụng thì không có hiệu quả, đồng thời đề xuất ý kiến cần được giao quyền tự chủ trong vấn đề tuyển dụng như một số tỉnh, thành phố đã thực hiện.

Bảng 2.8. Tổng hợp đánh giá hoạt động tuyển dụng Tiêu chí khảo sát Ý kiến đánh giá Cần thiết (%) Trung bình (%) Không cần thiết (%)

Công tác lập quy hoạch, dự báo nhu

cầu về số lượng, chất lượng giáo viên 47,2 52,8 0 Công tác thông tin trong tuyển dụng 94,3 5,7 0 Hình thức tuyển dụng giáo viên 88,7 0 12,3 Công tác tham mưu việc được tham

gia trong tuyển dụng giáo viên 75,5 9,4 15,1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu học ở huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)