Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh bến tre (Trang 71)

2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Nợ nhóm 2 và nợ xấu tăng chủ yếu từ cho vay không TSBĐ, do Chi nhánh đi vào hoạt động vào 06/06/2014 nên kết quả kinh doanh của năm 2014, năm 2015 chưa tốt, chưa mang về lợi nhuận cho Chi nhánh nên áp lực tăng trưởng dư nợ và có lợi nhuận trong giai đoạn 2016 – 2018 là rất lớn. CLTD giai đoạn mới đi vào hoạt động kém là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng vào năm 2018 mặc dù tỷ lệ này vẫn ở mức cho phép.

Một số chuyên viên tác nghiệp có trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ chưa cao dẫn đến đánh giá chưa chính xác năng lực tài chính của khách hàng làm phát sinh RRTD, làm giảm CLTD của chi nhánh.

Quy trình, chính sách tín dụng của LienVietPostBank còn rất rườm rà làm cho chuyên viên khách hàng còn e ngại trong cho vay, thời gian giải quyết các khâu ở từng phòng ban chưa nhanh chóng làm cho khách hàng không cảm thấy hài lòng khi chờ đợi để được giải ngân.

Chính sách của LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre hướng tới mở rộng địa bàn, gia tăng thị phần bán lẻ nên áp lực về chỉ tiêu bán lẻ rất lớn, không chỉ các chỉ tiêu về sản phẩm dịch vụ phi tín dụng mà chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng cũng rất cao làm cho chuyên viên khách hàng cho vay đối với các khách hàng mà chưa có sự sàng lọc kỹ lưỡng. Tình trạng trên xảy ra một phần cũng do chỉ tiêu được giao quá lớn, tạo nên áp lực phải giữ khách hàng và phát triển những khách hàng rủi ro cao.

Đối với các khoản vay tín chấp đối tượng Hưu trí, Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…mức phán quyết cấp tín dụng của Giám đốc đơn vị kinh

doanh là đến 300 triệu đồng (Khách hàng mua bảo hiểm khoản tiền vay). Công tác thẩm định, đề xuất cấp tín dụng của CVKH chưa thật sự khách quan và do áp lực từ chỉ tiêu nên chưa thẩm định kỹ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn của các đối tượng này cao hơn các đối tượng khác tại chi nhánh như: Thực hiện thẩm định để cấp tín dụng cho đối tượng cán bộ hưu trí chủ yếu thông qua đầu mối tại phòng giao dịch Bưu Điện nên không biết rõ tình hình sức khỏe của đối tượng này dẫn đến khi xảy ra sự cố (Khách hàng Hưu trí mất do mắc phải các bệnh mà không thuộc phạm vi của Công ty bảo hiểm hoặc mắc bệnh trước khi vay vốn Ngân hàng) nên không được bồi thường gây tổn thất cho Ngân hàng; Thẩm định đối tượng Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang chủ yếu thông qua quyết định, bảng lương của khách hàng mà chưa quan tâm nhiều đến uy tín, đạo đức của khách hàng tại cơ quan khách hàng làm việc, địa phương khách hàng cư trú, có trường hợp đã giải quyết cho vay đến khi phát sinh nợ quá hạn mới tìm hiểu kĩ thông tìn về khách hàng như: Đã mượn nợ nhiều người cùng cơ quan, cùng địa phương nhưng chây ì không thanh toán, bị kỹ luật giảm lương, buộc thôi việc…dẫn đến nợ quá hạn tại Ngân hàng.

Hiện tại việc thu thập thông tin về khách hàng còn rất khó khăn và mất nhiều thời gian. CVKH hiện chỉ tìm hiểu được thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng qua báo cáo của CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam), còn lại các thông tin khác về khách hàng như đối tác thực hiện phương án của khách hàng, các mối quan hệ thân thuộc trong gia đình và của chính khách hàng, thông tin như từ đơn vị công tác của khách hàng… có ảnh hưởng nhiều đến việc trả nợ của khách hàng lại rất khó tìm hiểu nên đưa ra những đề xuất cấp tín dụng trên những cơ sở không chính xác.

Việc kiểm tra giám sát sau cho vay chưa thật sự hiệu quả khi chuyên viên khách hàng vừa là người trực tiếp thẩm định hồ sơ vừa là người trực tiếp kiểm tra giám sát sau cho vay. Điều này dễ dẫn đến tình trạng kiểm tra sau cho vay chỉ mang tính chất đối phó. Ngoài ra, còn dễ xảy ra tình trạng chuyên viên làm khống hồ sơ giúp khách hàng vay vốn, che giấu việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Những chứng từ kiểm tra sử dụng vốn sau cho vay được làm rất sơ sài, có khi được

chính chuyên viên khách hàng làm luôn cho khách hàng ký vào vì quá đơn giản để làm giả như:Bảng kê mua hàng không có hóa đơn, Phiếu giao hàng, các hóa đơn bán lẻ mua hàng tiêu dùng…

Hiện nay tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre chưa có bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ riêng mà chức năng này được giao cho phòng Hỗ trợ hoạt động, Trung tâm giám sát kinh doanh của Hội sở đặt tại chi nhánh chỉ đi kiểm tra thực tế những khoản vay từ 500 triệu đồng trở lên nhưng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre khoản vay dưới 500 triệu đồng chiếm tỷ trọng lớn. Phòng Hỗ trợ hoạt động tại Chi nhánh không chỉ thực hiện chức năng tác nghiệp giải ngân mà còn đảm nhiệm việc kiểm soát chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay như hồ sơ, thủ tục cho vay, thẩm quyền về điều hành…; thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc định giá tài sản đảm bảo của chuyên viên khách hàng, kiểm soát và ngăn chặn vi phạm từ rủi ro đạo đức của chuyên viên khách hàng gây ra, theo dõi tình hình biến động của khách hàng tín dụng để thông báo cho các Phòng khách hàng và PGD khi xảy ra nợ quá hạn.

Hệ thống công nghệ thông tin vẫn chưa phát huy hết vai trò và các tính năng để hỗ trợ và phục vụ cho CVKH trong việc phân tích tín dụng, theo dõi và giám sát khoản vay của khách hàng. Còn rất nhiều khâu chuyên viên phải trực tiếp làm thủ công, gây mất thời gian và giảm năng suất làm việc như: không có chương trình cảnh báo nợ đến hạn của khách hàng cho CVKH mà phải dò tay, chương trình thu nợ tự động còn nhiều hạn chế nên xảy ra sai sót. Các chuyên viên tại Chi nhánh ít có cơ hội được đào tạo và tiếp cận những chương trình ứng dụng mới hỗ trợ cho CVKH trong việc quản lý khách hàng như chương trình khai thác dữ liệu MIS, Corebanking… vì các lớp đào tạo chỉ tổ chức tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Các chi nhánh có cử người đi học nhưng khi về việc truyền đạt lại còn rất hạn chế. Hiện tại cả hệ thống LienVietPostBank vẫn chưa áp dụng Basel II trong quản lý RRTD vì còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được về vốn, về hệ thống công nghệ thông tin, do đó vẫn chưa kiểm soát được CLTD một cách tốt nhất.

2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Về vấn đề đạo đức của KH: Khi tiếp cận khách hàng, tiêu chí đánh giá thiện chí trả nợ của khách hàng rất quan trọng. Nếu khách hàng có TSBĐ tốt, phương án kinh doanh khả thi nhưng tư cách nhân thân cũng như không có thiện chí hợp tác, các giấy tờ, chứng từ cố ý làm giả để qua mặt chuyên viên khách hàng, cung cấp thông tin sai nhằm mục đích được vay vốn thì sẽ rất rủi ro, dễ dẫn đến nợ quá hạn. Nếu để xảy ra nợ quá hạn thì những đối tượng khách hàng này cũng sẽ chây ì, không hợp tác để xử lý nợ gây ảnh hưởng xấu đến CLTD của ngân hàng.

Trong tình hình kinh tế hiện nay gặp nhiều khó khăn, nhiều sự biến động nên CVKH cần phải rất cẩn thận khi đánh giá năng lực sản xuất, kinh nghiệm trong lĩnh vực của một khách hàng. Nếu một khách hàng không có đầu ra tiêu thụ sản phẩm mình làm ra thì sẽ rất dễ dẫn đến những rủi ro, kết quả sẽ không được như dự tính ban đầu, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đặc biệt, đối với những khách hàng trên địa bàn tỉnh Bến Tre chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt: Dừa, Bưởi, Sầu riêng, Măng Cụt,…; Lĩnh vực chăn nuôi: Thủy sản, Heo, Bò, Gà…; Hộ kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp,…đây là đối tượng khách hàng rất lớn của LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre. Nếu xảy ra thiên tai, dịch bệnh, thời tiết biến đổi thất thường thì ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn trả nợ của khách hàng.

Nhận thấy ngân hàng dễ dãi trong việc cho vay nhiều khách hàng đã không ngần ngại vay vốn, tuy nhiên lại đưa cho ngân hàng phương án vay vốn không đúng với mục đích thật của khách hàng, khách hàng sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng để đầu tư vào các phương án rủi ro cao như kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán…

2.3.3.3. Các nguyên nhân khách quan khác

Thủ tục hành chính, pháp lý ở các cơ quan hành chính liên quan còn rườm rà, mang tính công quyền như thủ tục công chứng.

Trong vấn đề thẩm định TSBĐ, xử lý tài sản khi xảy ra nợ xấu thì sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành rất quan trọng, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý nợ nhanh

hay chậm. Ví dụ như khi thẩm định tài sản, nếu tài sản có vấn đề về pháp lý không rõ ràng, nếu có sự hỗ trợ của bộ phận địa chính sẽ giúp chuyên viên khách hàng rất nhiều trong việc định giá tài sản. Tuy nhiên, hiện nay sự phối hợp của các cơ quan chức năng với ngân hàng chưa thật sự phổ biến, còn nhiều sách nhiễu làm cho việc thẩm định tài sản trở nên khó khăn, dễ xảy ra rủi ro, từ đó ảnh hưởng lớn đến CLTD; Hoặc như khi xảy ra vấn đề tranh chấp cần phải xử lý TSBĐ, sự phối hợp của các cơ quan như Tòa án, Cục thi hành án… sẽ giúp rất nhiều trong việc đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản, tăng hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.

Môi trường kinh tế có nhiều bất lợi cho ngân hàng, lãi suất ngân hàng biến động, ảnh hưởng đến lợi nhuận của khách hàng , từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Tình hình kinh tế nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình, cá thể không bắt kịp những thay đổi cũng như những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường nhất là về chất lượng, thị hiếu, chủng loại, giá cả sản phẩm dịch vụ, hơn nữa nhiều hộ gia đình kinh doanh cá thể bị hạn chế năng lực trình độ và kinh nghiệm quản lý nên trong điều kiện cạnh tranh găy gắt của thị trường thì việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, từ đó gây ra nợ quá hạn cho Ngân hàng.

Hiện nay với tốc độ phát triển mạng lưới của các NHTM đã có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng mở ra trên địa bàn. Do đó sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt hơn trên nhiều mặt như lãi suất, phí dịch vụ, độ tin cậy của khách hàng với ngân hàng ... và làm giảm số lượng khách hàng của LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre. Từ đó, yêu cầu đề ra đối với chuyên viên khách hàng là phải phát triển khách hàng mới và bảo vệ được nền khách hàng cũ, nếu Chi nhánh quá khắt khe để đảm bảo an toàn sẽ không giữ và phát triển được khách hàng. Có thể nhận thấy, sự cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng đã làm cho sự quản lý khách hàng trở nên lỏng lẻo, gia tăng nguy cơ xảy ra nợ xấu, ảnh hưởng đến CLTD của Ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng CLTD tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre từ năm 2016 đến năm 2018 qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá CLTD dưới khía cạnh ngân hàng. Qua thực trạng tại chi nhánh, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt đựợc cũng như những tồn tại và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến CLTD tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre. Thông qua kết quả nghiên cứu này, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lựợng tín dụng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre trong giai đoạn sắp tới tại chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI

NHÁNH BẾN TRE

3.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Bến Tre phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Bến Tre

3.1.1. Định hướng phát triển chung cho hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Bến Tre phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Bến Tre

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2018, LienVietPostBank sẽ xin ý kiến cổ đông thông qua định hướng chiến lược. Theo đó, dự kiến trong năm 2020 sẽ hoàn thành chuẩn quốc tế Basel 2. Đồng thời, chậm nhất vào cuối năm 2020, sẽ đưa cổ phiếu LienVietPostBank lên niêm yết tại HOSE, theo đúng đề án cơ cấu ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Để thực hiện cho mục tiêu này, ngay từ năm 2018, LienVietPostBank đã thành lập Ban chỉ đạo Basel 2 để nghiêu cứu xây dựng tiêu chí, nghiệp vụ... và tiến hành tìm kiếm, đàm phán chuẩn bị lựa chọn đơn vị tư vấn để có thể triển khai bắt đầu từ nửa cuối năm 2019.

Hiện tại, LienVietPostBank là Ngân hàng TMCP có mạng lưới lớn nhất và đây là một trong những điểm mạnh để cung cấp dịch vụ ngân hàng đến người dân tại tất cả các vùng huyện, thị trên toàn quốc. Mục tiêu của LienVietPostBank là phủ sóng mạng lưới hầu hết gần 800 huyện, thị trên cả nước. Đến cuối năm 2018, LienVietPostBank đã có 388 chi nhánh, PGD, hơn 1.000 PGDBĐ. Như vậy, để đạt được mục tiêu, LienVietPostBank còn khoảng một lượng khá lớn các điểm nữa sẽ phải chuyển đổi từ phòng Giao dịch Bưu điện thành phòng giao dịch ngân hàng. Việc chuyển đổi này theo lộ trình sẽ được thực hiện đến hết năm 2020.

Về công nghệ, LienVietPostBank định hướng cần phải đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ cao và phát triển các ứng dụng công nghệ phục vụ quản trị điều hành và kinh doanh, dịch vụ. Trong năm 2018, LienVietPostBank đã hoàn thành nâng cấp hệ thống Core Banking Flexcute 12.1 - Oracle giai đoạn 1 và đang hoàn thiện giai đoạn 2, và là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam sở hữu Core Banking hiện đại nhất này.

LienVietPostBank cũng nghiên cứu xây dựng một số đề án tín dụng riêng về phát triển cho vay tín dụng nông thôn, cho vay tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen dựa trên thế mạnh về mạng lưới và ngân hàng số. Dịch chuyển sang bán lẻ là chính, đồng thời với việc duy trì, phát triển bán buôn, khách hàng lớn. Đó là chiến lược của LienVietPostBank nhằm tận dụng được thế mạnh về mạng lưới, công nghệ ngân hàng số, đồng thời là sự phối hợp hiệu quả với Vietnam Post.

Đẩy mạnh bán hàng theo chuỗi liên kết, tích cực tận dụng các cơ hội bán thêm các sản phẩm mang lại doanh thu phí dịch vụ cao, tăng cường hoạt động bán chéo, bán đa dạng hóa các sản phẩm phi tín dụng, góp phần gia tăng nguồn thu ổn định cho chi nhánh. Thay đổi căn bản phương pháp bán hàng hướng đến tổng lợi ích, chú trọng xây dựng văn hóa bán hàng, xây dựng văn hóa hướng đến khách hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, gia tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh.

Quan tâm đến các biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ của người vay, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi nợ. Chấp hành nghiêm túc các quy chế tín dụng mới ban hành và chỉ đạo của LienVietPostBank trong từng thời kỳ nhằm tăng trưởng tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế an toàn, hiệu quả, cho vay phải thu hồi được cả gốc và lãi. Chi nhánh tập trung sàng lọc khách hàng, lành mạnh hóa dư nợ tín dụng, nâng cao CLTD góp phần nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh bến tre (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)