Nội dung của hoạt động tuyển dụng giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu học ở huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 35 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nội dung của hoạt động tuyển dụng giáo viên

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường, địa phương xây dựng kế hoạch tuyển dụng hàng năm.

Triển khai thực hiện tuyển dụng, lựa chọn giáo viên phù hợp với nhu cầu mỗi nhà trường, trên cơ sở quan tâm đến nguyện vọng, sở trường cá nhân, phù hợp với môi trường bên trong và bên ngoài.

Tuyển chọn nhân sự giáo viên nhằm bổ sung, thay thế giáo viên để đáp ứng yêu cầu của quy hoạch và kế hoạch đề ra.

Việc tuyển dụng giáo viên cần được tổ chức chặt chẽ công bằng, công khai, khách quan; phương pháp, cách thức thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật, quy định của ngành và phù hợp với địa phương, nhà trường.

1.3.2.1. Yêu cầu, nguyên tắc tuyển dụng giáo viên

+ Yêu cầu: Tuyển dụng giáo viên vào làm việc tại các trường tiểu học trong huyện đảm bảo các yêu cầu:

- Tuyển dụng những người có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm, với nhu cầu về giáo viên theo từng chuyên môn của các trường đặc biệt là các môn đặc thù như Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh và Tin học.

- Tuyển dụng những người có sức khỏe, làm việc lâu dài trong ngành với nhiệm vụ mà mình được giao.

- Tuyển chọn, bổ sung được đội ngũ giáo viên các ngành học, cấp học theo nhu cầu, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng và cân đối cơ cấu bộ môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của huyện.

+ Nguyên tắc: gồm 05 nguyên tắc sau

- Nguyên tắc tuyển dụng theo nhu cầu: Nhu cầu này do các trường đề

nghị với Phòng Giáo dục và Đào tạo thông qua biên chế được giao theo năm học căn cứ vào số lớp, học sinh để tính tỷ lệ giáo viên/lớp (căn cứ Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế viên chức các cơ sở giáo dục phổ thông công lập).[5]

- Nguyên tắc dân chủ công bằng: Tất cả các công dân có đủ điều kiện

đều có thể nhận được việc làm trong các nhà trường, đơn vị giáo dục nếu họ đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của luật pháp và các yêu cầu cụ thể của vị trí công việc cần tuyển dụng. Mọi công dân có đủ tiêu chuẩn đều có thể ghi tên tham gia tuyển dụng trong các điều kiện bình đẳng như nhau, mọi người đều bình đẳng về quyền lợi và cơ hội trở thành giáo viên.

- Nguyên tắc có điều kiện và tiêu chuẩn rõ ràng: Áp dụng nguyên tắc

này nhằm tránh việc tùy tiện trong quá trình tuyển dụng, hoặc chủ quan, cảm tính trong quá trình nhận xét, đánh giá các ứng viên.

- Nguyên tắc công khai: Việc tuyển dụng được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về vị trí, chức danh, số lượng, tiêu chuẩn, nội dung tuyển dụng, thời gian, địa điểm, công khai danh sách những người đủ tiêu chuẩn dự thi.

- Nguyên tắc xứng đáng: Cơ quan tuyển dụng phải tuyển được những

người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn tốt và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của nền giáo dục. Quan niệm chất lượng giáo viên không chỉ nằm ở bằng cấp, trình độ đào tạo mà chủ yếu là năng lực thực hiện công việc, hoạt động giảng dạy, hoạt động giáo dục. Bằng cấp không phải là tiêu chí duy nhất phản ánh đúng năng lực tác nghiệp của người giáo viên.

1.3.2.2. Hình thức tuyển dụng

- Theo phương thức xét tuyển thực hiện từ năm 2011 trở về trước:

Việc xét tuyển viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo Nghị định số116/ 2003/ NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính Phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số 121/ 2006/ NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính Phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 116/NĐ-CP ngày10/10/2003 của Chính Phủ tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và các Thông tư, Hướng dẫn khác của cấp có thẩm quyền (Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT; UBND tỉnh)… Thì việc tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không có nội dung kiểm tra phỏng vấn trực tiếp người dự tuyển.[5]

-Yêu cầu, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng; -Kết quả học tập trung bình toàn khoá của người dự tuyển; -Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng;

-Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển là người đạt yêu cầu, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự tuyển và có kết quả học tập trung bình toàn khoá, cộng với chính sách ưu tiên theo quy định tính từ người có kết quả xét cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển (điểm xét tuyển là điểm trung bình chung học tập

toàn khoá tại các trường đại học được quy đổi theo thang điểm 100, nhân với hệ số 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có); người trúng tuyển là người có điểm xét tuyển được lấy từ cao trở xuống cho đến hết chỉ tiêu được giao của từng môn học; trường hợp nhiều người có điểm xét tuyển ở chỉ tiêu cuối cùng bằng nhau thì Hội đồng tuyển dụng căn cứ vào thứ tự sau đây để xác định người trúng tuyển: Có trình độ đào tạo cao hơn; Trong thời gian học tập ở trường chuyên nghiệp có thành tích xuất sắc được khen thưởng (Bằng khen, giấy khen, phần thưởng, học bổng).

-Cộng điểm ưu tiên trong tuyển dụng

Cộng thêm 30 điểm vào điểm xét tuyển cho người dân tộc thiểu số, người là Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang, bản thân là thương binh hoặc hưởng chính sách như thương binh; người là con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19/8/1945 trở về trước); con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động;

Cộng thêm 20 điểm vào điểm xét tuyển cho người có bằng tiến sỹ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng;

Cộng thêm 10 điểm vào điểm xét tuyển cho người có bằng thạc sỹ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với yêu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ 02 năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ; cán bộ, công chức cấp xã có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức cấp xã từ 03 năm trở lên.

- Theo phương thức xét tuyển thực hiện từ năm 2012 đến năm 2015: Công tác xét tuyển viên chức sự nghiệp công lập nhà nước được thực hiện theo Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng và sử dụng và quản lí viên chức, Thông tư số 16/2012/TT- BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên

chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. Theo Nghị định số 29/ 2012/ NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng và sử dụng và quản lí viên chức quy định: [5]

- Nội dung xét tuyển viên chức

Xét kết quả học tập bao gồm điểm học tập và điểm tốt nghiệp của người dự tuyển.

Kiểm tra, sát hạch thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.

Cách tính điểm

Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.

Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.

Trường hợp người dự xét tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì điểm học tập đồng thời là điểm tốt nghiệp và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 2.

Điểm phỏng vấn hoặc thực hành được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 2.

Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn tính theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều này. Trường hợp người dự xét tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì kết quả xét tuyển là tổng số điểm được tính tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 29/ 2012/ NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ.

Các bước tuyển dụng

Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng

Thành lập Hội đồng tuyển dụng: Quy định rõ về số lượng thành viên và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng; phân công nhiệm vụ các thành viên.

Nghiên cứu kỹ các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, Bộ, tỉnh liên quan đến tuyển dụng.

Xác định tiêu chuẩn tuyển chọn

Bước 2: Thông báo tuyển dụng

+ Thông tin tuyển dụng thông qua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: Báo, Đài phát thanh, các kênh truyền hình, mạng internet...

+ Niêm yết thông báo tuyển dụng tại Hội đồng tuyển dụng.

Bước 3: Thu nhận hồ sơ

Cá nhân có nhu cầu nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển về địa chỉ theo thông báo. Tất cả mọi hồ sơ xin tuyển dụng phải ghi vào danh sách, phân loại chi tiết để tiện cho việc sử dụng sau này.

Bước 4: Rà soát, phân loại hồ sơ

Rà soát tính chính xác của hồ sơ thí sinh dự xét tuyển; đối chiếu với văn bản gốc; phân loại hồ sơ theo môn học, trường đào tạo.

Tiến hành xem xét để loại ra những hồ sơ không đáp ứng yêu cầu ngạch tuyển dụng.

Bước 5: Sắp xếp danh sách theo thứ tự tổng điểm

Sắp xếp danh sách theo chuyên ngành cần tuyển dụng; theo thứ tự từ điểm cao xuống điểm thấp.

Bước 6: Công bố kết quả trúng tuyển

Căn cứ danh sách thí sinh nộp hồ sơ dự xét tuyển đã xếp theo thứ tự điểm học tập từ cao xuống thấp, Hội đồng tuyển dụng họp, xét thí sinh trúng tuyển làm giáo viên theo chỉ tiêu từng môn học.

Liên ngành Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND huyện lập danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển đề nghị Sở Nội vụ thẩm định theo chỉ tiêu đã được phê duyệt.

Bước 7: Quyết định tuyển dụng

Trên cơ sở danh sách thẩm định trúng tuyển của Sở Nội vụ, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả trúng tuyển, UBND huyện ra quyết định tuyển dụng và ký hợp đồng làm việc với giáo viên mới.

Bước 8: Bố trí việc làm, hợp đồng lao động, thử việc

Thực hiện phân công công tác giáo viên mới được tuyển dụng trên cơ sở nhu cầu giáo viên của từng trường học.

UBND huyện giao cho Phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng nhà trường làm việc với giáo viên mới được phân công về giảng dạy tại đơn vị. Phân công người có trách nhiệm, năng lực hướng dẫn giáo viên mới nắm vững và tập làm những công việc theo yêu cầu vị trí việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu học ở huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 35 - 41)