Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh bến tre (Trang 46)

Điện Liên Việt – Chi nhánh Bến Tre

Qua học hỏi kinh nghiệm từ các NHTM trong và ngoài nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm bổ ích cho LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre đó là:

Bài học thứ nhất: Thực hiện đúng chính sách tín dụng theo chỉ đạo của NHNN và LienVietPostBank trong từng thời kỳ. Xây dựng chính sách tín dụng với đối tượng khách hàng ở đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực, khu vực. Thiết lập cơ cấu cho vay theo thời hạn ổn định và hợp lý.

Bài học thứ hai: Tăng cường thực hiện tốt công tác kiểm tra, thẩm định. Theo dõi thường xuyên, chặt chẽ các khoản nợ nhóm 2 trở lên (tích cực quản lý, thu hồi nợ).

Bài học thứ ba: Vận dụng quy chế của Hội sở và điều kiện cụ thể của Chi nhánh để hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định, công tác kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau cho vay.

Bài học thứ tư: Đội ngũ chuyên viên khách hàng cần phải quan tâm, hướng dẫn tận tình và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Chú trọng và tăng cường công tác thông tin, sàng lọc thông tin và tập hợp những thông tin tin cậy giúp cho ngân hàng có những quyết định cho vay đúng đắn và tránh xảy ra rủi ro.

Bài học thứ năm: Thành lập đơn vị chuyên biệt để quản lý nợ xấu tại chi nhánh.

Bài học thứ sáu: Trình độ CVKH luôn phải được trau dồi và nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và mức độ rủi ro khách hàng. Cán bộ xử lý công việc nhanh gọn, có tinh thần trách nhiệm đối với từng khoản vay.

Bài học thứ bảy: Tổ chức kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh để phát hiện và chỉnh sửa kịp thời các sai sót, hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.

Bài học thứ tám: Có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, địa phương, sở ban ngành để có được thông tin về khách hàng trước khi thực hiện cấp tín dụng, cũng như dễ dàng nhận được sự phối hợp khi có vấn đề phải xử lý tài sản, xử lý các vấn đề liên quan về pháp lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1, tác giả đã trình bày có hệ thống cơ sở lý luận về tín dụng và CLTD của NHTM bao gồm các nội dung: Các khái niệm về tín dụng ngân hàng, khái niệm CLTD ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá CLTD và các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD. Dựa vào nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao CLTD của các NHTM trong và ngoài nước tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao CLTD tại LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre. Từ những lý luận về CLTD cùng với bài học kinh nghiệm rút ra từ các ngân hàng sẽ làm cơ sở cho việc phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Bến Tre ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH BẾN TRE 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi

nhánh Bến Tre

2.1.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên tại địa bàn tỉnh Bến Tre Bến Tre

Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được hợp thành bởi 3 dãy cù lao: Cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ: Sông Cửa Đại, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên. Tỉnh có diện tích đất tự nhiên 239.475 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 75,99%; có 9 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách, Thạnh Phú; 164 xã, phường, thị trấn; dân số 1,265 triệu người, mật độ dân số là 528 người/km2.

Vị trí địa lý khá thuận lợi, khoảng cách đường bộ từ Bến Tre đến Thành phố Hồ Chí Minh 88 km và từ Bến Tre đến Thành phố Cần Thơ 110 km, hệ thống giao thông đường bộ ngày càng hoàn thiện và phân bố đều khắp trong tỉnh; sau khi cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông và cầu Cổ Chiên hoàn thành đưa vào sử dụng, Bến Tre đã phá được thế biệt lập và tạo tuyến đường bộ thông suốt đi Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và các tỉnh, thành trong khu vực. Mặt khác, Bến Tre thuộc khu vực tam giác hệ thống sông Tiền nên thuận lợi về đường thủy, với 4 hệ thống sông chính hướng ra biển Đông và hệ thống kênh rạch là các trục giao thông đối ngoại quan trọng gắn kết kinh tế tỉnh Bến Tre với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo điều kiện để khơi dậy và phát triển mạnh mẽ tiềm năng kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp, với thế mạnh là kinh tế vườn và kinh tế biển; với 71.248 ha dừa, 28.346 ha cây ăn trái, 37.500 ha nuôi thủy sản, 3.992 tàu khai thác thủy sản, với công suất bình quân 346 CV/tàu,… Thời gian qua, Bến Tre rất quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện chuỗi giá trị trên các sản phẩm nông nghiệp

chủ lực của tỉnh, đến nay đã có 5 chuỗi giá trị sản phẩm được hình thành và phát triển (dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn và tôm biển) và 03 chuỗi đang xây dựng (hoa kiểng, bò và heo). Bến Tre có 2 khu công nghiệp gồm Giao Long (quy mô 168 ha) và An Hiệp (quy mô 72 ha) hiện đã lấp đầy 100% diện tích; 10 cụm công nghiệp ở các huyện, với tổng diện tích 347,3 ha; có 57 làng nghề đã được công nhận. Các thành phần kinh tế được quan tâm thành lập mới và phát triển khá tốt, đến nay toàn tỉnh có 3.146 doanh nghiệp; Chương trình “Đồng khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp” được triển khai thực hiện đạt kết quả bước đầu khá quan trọng, nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp được kết nối, hỗ trợ và phát huy khá tốt,...

2.1.2. Sự hình thành – phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt và Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Bến Tre

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.

Năm 2018 đánh dấu kỷ niệm 10 năm thành lập của LienVietPostBank, mới đây trên website cafef.vn đã công bố số liệu về tổng tài sản của Ngân hàng phát triển trong 10 năm vừa qua như sau:

Biểu đồ 2.1. Tổng tài sản của LienVietPostBank từ 2008 – 2017

( Nguồn cafef.vn)

Tổng tài sản của ngân hàng tới cuối năm 2017 đạt trên 163 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 15% so với năm 2016 và gấp 22 lần so với ngày đầu tiên thành lập vào năm 2008. Với con số này, LienVietPostBank chính thức gia nhập nhóm những ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng.

LienVietPostBank cũng là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh về huy động vốn và cho vay. Tại thời điểm cuối năm 2017 ngân hàng có tổng nguồn huy động vốn đạt hơn 150 nghìn tỷ, gấp 37 lần so với con số của năm đầu tiên hoạt động. Trong khi đó, quy mô về tín dụng tăng trưởng gấp 40 lần so với cách đây 10 năm, hiện ở mức trên 100 nghìn tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2018, LienVietPostBank có tổng tài sản là 175.094.532 triệu đồng. Hội sở chính của LienVietPostBank đặt tại 109 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. LienVietPostBank có một (1) Hội sở chính, ba (3) văn phòng đại diện, bảy mươi ba (73) chi nhánh, ba trăm mười lăm (315) phòng giao dịch, một ngàn bốn trăm linh bốn (1.404) phòng giao dịch bưu điện trên cả nước, LienVietPostBank có 8.105 nhân viên.

Ngày 17/06/2014, Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt khai trương chi nhánh Bến Tre tại 368, Đại lộ Đồng Khởi, phường 4, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Tính đến 31/12/2018, LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre có 87 nhân sự, trong đó có 47 nam và 40 nữ. Lãnh đạo và quản lý có 16 nhân sự gồm 08 nam và 08 nữ, có độ tuổi từ 30 tuổi trở lên. Trình độ đại học, trên đại học là 55 người chiếm 63,22%. LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre có mạng lưới ngân hàng tại thành phố và các huyện bao gồm: 01 trụ sở chính tại 368, Đại lộ Đồng Khởi, phường 4, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre và 03 phòng giao dịch ở 03 huyện: Chợ Lách, Thạnh Phú, Bình Đại. Dự kiến trong năm 2019 sẽ mở thêm 03 phòng giao dịch nữa tại các huyện: Ba Tri, Giồng Trôm, Châu Thành. Ngoài ra, LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre còn có 09 phòng giao dịch Bưu Điện đặt tại Bưu Điện thành phố và Bưu Điện của các huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Bến Tre

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 19 chi nhánh ngân hàng trong đó gồm: 17 NHTM; 01 Ngân hàng chính sách xã hội; 01 Ngân hàng phát triển khu vực Sông Tiền và 09 quỹ tín dụng nhân dân, đặc biệt là các NHTM đang mở rộng các phòng giao dịch về các huyện, thị trấn nên mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, quyết liệt; xu hướng lãi suất huy động, cho vay ngày càng đa dạng, linh hoạt tăng, giảm theo yếu tố thị trường... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của chi nhánh. Với những chỉ đạo điều hành sát sao, chi nhánh luôn có mức tăng trưởng tốt, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, cụ thể:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre năm 2016, 2017, 2018

Đơn vị tính:Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh LienVietPostBank – Chi nhánh Bến Tre năm 2016, 2017, 2018

Bảng 2.1 cho thấy thu nhập lãi thuần của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm, năm 2016 đạt 18,49 tỷ đồng, năm 2017 đạt 30,16 tỷ đồng tăng 11,67 tỷ đồng tương ứng tăng 63,12% so với năm 2016, năm 2018 đạt 37,72 tỷ đồng tăng 7,56 tỷ đồng tương ứng tăng 25,07% so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2018 là 42,83%. Mức tăng trưởng thu nhập lãi thuần của chi nhánh khá tốt, cụ thể:

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 46,13 77,23 112,54 2 Chi phí lãi và các chi phí khác tương tự 27,64 47,07 74,82

I Thu nhập lãi thuần 18,49 30,16 37,72

3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1,01 1,52 2,76

4 Chi phí hoạt động dịch vụ 0,54 0,71 0,74

II Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 0,47 0,81 2,02

III Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 0,008 0,011 0,014

IV Lãi/Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 0 0 0

V Lãi/Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 0 0 0

5 Thu nhập từ hoạt động khác 0,064 0,114 0,006

6 Chi phí hoạt động khác 0,035 0,031 0,020

VI Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động khác 0,029 0,083 -0,014

VII Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 0 0 0

VIII Chi phí hoạt động 12,19 16,81 23,15

IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi

phí dự phòng rủi ro tín dụng 6,81 14,25 16,59

X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2,29 3,05 2,75

XI Tổng lợi nhuận trước thuế 4,52 11,21 13,84

7 Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0 0

8 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0

XII Chi phí thuế TNDN 0 0 0

XIII Lợi nhuận sau thuế 4,52 11,21 13,84

XIV Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 0 0

Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu cho chi nhánh và các khoản thu nhập tương tự, năm 2016 đạt 46,13 tỷ đồng, năm 2017 đạt 77,23 tỷ đồng tăng 31,1 tỷ đồng tương ứng tăng 67,42% so với năm 2016, năm 2018 đạt 112,54 tỷ đồng tăng 35,31 tỷ đồng tương ứng tăng 45,72% so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2018 là 56,19%.

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự tăng kéo theo đó là chi phí lãi và các chi phí khác tương tự cũng tăng theo qua các năm. Chi phí lãi và các chi phí khác tương tự năm 2016 đạt 27,64 tỷ đồng, năm 2017 đạt 47,07 tỷ đồng tăng 19,43 tỷ đồng tương ứng tăng 70,30% so với năm 2016, năm 2018 đạt 74.82 tỷ đồng tăng 27,75 tỷ đồng tương ứng tăng 58,95% so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2018 là 64,53%.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng mạnh, năm 2016 đạt 0,47 tỷ đồng, năm 2017 đạt 0,81 tỷ đồng tăng 0,34 tỷ đồng tương ứng tăng 72,34% so với năm 2016, năm 2018 đạt 2,02 tỷ đồng tăng 1,21 tỷ đồng tương ứng tăng 149,38% so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2018 là 107,31%. Mức tăng trưởng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh rất tốt, cụ thể:

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại chi nhánh rất đa dạng: Thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, hoa hồng bảo hiểm nhân thọ từ Công Ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-Ichi Việt Nam, hoa hồng bảo hiểm các khoản vay tín chấp từ Tổng công ty bảo hiểm Bưu Điện PTI, bảo hiểm AAA…, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ phi tín dụng, và dịch vụ khác như: Thanh toán hóa đơn điện, nước; Thanh toán cước viễn thông, truyền hình; Thanh toán vé tàu, xe, máy bay; Nộp tiền học phí, Nạp tiền xổ số VietLott, Nạp tiền xổ số kiến thiết miền Nam…. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2016 đạt 1,01 tỷ đồng, năm 2017 đạt 1,52 tỷ đồng tăng 0,51 tỷ đồng tương ứng tăng 50,50% so với năm 2016, năm 2018 đạt 2,76 tỷ đồng tăng 1,24 tỷ đồng tương ứng tăng 81,58% so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2018 là 65,51%.

Chi phí hoạt động dịch vụ cũng có sự tăng nhẹ, năm 2016 đạt 0,54 tỷ đồng, năm 2017 đạt 0,71 tỷ đồng tăng 0,17 tỷ đồng tương ứng tăng 31,48% so với năm

2016, năm 2018 đạt 0,74 tỷ đồng tăng 0,03 tỷ đồng tương ứng tăng 4,23% so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2018 là 17,06%.

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tại chi nhánh chỉ chiếm một phần nhỏ tuy nhiên cũng theo chiều hướng tăng, năm 2016 đạt 0,008 tỷ đồng, năm 2017 đạt 0,011 tỷ đồng tăng 0,003 tỷ đồng tương ứng tăng 37,50% so với năm 2016, năm 2018 đạt 0,014 tỷ đồng tăng 0,003 tỷ đồng tương ứng tăng 27,27% so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2018 là 32,29%.

Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động khác có sự biến động nhẹ, năm 2016 đạt 0,029 tỷ đồng, năm 2017 đạt 0,083 tỷ đồng tăng 0,054 tỷ đồng tương ứng tăng 186,21% so với năm 2016, năm 2018 là -0.014 tỷ đồng giảm 0,097 tỷ đồng tương ứng giảm 116,87% so với năm 2017.

Chi phí hoạt động qua các năm tăng như chi cho nhân viên bao gồm các khoản lương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên ngân hàng, bảo hiểm xã hội và công tác xã hội, chi về giấy tờ, in ấn, vật liệu văn phòng, các khoản chi khác,…., năm 2016 đạt 12,19 tỷ đồng, năm 2017 đạt 16,81 tỷ đồng tăng 4,62 tỷ đồng tương ứng tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh bến tre (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)