Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh bến tre (Trang 25)

1.2.1.Khái niệm chất lượng tín dụng

Chất lượng hay đúng ra phẩm chất là một phạm trù phức tạp và có nhiều khái niệm khác nhau. Hiện nay có một số khái niệm về chất lượng đã được các chuyên gia đưa ra như sau:

"Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định" (theo Giáo sư Crosby).

Theo Nguyễn Thị Mai Trang (2006), “chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”. Về CLTD ngân hàng cũng có một số khái niệm như sau:

Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), “Chất lượng tín dụng ngân hàng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng; phù hợp với chính sách tín dụng, bảo đảm an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng; đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội”.

“Chất lượng tín dụng là một khái niệm thông dụng, bởi tín dụng bao hàm các hoạt động khác nhau khó đồng nhất và đo lường như cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, bao thanh toán,... Thông thường trong phạm trù đơn giản Chất lượng tín dụng được dùng để phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một TCTD (hay còn gọi là Chất lượng cho vay)”.(Wikipedia 2018).

Từ những khái niệm ở trên, tác giả cho rằng CLTD ngân hàng là khả năng thỏa mãn các nhu cầu tín dụng hợp lý của khách hàng và tuân thủ đầy đủ các điều kiện thống nhất giữa ngân hàng và khách hàng.

Chất lượng tín dụng thường được đánh giá từ ba góc độ: Góc độ từ Ngân hàng, Khách hàng, và nền kinh tế:

Dưới góc độ Ngân hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp khả năng thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.

Dưới góc độ khách hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở sự phù hợp của khoản vay với mục đích sử dụng vốn của khách hàng cùng mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý với khả năng và chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Dưới góc độ nền kinh tế: Chất lượng tín dụng thể hiện ở khả năng đáp ứng, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, thúc đầy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, hội nhập với quốc tế.

Trong giới hạn nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu CLTD trên góc độ ngân hàng.

1.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để phát triển. Có nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giá CLTD, gồm cả các chỉ tiêu định lượng và định tính.

1.2.2.1. Chỉ tiêu định lượng

(2001), Basel II (2004), căn cứ vào quy định của Ngân hàng nhà nước để đánh giá, đo lường CLTD NHTM thường sử dụng các chỉ tiêu như sau:

Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng theo thời hạn sử dụng tiền vay: Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung, dài hạn)/Tổng dư nợ

Cơ cấu tín dụng theo hình thức đảm bảo tiền vay: Dư nợ có bảo đảm (hoặc không bảo đảm)/Tổng dư nợ

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn), theo hình thức bảo đảm tiền vay (có bảo đảm, không bảo đảm). Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một NHTM qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.

Cơ cấu dư nợ tín dụng được phản ánh qua tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ. Phân tích cơ cấu dư nợ tín dụng sẽ giúp ngân hàng biết được liệu ngân hàng có đang tập trung RRTD vào một kỳ hạn, một hình thức bảo đảm nào hay không. Nếu tập trung vào một kỳ hạn, một hình thức bảo đảm nào quá lớn thì RRTD cũng lớn dần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến CLTD có thể làm cho CLTD đi xuống.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn: (Dư nợ quá hạn cuối kỳ/Tổng dư nợ cho vay cuối kỳ)*100%

Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không được trả đúng hạn và không đủ điều kiện gia hạn nợ. Khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng tín dụng, để xuất hiện nợ quá hạn, nghĩa là chất lượng của khoản tín dụng đó đã có vấn đề, khả năng mất vốn là rất cao trong trường hợp này. Chỉ tiêu này được đo lường bằng số lượng tuyệt đối hay tương đối biểu hiện tỉ lệ phần trăm giữa dư nợ tín dụng được cấp ra mà không thu hồi được đúng hạn chia cho tổng dư nợ cho vay đến một thời điểm.

Theo Nguyễn Đăng Dờn (2010): Khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất ở mức <=5%, tỷ lệ nợ quá hạn 5% đến 10% được coi là không

bình thường, tỷ lệ nợ quá hạn từ 10% đến 15% được coi là cao, tỷ lệ nợ quá hạn trên 15% đến 20% được coi là quá cao, báo động đỏ, nguy cơ khủng hoảng rất lớn. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết CLTD của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ trọng tổn thất ước tính hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong quy trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được Tỷ trọng tổn thất ước tính (tỷ lệ nợ quá hạn) thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định,…

Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc và lãi vay. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện CLTD tại Ngân hàng cao. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn cao biểu hiện CLTD thấp. Tuy nhiên, trong thực tế để phản ánh chính xác hơn CLTD, các Ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ.

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá CLTD cũng như RRTD tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện CLTD của ngân hàng càng kém , và ngược lại.

Tại Việt Nam việc phân loại nợ được thực hiện theo Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc phân loại nợ thực hiện như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.

Theo thông tư này nợ quá hạn là nợ thuộc các nhóm 2, 3 ,4 và 5; Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3 ,4 và 5.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu: (Tổng nợ xấu cuối kỳ/Tổng dư nợ cho vay cuối kỳ)*100%

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ". Với quan điểm này, nợ xấu được nhận dạng qua hai giác độ: Thời gian quá hạn và khả năng trả nợ đáng nghi ngờ.

Định nghĩa nợ xấu của Chuẩn mực kế toán (IAS) đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới: “ Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại”.

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN, nợ xấu là những khoản nợ nhóm 3 (dưới chuẩn) nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn)”.

Tỷ lệ mất vốn là khái niệm nêu trong Basel II, tại các NHTM Việt Nam chính là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay.

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình CLTD tại ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình CLTD tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện CLTD của ngân hàng càng kém , và ngược lại.

Nợ xấu phản ảnh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng không còn ở mức độ rủi ro thông thường mà có nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu cho biết bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện.

Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một ngân hàng, tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên các NHTM thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định, ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỷ lệ là 3%.

Tốc độ chu chuyển vốn tín dụng (vòng quay vốn tín dụng)

Vòng quay vốn tín dụng: Doanh số thu trong năm/Dư nợ bình quân trong năm

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luận chuyển các khoản vay mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho biết ngân hàng thu được nợ nhanh hay chậm từ đó cân đối để cho vay mới lại. Đây là chỉ tiêu quan trọng được ngân hàng tính toán hằng năm để đánh giá khả năng cung ứng vốn tín dụng và CLTD trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng nhanh thì được coi là tốt đối với những khoản tín dụng có cùng thời hạn, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, tăng khả năng thu hồi nợ tốt. Với một số vốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn tín

dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các khách hàng, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác. Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, CLTD càng cao.

Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn :(Tổng dư nợ / Tổng nguồn vốn huy động) *100%

Hiệu suất sử dụng vốn phản ánh tính thanh khoản của Ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng sinh lợi từ tài sản huy động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này thấp cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu rút vốn của khách hàng tiền gửi là cao, tuy nhiên nó cũng cho thấy Ngân hàng chưa phát huy hiệu quả hoạt động cho vay, và ngược lại.

Chỉ tiêu này cho biết, trong 100 đồng trong tổng nguồn vốn huy động thì có bao nhiêu đồng được sử dụng cho vay trực tiếp khách hàng. Vì tín dụng là hạng mục sinh lời chủ yếu, nên hiệu suất sử dụng vốn huy động càng cao thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. Tuy nhiên, nếu ngân hàng cho vay quá mức, thì sẽ chịu rủi ro thanh khoản, ngược lại nếu hiệu suất sử dụng vốn quá thấp chứng tỏ ngân hàng đang lãng phí đồng vốn, tức là nguồn vốn chưa được sử dụng một cách tối ưu do đó đây cũng là chỉ tiêu phản ánh CLTD. Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh CLTD, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được.

Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ: Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay

Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tổt, CLTD tốt, thể hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay.

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NHTM. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn, tỷ lệ này càng cao càng tốt.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Xét về cơ cấu thu nhập, thì nguồn thu của ngân hàng chủ yếu vẫn từ hoạt động tín dụng, tỷ lệ thu từ hoạt động tín dụng cao thì chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt, khách hàng trả đầy đủ gốc và lãi, như vậy CLTD tốt.

Chỉ tiêu này cho biết mức độ đóng góp của hoạt động tín dụng vào toàn bộ kết quả kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ này cho thấy tầm quan trọng của việc thu lãi cho vay trong tổng thu nhập của ngân hàng. Hiện nay, tỷ lệ này ở các NHTM Việt Nam chiếm tỷ lệ rất lớn, khác với các ngân hàng trên thế giới có xu hướng phát triển các loại hình dịch vụ trung gian tài chính nhiều hơn việc cung cấp tín dụng.

Trích lập dự phòng RRTD

Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắc là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh bến tre (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)