Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh bến tre (Trang 57 - 67)

Điện Liên Việt – Chi nhánh Bến Tre trong thời gian 2016 – 2018

2.2.2.1. Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay

Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động tín dụng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre năm 2016, 2017, 2018. Thực hiện (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thực hiện (Tỷ đồng) +/- so với 2016 Tỷ trọng (%) Thực hiện (Tỷ đồng) +/- so với 2017 Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 57,76 13,63% 132,17 74,41 21,82% 179,92 47,75 26,41% Trung hạn 330,5 77,99% 425,09 94,59 70,18% 431,52 6,43 63,35% Dài hạn 35,49 8,38% 48,43 12,94 8,00% 69,74 21,31 10,24% Tổng cộng 423,75 100,00% 605,69 181,94 100,00% 681,18 75,49 100,00% Tín dụng theo thời hạn cho vay

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay

Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, góp phần ổn định, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, nâng cao đời sống của các cá nhân, hộ gia đình. Bảng 2.3 cho thấy tỷ trọng cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm: Từ 330,50 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77,99% tổng dư nợ tín dụng năm 2016 tăng lên 425,09 tỷ đồng năm 2017 chiếm tỷ trọng 70,18% tổng dư nợ tín dụng và tiếp tục tăng lên 431,52 tỷ đồng năm 2018, chiếm 63,35% tổng dư nợ tín dụng. Mặc dù tỷ trọng cho vay trung hạn có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, dư nợ trung hạn vẫn tăng qua các năm cho thấy chi nhánh đã tập trung dư nợ nhiều vào thời hạn này. Tỷ trọng này càng cao càng chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng trung hạn càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.

Dư nợ cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất dù tỷ trọng không thay đổi nhiều nhưng số tuyệt đối vẫn có chiều hướng tăng qua các năm: Năm 2016 đạt 35,49 tỷ đồng chiếm 8,38% tổng dư nợ, năm 2017 đạt 48,43 tỷ đồng chiếm 8,00% tổng dư nợ, năm 2018 đạt 69,74 tỷ đồng chiếm 10,24% tổng dư nợ. Tỷ trọng này thấp chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng dài hạn thấp, Chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa cho vay dài hạn để giữ vững cơ cấu dư nợ theo định hướng chung của LienVietPostBank.

Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng cả về số tương đối và tuyệt đối qua các năm dù chiếm tỷ trọng không cao nhưng có chiều hướng tốt. Năm 2016 đạt 57,76 tỷ đồng chiếm 13,63% tổng dư nợ, năm 2017 tăng lên đáng kể đạt 132,17 tỷ đồng chiếm 21,82% tổng dư nợ, năm 2018 tiếp tục tăng nhẹ đạt 179,92 tỷ đồng chiếm 26,41% tổng dư nợ. Mặc dù cho vay ngắn hạn không mang lại lợi nhuận cao như cho vay trung, dài hạn nhưng có độ an toàn cao hơn, Chi nhánh nên đẩy mạnh hơn nữa tăng trưởng tín dụng ngắn hạn đi đôi với tín dụng trung, dài hạn để tăng trưởng mà vẫn giữ vững cơ cấu dư nợ theo chỉ thị và định hướng của LienVietPostBank giao.

Cơ cấu tín dụng theo hình thức đảm bảo tiền vay

Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng theo hình thức đảm bảo tiền vay tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động tín dụng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre năm 2016, 2017, 2018.

Để ngân hàng ra quyết định cho vay, TSBĐ không phải là yếu tố bắt buộc đối với khách hàng, nhưng là nguồn thu bảo đảm quyền lợi của ngân hàng một khi xảy ra RRTD – ngân hàng có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi khách hàng không trả được nợ, đồng thời khoản vay có TSBĐ sẽ ràng buộc khách hàng có nghĩa vụ và trách nhiệm hơn đối với khoản nợ của mình.

Năm 2016 đến năm 2017, Chi nhánh cần tăng dư nợ nên đẩy mạnh sản phẩm cho vay tiêu dùng không TSBĐ các đối tượng có nguồn thu nhập từ lương như: Hưu trí, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…nên tỷ trọng dư nợ cho vay không có TSBĐ cao hơn so với dư nợ cho vay có TSBĐ. Tuy nhiên, đến năm 2018 nhận thấy CLTD có phần đi xuống, phần lớn nợ quá hạn phát sinh từ cho vay không TSBĐ nên chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay có TSBĐ nên tỷ trọng này trong năm 2018 đã tăng lên cao hơn so với cho vay không TSBĐ: Dư nợ cho vay có bảo đảm năm 2016 đạt 142,27 tỷ chiếm 33,57% tổng dư nợ, năm 2017 tăng cả về số tuyệt đối và tường đối đạt 259,83 tỷ đồng chiếm 42,90% tổng dư nợ và năm 2018 cũng tương tự dự nợ tăng kèm theo đó tỷ trọng cũng tăng đạt 397,27 tỷ đồng chiếm 58,32% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay không bảo đảm năm 2016 đạt 281,48 tỷ đồng chiếm 66,43% tổng dư nợ, năm 2017 dư nợ tăng lên 345,86 tỷ đồng nhưng tỷ trọng

Thực hiện Tỷ trọng Thực hiện +/- so với 2016 Tỷ trọng Thực hiện +/- so với 2017 Tỷ trọng Có bảo đảm 142,27 33,57% 259,83 117,56 42,90% 397,27 137,44 58,32% Không bảo đảm 281,48 66,43% 345,86 64,38 57,10% 283,91 -61,95 41,68% Tổng 423,75 100,00% 605,69 181,94 100,00% 681,18 75,49 100,00%

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

DƯ NỢ CƠ CẤU

giảm còn 57,10% tổng dư nợ và năm 2018 dư nợ không bảo đảm đã giảm 61,95 tỷ đồng, tỷ trọng giảm còn 41,68% tổng dư nợ.

2.2.2.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: Tỷ đồng, %

Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động tín dụng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre năm 2016, 2017, 2018.

Qua bảng 2.5 cho thấy, nợ nhóm 1 của chi nhánh luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dư nợ vay và tương đối ổn định trong 3 năm từ 2016 – 2018 chiếm hơn 95% tổng dư nợ vay: Nợ nhóm 1 năm 2016 đạt 412,51 tỷ đồng chiếm 97,35% tổng dư nợ, năm 2017 tăng lên 589,80 tỷ đồng chiếm 97,38% tổng dư nợ, năm 2018 tiếp tục tăng lên 658,19 tỷ đồng chiếm 96,62% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng nợ vay dưới mức chuẩn cho phép theo thông lệ quốc tế là 5%, điều này cho thấy CLTD của chi nhánh được đảm bảo tuy nhiên dư nợ quá hạn và tỷ trọng có tăng lên qua các năm đây là điều đáng lo ngại: Nợ nhóm 2 năm 2016 là 5,9 tỷ dồng chiếm 1,39% tổng dư nợ, năm 2017 và năm 2018 cả số tuyệt đối, tương đối đều tăng lần lượt năm 2017 là 8,54 tỷ đồng chiếm 1,41% tổng dư nợ, năm 2018 là 12,50 tỷ đồng chiếm 1,84% tổng dư nợ.

Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ, tỷ lệ này là một trong các chỉ tiêu để đánh giá

Thực hiện Tỷ lệ/tổng DN Thực hiện Tỷ lệ/tổng DN Thực hiện Tỷ lệ/tổng DN Tổng dư nợ 423,75 100,00% 605,69 100,00% 681,18 100,00% Nợ nhóm 1 412,51 97,35% 589,80 97,38% 658,19 96,62% Nợ nhóm 2 5,90 1,39% 8,54 1,41% 12,50 1,84% Nợ nhóm 3 2,51 0,59% 1,75 0,29% 2,60 0,38% Nợ nhóm 4 2,41 0,57% 2,37 0,39% 2,59 0,38% Nợ nhóm 5 0,42 0,10% 3,23 0,53% 5,30 0,78% Tỷ lệ NQH/tổng dư nợ 11,24 2,65% 15,89 2,62% 22,99 3,38% Chỉ tiêu

CLTD vì tỷ lệ này thấp nghĩa là CLTD cao và ngược lại. Khi dư nợ tín dụng tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn cao thì hoạt động tín dụng không được coi là có chất lượng. Qua bảng 2.5 ta thấy tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ của LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre có dấu hiệu tăng: Năm 2016 là 11,24 tỷ đồng chiếm 2,65% tổng dư nợ, năm 2017 dù tỷ trọng có giảm nhưng số tuyệt đối vẫn tăng là 15,89 tỷ đồng chiếm 2,62% tổng dư nợ, năm 2018 rất đáng lo ngại vì tăng cả số tương đối và tuyệt đối là 22,99 tỷ đồng chiếm 3,38% tổng dư nợ. Thực tế cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre không vượt mức cho phép nhưng có dấu hiệu tăng đây là điều rất đáng lo ngại vì tỷ lệ nợ quá hạn tăng nghĩa là chất lượng tín dụng giảm.

2.2.2.3. Chỉ tiêu nợ xấu

Bảng 2.6: Nợ xấu tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động tín dụng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre năm 2016, 2017, 2018.

Nợ xấu là chỉ tiêu rất quan trọng khi đánh giá CLTD bởi vì chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ CLTD g của ngân hàng càng giảm. Bảng 2.6 cho thấy nợ xấu (nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) năm 2016 là 5,34 tỷ đồng chiếm 1,26% tổng dư nợ, năm 2017 số tuyệt đối có tăng nhưng số tương đối có giảm nhẹ là 7,35 tỷ chiếm 1,21% tổng dư nợ, năm 2018 là 10,49 tỷ đồng chiếm 1,54% tổng dư nợ. Nợ xấu ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, làm tăng chi phí trích lập dự

Thực hiện Tỷ lệ/tổng DN Thực hiện Tỷ lệ/tổng DN Thực hiện Tỷ lệ/tổng DN Tổng dư nợ 423,75 100,00% 605,69 100,00% 681,18 100,00% Nợ nhóm 3 2,51 0,59% 1,75 0,29% 2,60 0,38% Nợ nhóm 4 2,41 0,57% 2,37 0,39% 2,59 0,38% Nợ nhóm 5 0,42 0,10% 3,23 0,53% 5,30 0,78% Tỷ lệ Nợ xấu/tổng dư nợ 5,34 1,26% 7,35 1,21% 10,49 1,54% Chỉ tiêu

phòng RRTD, tốn kém thời gian để xử lý và thu hồi nợ. Nợ xấu tăng thì chất lượng tín dụng giảm cho thấy vấn đề cần nghiên cứu là cần thiết.

2.2.2.4. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng càng cao tức hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao, khả năng thu hồi gốc và lãi của ngân hàng cao, như vậy chỉ tiêu này rất có ý nghĩa trong việc đánh giá CLTD của ngân hàng.

Bảng 2.7: Vòng quay vốn tín dụng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2018

Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động tín dụng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre năm 2016, 2017, 2018.

Chỉ số vòng quay vốn tín dụng càng cao thể hiện thời gian thu hồi nợ vay của ngân hàng càng nhanh. Bảng 2.7 cho thấy vòng quay vốn tín dụng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre 2016, 2017, 2018 lần lượt là 0,66 lần, 0,59 lần và 0,71 lần. Tỷ trọng cho vay trung hạn tại chi nhánh khá cao qua 3 năm đều trên 60% cho nên thời gian thu nợ kéo dài làm cho vòng quay vốn tín dụng chậm, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre chưa cao cho thấy CLTD ở mức trung bình tuy nhiên cũng có chiều hướng tăng đây là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng dần được nâng cao.

2.2.2.5. Hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ tiêu phản ánh ngân hàng cho vay bao nhiêu trong tổng vốn huy động được, đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn, một mặt phản ánh tình hình cân đối giữa huy động vốn và cho vay tốt, một mặt đánh già khả năng huy động vốn chưa tốt. Nếu chỉ tiêu này nhỏ, một mặt phản ánh tình hình cho vay chưa tốt, một mặt phản ánh tình hình huy động vốn tốt.

TT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Doanh số thu nợ Tỷ đồng 181 298 457

2 Dư nợ bình quân Tỷ đồng 275 505 642

Số liệu dư nợ lớn hơn huy động là bình thường đối với chi nhánh vì còn huy động tiền từ hội sở chuyển xuống hoặc các chi nhánh khác chuyển sang. Vì vậy đánh giá chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh chỉ đúng ở mức độ tương đối.Về lý thuyết thì chỉ tiêu này không được lớn hơn 1, vì còn phải trích lập dự phòng, nhưng nếu phân tích ở 1 chi nhánh thì chỉ tiêu này đôi khi lớn hơn 1.

Bảng 2.8: Hiệu suất sử dụng vốn tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2018

Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động tín dụng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre năm 2016, 2017, 2018.

Bảng 2.8 cho thấy năm 2016, hiệu suất sử dụng vốn là 73,48% có nghĩa là tình hình cho vay chưa thực sự tốt tuy nhiên tình hình huy động vốn rất tốt. Riêng năm 2017, 2018 hiệu suất sử dụng vốn lần lượt là 104,91% và 110,41% cho thấy tình hình cho vay rất tốt và ổn định tuy nhiên tình hình huy động vốn chưa thực sự hiệu quả để đáp ứng nhu cầu về vốn vay. Chỉ tiêu này tương đối cao và liên tục tăng qua các năm chứng tỏ chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được và phản ánh chất lượng tín dụng rất tốt.

2.2.2.6. Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tổt, CLTD tốt, thể hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho KH vay.

Bảng 2.9: Hệ số thu nợ tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2018

Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động tín dụng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre năm 2016, 2017, 2018.

TT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Tổng dư nợ Tỷ đồng 424 606 681

2 Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồng 577 578 617

3 Hiệu suất sử dụng vốn % 73,48 104,91 110,41

TT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Doanh số thu nợ Tỷ đồng 181 298 457

2 Doanh số cho vay Tỷ đồng 503 792 980

Bảng 2.9 cho thấy hệ số thu nợ tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2016 là 0,36; năm 2017 là 0,38 và năm 2018 là 0,47, cho thấy khả năng thu gốc lãi của các khoản vay chưa cao do chi nhánh cho vay trung hạn nhiều. Chỉ số này không cao cho thấy chất lượng tín dụng chưa tốt tuy nhiên có chiều hướng tăng cho thấy chất lượng tín dụng cải thiện.

2.2.2.7. Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Xét về cơ cấu thu nhập, thì nguồn thu của ngân hàng chủ yếu vẫn từ hoạt động tín dụng, khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng càng cao thì chứng tỏ các khoản vay được khách hàng trả đầy đủ gốc và lãi, như vậy CLTD càng tốt.

Bảng 2.10: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng của LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2018.

ĐVT: Tỷ đồng, %

Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động tín dụng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre năm 2016, 2017, 2018.

Bảng 2.10 cho thấy tỷ lệ thu nhập từ tín dụng năm 2016 là 97,33%; Đến năm 2017 là 97,09%; năm 2018 là 94,92%. Có thể thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm phần lớn trên tổng thu nhập của LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre. Qua các năm tỷ lệ này có chiều hướng giảm nhưng không đáng kể vẫn duy trì ở mức trên 90%. Chỉ tiêu này cao phản ảnh chất lượng tín dụng tốt.

2.2.2.8. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng RRTD được các NHTM trích lập theo quy định của NHNN bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD thấp thì CLTD được tốt và ngược lại, do đó phải hạn chế dư nợ xấu và nhất là nhóm nợ có khả năng mất vốn để hạ thấp được tỷ lệ này.

TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Thu lãi 18,49 30,16 37,72

2 Tổng thu nhập 18,997 31,064 39,74

Bảng 2.11: Số liệu trích dự phòng RRTD tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2018

Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động tín dụng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre năm 2016, 2017, 2018.

Qua số liệu bảng 2.11 cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD năm 2016 là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh bến tre (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)