Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh bến tre (Trang 43 - 45)

tỉnh Đồng Nai

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tỉnh Đồng Nai (Agribank Đồng Nai) đã xây dựng hàng loạt đề án và kế hoạch về mở rộng đầu tư tín dụng hiệu quả cho “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) trên địa bàn tỉnh. Hàng loạt giải pháp đồng bộ đã phát huy hiệu quả khá cao, dư nợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng qua từng năm và luôn chiếm

tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Tính riêng thời điểm năm 2010 dư nợ nông nghiệp, nông thôn của Agribank Đồng Nai đạt hơn 4.500 tỷ đồng (chiếm 65% tổng dư nợ), tỷ trọng này tăng dần qua từng năm, đến cuối 2017 dư nợ nông nghiệp, nông thôn chiếm 92% tổng dư nợ, đạt gần 14.000 tỷ đồng.

Năm 2018, Agribank Đồng Nai tập trung tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Chính phủ, các lĩnh vực Agribank có thế mạnh như tín dụng bán lẻ, tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn, mở rộng cho vay các lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đồng thời, đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn, đưa tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ đến cuối năm đạt kế hoạch được giao; triển khai thực hiện tốt hơn nữa Nghị định 55/2015/NĐ-CP, cho vay qua tổ nhóm đối với các khoản vay nhỏ, giảm tải trọng tín dụng khu vực nông nghiệp nông thôn, đảm bảo kiểm soát tốt CLTD.

Agribank Đồng Nai đã thực hiện giải pháp đánh giá nhu cầu vay vốn của khách hàng, phân tích theo từng loại hình khách hàng, từng ngành nghề đầu tư và thế mạnh của từng địa phương, đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, xác định số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả để xây dựng đề án tiếp cận, áp dụng chính sách tín dụng phù hợp, mở rộng tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ trang trại và các hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ quy mô lớn nhằm tăng trưởng tín dụng một cách chủ động.

Còn đối với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agibank): Với dự báo về môi trường kinh doanh những tháng cuối năm 2018: tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6.71%; Tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo ở mức 12.11%; Thặng dư thương mại dự báo ở mức 1.2 tỷ USD; Lạm phát bình quân năm 2018 đạt 3.93% - trong điều kiện vẫn còn nhiều yếu tố khó khăn, không thuận lợi của cả khách quan và chủ quan, nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị 01/CT-NHNN; Hội đồng thành viên và Ban điều hành Agribank xác định nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu những tháng cuối năm 2018 cần tập trung triển khai:

+ Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách tín dụng, cơ chế quản trị điều hành liên quan đến hoạt động tín dụng có sự thay đổi, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với hoạt động kinh doanh.

+ Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác tín dụng làm cơ sở cho việc tăng trưởng tín dụng, nâng cao CLTD, xử lý nợ xấu.

+ Đẩy mạnh phương pháp cho vay qua tổ nhóm, kết hợp với UBND, Hội nông dân, Hội phụ nữ, cho vay qua tổ lưu động.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2022 theo chỉ đạo của NHNN về thí điểm triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác tín dụng. + Tiếp tục đầu tư sản xuất thuộc 05 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ quy trình nghiệp vụ, giám sát chặt chẽ các khoản vay vượt quyền phán quyết.

+ Thường xuyên rà soát các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, các khoản nợ bán cho VAMC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh bến tre (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)