Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu học ở huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 53 - 57)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học

a. Số lượng và phân bố giáo viên.

Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục; trong những năm qua huyện Ân Thi đã chú trọng về việc bồi dưỡng chất lượng giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương. Để phản ánh thực trạng đội ngũ giáo viên trường tiểu học huyện Ân Thi chúng ta có các bảng sau:

Bảng 2.3: Thống kê số lượng giáo viên theo trình độ chuyên môn cấp tiểu học ở huyện Ân Thi

Năm học

Tổng số giáo viên

hiện có

Trình độ chuyên môn

Dưới chuẩn Trung cấp Cao đẳng Đại học

SL % SL % SL % SL % 2011-2012 498 2 0,4 181 36,4 210 42,2 104 20,9 2012-2013 462 2 0,4 158 34,2 186 40,3 116 25,1 2013-2014 487 1 0,2 119 24,4 213 43,7 154 31,7 2014-2015 493 0 0 92 18,7 212 43 189 38,3 2015-2016 482 0 0 81 16,8 207 42,9 194 40,3

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ân Thi)

Về trình độ chuyên môn cho thấy, hầu hết đội ngũ giáo viên đã đảm bảo đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qua các năm, tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn tăng dần. Năm học 2011 - 2012 số giáo viên có trình độ trên chuẩn chiếm 63,1%; đến năm 2015-2016 số giáo viên có trình độ trên chuẩn đã là 83,2%. Đội ngũ giáo viên đều có ý thức tốt trong công tác, tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực học tập, tự bồi dưỡng về chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc được giao. Những năm gần đây, Trung tâm GDTX tỉnh phối hợp với trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Đại học Sư phạm II mở các lớp đào tạo trình độ đại

học cho nhiều giáo viên có trình độ trung học và cao đẳng, và một số giáo viên đang học ở hệ từ xa...do vậy, theo kế hoạch đến hết tháng 8 năm 2016 sẽ có 62 giáo viên nữa của cấp tiểu học của huyện tốt nghiệp khóa học đào tạo Đại học theo hình thức tại chức sẽ bổ sung vào đội ngũ giáo viên có trình độ trình độ trên chuẩn của cấp học.

Ngoài ra giáo viên cấp Tiểu học huyện Ân Thi phát triển đủ về loại hình theo quy định: ngoài giáo viên dạy các môn cơ bản theo chương trình cấp tiểu học còn được bổ sung những giáo viên có trình độ chuyên môn được đào tạo theo loại hình chuyên môn đặc thù như: GV Âm nhạc, GV Mĩ thuật, GV Thể dục, GV ngoại ngữ, GV Tin học đáp ứng nhu cầu giảng dạy các môn đặc thù đồng thời đáp ứng đủ tiêu chí quy định của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

Bảng 2.4: Thống kê số giáo viên cấp tiểu học theo loại hình chuyên môn

Loại hình Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 GV Cơ bản 448 415 425 426 409 GV Âm Nhạc 23 23 22 22 23 GV Mĩ thuật 25 25 27 28 28 GV Thể dục 2 6 10 8 9 GV Tin học 0 0 0 1 3 GV T.Anh 0 3 3 8 10 Tổng số 498 472 487 493 482

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ân Thi)

Thống kê giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, theo quy định về định biên trên số giáo viên đứng lớp thì tổng thể số giáo viên theo quy định (định biên 1,5GV/ lớp và tính theo chế độ dạy 2 buổi/ngày) đều thừa. Số liệu cụ thể:

Bảng 2.5: Thống kê số GV thừa, thiếu theo các năm Năm học Tổng số lớp Tỷ lệ giáo viên/ lớp theo quy định Giáo viên cần theo quy định Giáo viên biên chế hiện có Thừa, thiếu so với quy định Thừa Thiếu 2011-2012 297 1,5 446 498 52 2012-2013 296 1,5 444 472 28 2013-2014 295 1,5 443 487 44 2014-2015 301 1,5 452 493 41 2015-2016 309 1,5 464 482 18

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ân Thi)

Qua thống kê cho thấy, về tổng thể số giáo viên tính theo định biên trên số giáo viên đứng lớp đều thừa; năm thừa nhiều nhất trong giai đoạn này là năm học 2011-2012 với 52 giáo viên và đến năm học 2015-2016 vẫn thừa 18 giáo viên.

Đã nhiều năm, do giáo viên ở các trường vẫn thừa so với định biên nên nhiều đồng chí có trình độ dưới chuẩn và đạt chuẩn đã lớn tuổi được phân công dạy thay kê hoặc làm các công việc khác chứ không chủ nhiệm lớp nên cũng không ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà trường.

Qua nghiên cứu về thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Ân Thi chúng ta thấy rằng trong giai đoạn 2011-2016 đội ngũ giáo viên tiểu học không có biến động lớn. Trình độ chuyên môn của GV tiểu học cơ bản đáp ứng yêu cầu, cơ bản 100% GV tiểu học có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Đại đa số GV đều có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng để phục vụ công tác giảng dạy và giáo dục HS.

Mặc dù vậy, qua đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện Ân Thi giai đoạn 2011 - 2016 cho thấy bộc lộ một số hạn chế đó là: Đội ngũ giáo viên có cơ cấu chưa hợp lý, số lượng giáo viên phân bố không đồng đều ở các trường; về tổng thể thì không thiếu giáo viên, song lại có nơi thiếu cục bộ bởi có trường thừa tới 7 đến 9 giáo viên, nhưng vẫn có trường còn thiếu giáo viên. Một số trường thiếu nhiều giáo viên là các trường ở các trường xa

trung tâm huyện như (Tiểu học Phù Ủng, Tiểu học Bắc Sơn, Tiểu học Bãi Sậy), có CSVC còn hạn chế, ở xã có đường giao thông đi lại khó khăn và nguồn giáo viên tại chỗ của xã đó là thiếu.

Giáo viên có trình độ đạt chuẩn 100% nhưng tỷ lệ giáo viên giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán không nhiều. Một bộ phận giáo viên do tuổi cao, năng lực hạn chế nhưng chưa có giải pháp để giải quyết. Kiến thức ngoại ngữ, tin học của nhiều giáo viên tiểu học so với giáo viên các cấp học phổ thông còn nhiều hạn chế.

b. Nguyên nhân của việc thừa, thiếu giáo viên:

Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân kể cả chủ quan và khách quan, có thể kể ra một số những nguyên nhân cơ bản như sau:

* Nguyên nhân chủ quan:

- Do các nhà trường trong nhiều năm trước chưa làm tốt công tác dự báo, quy hoạch số lớp theo sự tăng giảm dân số của địa phương, dẫn đến công tác dự báo số lớp và nhu cầu sử dụng giáo viên của cơ quan quản lí giáo dục, cơ quan quản lí nhà nước chưa chính xác. Dẫn đến việc tuyển dụng nhiều hơn so với nhu cầu thực tế cần sử dụng.

- Việc bố trí công tác cho giáo viên sau tuyển dụng thực hiện chưa tốt dẫn đến hiện tượng thừa thiếu cục bộ ở các trường, các trường ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, kinh tế thì thừa giáo viên trong khi đó các nơi xa trung tâm, kinh tế còn kém thì thiếu giáo viên. Dẫn đến tình trạng tuyển giáo viên bổ sung để đáp ứng nhu cầu nơi thiếu mà chưa có cơ chế điều chuyển giáo viên.

- Do hệ thống văn bản hướng dẫn chưa có tính thống nhất cao về định biên giáo viên và loại hình các môn giáo dục có tính đặc thù, dẫn đến việc tuyển dụng giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu thiếu giáo viên các môn đặc thù nhưng lại thừa giáo viên văn hóa.

* Nguyên nhân khách quan

- Do việc hoạch định chiến lược giáo dục chưa dựa trên quy hoạch dự báo về nhu cầu sử dụng dẫn đến công tác tạo nguồn giáo viên cho ngành giáo

dục trong những năm gần đây còn nhiều hạn chế. Hàng loạt các trường có quy mô địa phương mở đa dạng các loại hình đào tạo, tăng về số lượng các chuyên ngành cho giáo dục dẫn đến nhu cầu thừa lao động về chuyên môn cho ngành giáo dục. Đây cũng là nguyên nhân về nhu cầu có việc làm theo chuyên môn đào tạo và gây áp lực cho công tác tuyển dụng tại các địa phương.

- Các trường do huyện quản lí chưa được giao quyền tự chủ trong tuyển chọn giáo viên theo nhu cầu thực tế sử dụng. Hoạt động tuyển dụng do UBND huyện thực hiện và phân công công tác cho giáo viên, đơn vị trực tiếp sử dụng lao động chỉ được tiếp nhận dẫn đến việc thừa, thiếu cục bộ loại hình theo chuyên môn đào tạo.

Trong những nguyên nhân đã trình bày ở trên thì nguyên nhân chính là do việc dự báo quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên chưa được thực hiện tốt, chưa có tầm nhìn xa, hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu học ở huyện Ân Thi còn nhiều bất bập cần được đổi mới cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu việc sử dụng và phát triển giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu học ở huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 53 - 57)