Những yêu cầu và định hướng đối với giáo viên sau 2015 nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu học ở huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Những yêu cầu và định hướng đối với giáo viên sau 2015 nhằm

ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Đứng trước yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, để có thể đáp ứng công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sắp tới và nhiệm vụ công tác trong thực tiễn giáo dục trước hiện nay, giáo viên cần đáp ứng được các yêu cầu: về nền tảng học vấn và vốn văn hóa: hiểu biết rộng, có vốn tri thức khoa học cơ bản, thấm nhuần các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và có hiểu biết về tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm: giỏi về chuyên môn giảng dạy; thường xuyên cập nhật tri thức mới trong lĩnh vực chuyên môn,

chuyên ngành, liên ngành; vững vàng về kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm với tinh thần tự học sáng tạo; kĩ năng sử dụng có hiệu quả ngoại ngữ và công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động nghề nghiệp.

Về phẩm chất nhân cách và đạo đức nghề nghiệp của giáo viên phải được đảm bảo, trong đó, những giá trị về sự liêm chính, công bằng, trung thực, giản dị, bao dung và yêu thương học trò cũng như tinh thần trách nhiệm cao với công việc là các yêu cầu có tính chất căn bản cần có ở giáo viên.

Để đáp ứng yêu cầu chương trình và sách giáo khoa sau 2015 theo từng lộ trình, ngoài việc người giáo viên cần có 7 năng lực đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên thì người giáo viên cần có thêm các năng lực cơ bản sau (theo Tiến sĩ Phan Thị Luyến - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong "Sử dụng chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong học trong đánh giá"):

- Năng lực chẩn đoán là năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh.

- Năng lực đáp ứng là năng lực đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời, phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêu giáo dục.

- Năng lực đánh giá là năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức, kỹ năng, thái độ và tình cảm của học sinh; năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác, nhất là với học sinh; năng lực triển khai chương trình dạy học (năng lực tiến hành dạy học và giáo dục căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục đã được quy định, nhưng lại phù hợp với đặc điểm của đối tượng).

- Năng lực đáp ứng trách nhiệm với xã hội (năng lực tạo nên những điều kiện thuận lợi cho giáo dục trong nhà trường và từ cuộc sống bên ngoài nhà trường).

- Năng lực chăm sóc/hỗ trợ tâm lý của học sinh trong quá trình giáo dục. - Năng lực lập kế hoạch, soạn thảo văn bản.

- Năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học. - Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Năng lực nghiên cứu khoa học, tìm hiểu và đúc rút kinh nghiệm.[21] Theo chúng tôi để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo viên phải có những năng lực sau:

Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của giáo viên: Yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu thương học sinh, thấm nhuần chủ trương đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước, yêu nghề, mến trẻ, tận tâm với nghề nghiệp, sống gương mẫu,...

Năng lực dạy học: Dạy học chuyên sâu, dạy học tích hợp và dạy học phân hóa, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn học cho học sinh, quản lí người học và quản lí hồ sơ dạy học.

Năng lực giáo dục học sinh: Năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, tư vấn hướng, dẫn, trợ giúp tâm lý học sinh trong thực hiện các nhiệm vụ giáo dục,...

Năng lực tiếp cận đối tượng giáo dục và phân tích môi trường giáo dục và xác định những yếu tố tác động của môi trường đến hoạt động giáo dục, dạy học để điều chỉnh quá trình giáo dục, dạy học của nhà trường.

Năng lực phát triển chương trình nhà trường theo cấp độ nhà trường và cấp độ từng môn học.

Năng lực giao tiếp: Năng lực hiểu đối tượng giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp, xử lý tình huống, lắng nghe,....

Năng lực đánh giá giáo dục, đặc biệt là đánh giá khả năng học tập và sự tiến bộ của từng học sinh.

Năng lực hoạt động xã hội nhằm thu hút cha mẹ học sinh, cộng đồng phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.

Kết luận chương 1

Tuyển dụng giáo viên là khâu đầu tiên trong chu trình quản lí và sử dụng giáo viên, có tính quyết định cho sự phát triển một của một trường học nói chung của các trường tiểu học nói riêng. Trong quá trình hoạt động giảng dạy và giáo dục, việc tuyển dụng được những giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực thì nhất định hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường sẽ đạt kết quả cao hơn vì giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Thông qua các hoạt động giảng dạy và giáo dục, người giáo viên cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết cho người học đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người học. Muốn giúp người học phát huy khả năng sáng tạo, khả năng tư duy và chủ động trong học tập đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, người giáo viên cần có phẩm chất và năng lực cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Tay nghề nhà giáo là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng giáo dục, do vậy các nhà quản lí xác định đúng vai trò của đội ngũ đối với sự phát triển nhà trường.

Chương trình sách giáo khoa mới theo hướng tích hợp các môn học, hướng phát triển theo năng lực người học đặc biệt với học sinh cấp tiểu học nếu giáo viên không đủ trình độ, năng lực sư phạm, không thể thay đổi tận gốc về chất lượng đội ngũ nhà giáo hiện nay thì chắc chắn chúng ta không thể đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Do đó để có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục toàn diện, hướng tới chất lượng chuẩn thì phải chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo; xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ có phẩm chất và uy tín tốt; xây dựng cơ chế chính sách sử dụng giáo viên hợp lý phát huy được tiềm năng của đội ngũ.

Do vậy hoạt độngtuyển dụng giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Hoạt động tuyển dụng được tốt, đảm bảo khách quan, công bằng, dân chủ, có tính cạnh tranh thì sẽ chọn được những giáo viên có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN 2.1. Tình hình giáo dục tiểu học huyện Ân Thi hiện nay

2.1.1. Vài nét về tình hình giáo dục của huyện Ân Thi

Ân Thi là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hưng Yên. Toàn huyện có 20 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 128,7 km2. Dân số toàn huyện là 132.094 người (Niên giám Thống kê năm 2012). Mạng lưới giao thông hiện nay khá thuận tiện, trên địa bàn có Quốc lộ 38, Tỉnh lộ 199, Tỉnh lộ 200.... Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua 5 xã phía Bắc của huyện.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 27 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách 5 năm qua đạt trên 172,3 tỷ đồng, tổng chi ngân sách khoảng 1.200 tỷ đồng (số liệu của Chi cục Thống kê huyện). Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều khởi sắc, đặc biệt sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, tỷ lệ học sinh đỗ vào Đại học, Cao đẳng hàng năm xếp ở tốp dẫn đầu trong tỉnh.

Đến hết năm 2015 toàn huyện 90% cơ quan đơn vị văn hóa; dạy nghề phổ thông cho học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT. Công tác xã hội hoá giáo dục và khuyến học được phát triển đồng bộ. Cơ sở vật chất các ngành học, bậc học được quan tâm và đầu tư. Tỷ lệ phòng học kiên cố, cao tầng ngày một tăng, đến nay: Mầm non đạt 54%, Tiểu học đạt 85,3 %, THCS đạt 89,7 %. Toàn huyện hiện có 28 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non: 05, Tiểu học: 14, THCS: 07, THPT: 02)

Ân Thi là một huyện thuần nông, kinh tế chậm phát triển, nhưng thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua sự nghiệp giáo dục

của huyện đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng. Hệ thống trường lớp phát triển, 100% các xã, thị trấn đều có trường mầm non, tiểu học và THCS.

Năm 1994, huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, năm 2000 được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và năm 2001 được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Quy mô trường, lớp tương đối ổn định; các cấp học ngày càng được đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đội ngũ giáo viên từng bước chuẩn hoá, đội ngũ CBQL cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Công tác xã hội hoá giáo dục được quan tâm.

Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, hàng năm huy động trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ đạt 23%, mẫu giáo đạt 85,3%; Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 đạt 100%; Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,8%; học sinh THCS tốt nghiệp vào học THPT là 83%; học sinh tốt nghiệp THPT đạt trên 98%.

Có thể khẳng định từ năm 2010 đến năm 2016 sự nghiệp giáo dục của huyện Ân Thi nói chung và của cấp tiểu học nói riêng đã có những phát triển khá toàn diện về nhiều mặt.

2.1.2. Thực trạng của giáo dục tiểu học

*. Quy mô phát triển

Huyện Ân Thi có tổng số 21 đơn vị hành chính trong đó có 20 xã và 01 thị trấn. Hiện nay, tương ứng với 21 đơn vị hành chính của huyện có 21 trường tiểu học được phân bố hợp lý tạo điều kiện cho học sinh trong huyện không phải đi học xa.

Về quy mô trường, lớp, học sinh ở bậc tiểu học huyện Ân Thi qua 5 năm học vừa qua, chúng ta có bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.1:Quy mô trường, lớp, học sinh ở bậc tiểu học huyện Ân Thi từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2015 - 2016 Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó

Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5

2011-2012 21 297 63 58 60 56 60 7832 1622 1540 1574 1518 1578 2012-2013 21 296 66 61 58 57 54 7915 1705 1597 1538 1567 1508 2013-2014 21 295 64 63 59 55 54 8300 1800 1705 1612 1586 1597 2014-2015 21 301 66 65 57 57 56 8625 1869 1920 1687 1607 1530 2015-2016 21 309 67 65 66 56 55 9104 2017 1862 1935 1692 1598

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ân Thi)

Căn cứ kết quả thống kê về quy mô trường, lớp các trường tiểu học trong những năm qua, chúng ta thấy số lượng học sinh tiểu học của huyện Ân Thi tương đối ổn định, tăng cao nhất vào năm học 2015-2016 (là 9104 học sinh). Như vậy từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016 số lớp học đã tăng 12 lớp. Việc tăng, giảm số lớp hàng năm ở cấp tiểu học có thể không chịu sự tác động của việc tăng hay giảm số học sinh. Vì đặc thù của bậc học, có những thôn ở xa khu tập trung nên học sinh lớp 1 phải học ở cơ sở lẻ (gọi là lớp chân tre) để đỡ phải đi lại, do vậy có lớp chỉ có khoảng 15 đến 20 em, dẫn đến việc có thể tổng học sinh nhiều nhưng số lớp lại ít hơn hoặc ngược lại.

Năm học 2015 - 2016 số lớp, học sinh cấp học tiểu học trên địa bàn huyện Ân Thi như sau: Toàn huyện với 21 trường Tiểu học với tổng số 9104 học sinh chia thành 309 lớp, trong đó: khối 1: 67 lớp, khối 2: 65 lớp, khối 3: 66 lớp, khối 4: 59 lớp, khối 5: 55 lớp.

Qua điều tra cho thấy số lớp và học sinh theo từng trường tiểu học của huyện Ân Thi theo quy định hầu hết các trường đều có quy mô nhỏ: Các trường chỉ có từ 11 lớp đến 16 lớp và trường lớn nhất là trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi, nơi tập trung đông dân cư nhất huyện có 21 lớp.

Theo thống kê của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ân Thi, về dân số trong tuổi từ 6 đến 10 tuổi và số lượng học sinh tiểu học qua các năm từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016 như sau:

Bảng 2.2: Dân số trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi và số lượng học sinh tiểu học huyện Ân Thi từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016 Năm học Dân số trong độ tuổi từ 6 - 10 Số học sinh Tiểu học Tỷ lệ học sinh Tiểu học/ DS trong độ tuổi (%)

2011-2012 7.841 7.832 99,89% 2012-2013 7.921 7.915 99,92% 2013-2014 8.311 8.300 99,87% 2014-2015 8.637 8.625 99,86% 2015-2016 9.113 9.104 99,90%

Căn cứ số liệu thống kê tại Bảng 2.2, chúng ta nhận thấy tỷ lệ học sinh được huy động đến trường học bậc học tiểu học ở huyện Ân Thi hàng năm đều đạt gần 100%. Cao nhất năm học 2012-2013 đạt 99,92% và thấp nhất năm học 2014-2015 đạt 99,86%. Tỉ lệ nhỏ còn lại không được đến trường đều là các cháu khuyết tật, thiểu năng trí tuệ. Đồng thời qua số liệu thống kê chúng ta cũng nhận thấy dân số trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi của huyện Ân Thi từ năm 2011 đến năm 2016 khá ổn định và có xu hướng tăng nhẹ trong những năm tới. Nên quy mô trường, lớp cấp tiểu học của huyện Ân Thi trong những năm qua tương đối ổn định.

*. Chất lượng giáo dục tiểu học:

Trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo huyện Ân Thi đã tích cực chỉ đạo để củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bậc Tiểu học nói riêng.

Theo kết quả điều tra 5 năm gần đây, tỷ lệ học sinh lên lớp đều đạt 94% - 95%, tỉ lệ lưu ban thấp dưới 0,5%, không có học sinh bỏ học. Tỉ lệ HS hoàn thành chương trình tiểu học đều đạt từ 99.7% đến 100%

Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh: từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013 - 2014: Tỉ lệ hoàn thành đầy đủ về hạnh kiểm đạt trên 99,5%; học lực khá, giỏi đạt 70% - 78%, yếu dưới 1%. Từ năm học 2014-2015 khi thực hiện thông tư 30/2014/BGD qui định đánh giá học sinh tiểu học thì tỉ lệ năng lực đạt có trên 99%; phẩm chất đạt chiếm 99,8%. Kết quả ho ̣c tâ ̣p hoàn thành chiếm 98%(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ân Thi)

Năm học 2014-2015, 21/21 xã, thị trấn của huyện được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Công tác giáo dục đạo đức, lối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu học ở huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)