Vài nét về tình hình giáo dục của huyện Ân Thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu học ở huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 48 - 49)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Vài nét về tình hình giáo dục của huyện Ân Thi

Ân Thi là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hưng Yên. Toàn huyện có 20 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 128,7 km2. Dân số toàn huyện là 132.094 người (Niên giám Thống kê năm 2012). Mạng lưới giao thông hiện nay khá thuận tiện, trên địa bàn có Quốc lộ 38, Tỉnh lộ 199, Tỉnh lộ 200.... Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua 5 xã phía Bắc của huyện.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 27 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách 5 năm qua đạt trên 172,3 tỷ đồng, tổng chi ngân sách khoảng 1.200 tỷ đồng (số liệu của Chi cục Thống kê huyện). Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều khởi sắc, đặc biệt sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, tỷ lệ học sinh đỗ vào Đại học, Cao đẳng hàng năm xếp ở tốp dẫn đầu trong tỉnh.

Đến hết năm 2015 toàn huyện 90% cơ quan đơn vị văn hóa; dạy nghề phổ thông cho học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT. Công tác xã hội hoá giáo dục và khuyến học được phát triển đồng bộ. Cơ sở vật chất các ngành học, bậc học được quan tâm và đầu tư. Tỷ lệ phòng học kiên cố, cao tầng ngày một tăng, đến nay: Mầm non đạt 54%, Tiểu học đạt 85,3 %, THCS đạt 89,7 %. Toàn huyện hiện có 28 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non: 05, Tiểu học: 14, THCS: 07, THPT: 02)

Ân Thi là một huyện thuần nông, kinh tế chậm phát triển, nhưng thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua sự nghiệp giáo dục

của huyện đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng. Hệ thống trường lớp phát triển, 100% các xã, thị trấn đều có trường mầm non, tiểu học và THCS.

Năm 1994, huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, năm 2000 được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và năm 2001 được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Quy mô trường, lớp tương đối ổn định; các cấp học ngày càng được đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đội ngũ giáo viên từng bước chuẩn hoá, đội ngũ CBQL cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Công tác xã hội hoá giáo dục được quan tâm.

Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, hàng năm huy động trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ đạt 23%, mẫu giáo đạt 85,3%; Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 đạt 100%; Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,8%; học sinh THCS tốt nghiệp vào học THPT là 83%; học sinh tốt nghiệp THPT đạt trên 98%.

Có thể khẳng định từ năm 2010 đến năm 2016 sự nghiệp giáo dục của huyện Ân Thi nói chung và của cấp tiểu học nói riêng đã có những phát triển khá toàn diện về nhiều mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động tuyển dụng giáo viên tiểu học ở huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 48 - 49)