GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN HTKSNB ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TD

Một phần của tài liệu Cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng KHDN nhỏ và vừa tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 037 (Trang 72 - 78)

3.2.1. Môi trường kiểm soát

Hoàn thiện mô hình, cơ cấu tổ chức hoạt động KSNB: Để hoàn thiện công tác

KSNB, trước hết cần hoàn thiện mô hình, cơ cấu tổ chức hoạt động KSNB. Thực tế kiểm soát, kiểm tra nội bộ trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên để đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý trong thời gian tới và việc hoàn thiện hệ thống KSNB của NHTMCP Á Châu, cần nghiên cứu, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ công tác kiểm tra, KSNB phù hợp, tránh trường hợp chồng chéo, "dẫm chân" lên nhau nhưng lại bỏ lọt mất nhiều khâu quan trọng.

Đảm bảo được năng lực nhân sự: Trong môi trường kiểm soát, phải đảm bảo được năng lực nhân sự, nghĩa là đảm bảo cán bộ có được kỹ năng xử lý nghiệp vụ thành thạo và hiểu biết để thực hiện nhiệm vụ cũng như cần đảm bảo việc phân định rõ ràng về những quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận và từng cán bộ trong đơn vị. NHTMCP Á Châu cần tiến hành tổng rà soát, sắp xếp lại cán bộ nghiệp vụ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau (tự học, tự đi đào tạo hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường công tác nghiên cứu, đọc tài liệu...).

Việc đảm bảo năng lực nhân sự cũng đòi hỏi việc phân công, giao nhiệm vụ phải "đúng người, đúng việc" nhằm phát huy được hết sở trường và các khả năng của cán bộ viên chức trong mỗi phần việc mà bản thân cán bộ có thế mạnh, cũng như hạn chế nếu được giao những phần việc không phù hợp, vì mỗi người đều có điểm mạnh, điểm hạn chế riêng. Và việc này yêu cầu phải xuất phát từ các bộ phận nhỏ nhất trở lên đến các cấp quản lý.

Công tác kế hoạch, việc lập kế hoạch cần phải có sự phối hợp giữa các bộ phận kinh doanh, kế toán ngân quỹ, hành chính nhân sự và các phòng ban khác. Để đưa ra được mức giao chỉ tiêu kế hoạch phù hợp với khả năng thực tế mà CN có thể đạt được. Cơ chế phối hợp giữa các phòng ban về việc xây dựng kế hoạch cần được đưa ra một cách rõ ràng, cụ thể bằng văn bản gửi đến các phòng ban, từng cá nhân nắm được và trên cơ sở đó có kế hoạch thực hiện. Nếu hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, NH có quy chế khen thưởng phù hợp chế độ để phát huy hết tinh thần cố gắng, cần có lập kế hoạch chi tiết.

3.2.2. Nhận diện và đánh giá rủi ro

Cần nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro: Mở lớp học đào tạo về đánh giá rủi ro. Tổ chức các buổi hội thảo có mời

các chuyên gia đánh giá rủi ro bên ngoài để học hỏi, nâng cao hiểu biết về việc nhận dạng, phân tích và đánh giá rủi ro.

Các CN cần áp dụng mô hình SWOT hay mô hình 5F, mô hình PEST để thực hiện công việc nhận diện, đánh giá rủi ro. Qua các phương pháp áp dụng theo các mô hình này, CN sẽ phát hiện ra được quá trình đánh giá rủi ro mà CN hiện đang thực hiện cần thay đổi những gì để việc đánh giá rủi ro hiệu quả.

Trong hoạt động TD, Phòng Đánh giá rủi ro và Phòng KHKD nên tập trung đánh giá rủi ro TD trước xét duyệt cho vay và sau khi cho vay bằng việc thu thập kiểm tra thông tin về khách hàng vay vốn. Nếu HMTD của khách hàng lớn thì cán bộ đánh giá rủi ro và cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra, đưa ra đánh giá về khách hàng từ đó xét duyệt cho vay tránh rủi ro sau này. cần dự báo rủi ro TD có khả năng xảy ra và mức độ xảy ra đối với từng khoản cho vay, từng loại hình cho vay, lĩnh vực cho vay.

3.2.3. Hoạt động kiểm soát

Các nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc uỷ quyền phê chuẩn, nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong hoạt động kiểm soát cần phải được sử dụng triệt để và thực hiện nghiêm túc từ Ban giám đốc đến các phòng ban. Các bước của thủ tục kiểm soát trong quá trình kiểm tra tất cả các hoạt động nghiệp vụ phải được thực thi nghiêm túc, đầy đủ. Nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ trong hoạt động cũng như trong quá trình kiểm soát.

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm, CN cần nghiên cứu lại cơ cấu tổ chức để có thể đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, thực hiện độc lập.

Nguyên tắc uỷ quyền phê chuẩn, quy định rõ giám đốc ủy quyền cho phó giám đốc phụ trách một mảng hoạt động của Phòng kế toán ngân quỹ được quyền ký duyệt nghiệp vụ tiền gửi, thì trước khi phó giám đốc ký duyệt phê chuẩn trên hợp đồng tiền gửi giữa CN với trung tâm dịch vụ ngân quỹ cần có cán bộ quản lý phụ trách của phòng ban quản lý hợp đồng kiểm soát và ký nháy xác nhận trên hợp đồng tiền gửi đó.

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát TD, Giám đốc phân công một Phó giám đốc điều

hành chung TD, phân công một lãnh đạo phụ trách quản lý kiểm soát trực tiếp mảng bảo

tránh TD trong phòng TD. Thực hiện luân chuyển đối với cán bộ TD và lãnh đạo phó

phòng như luân chuyển địa bàn, cán bộ TD từ PGD này sang PGD khác, từ CN sang PGD, từ PGD vào CN. Luân chuyển định kỳ tối thiểu, sáu tháng một lần. Việc này sẽ

đảm bảo tránh được gian lận, tránh lạm dụng chức trách nhiệm vụ gây khó khăn cho khách hàng để đòi hỏi khách hàng quà cáp, kết quả kiểm soát khách hàng và sẽ khách

quan. Việc kiểm tra, đánh giá được chủ quan, toàn diện, phản ánh đúng thực trạng hoạt

động kinh doanh của khách hàng và chất lượng TD để kiểm soát tốt món vay, đưa ra những giải pháp hiệu quả, giảm nợ xấu. Trưởng phòng kinh doanh chủ động, điều hành,

phân công, sắp xếp, bố trí, điều chỉnh, nhân sự trong phòng tuân thủ nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm soát trước,

trong và

sau khi cho vay, quản lý dòng tiền.

Thường xuyên kiểm tra công tác thu nợ của Tổ thu nợ bằng việc họp định kỳ hàng tháng báo cáo tình hình thu nợ. Cán bộ TD, cán bộ kiểm soát phải thực hiện kiểm

tra, kiểm soát dòng tiền vay ra từ NH, xem xét việc giải ngân vốn vay có chuyển thanh

toán lẫn nhau không, có liên quan đến hạn trả nợ của khách hàng vay liên quan khác không, có đảo nợ không. Nhóm khách hàng liên quan, một khách hàng vay có quan hệ

TD tại nhiều CN hoặc NHTM khác. Đánh giá khả năng tài chính của từng khách hàng,

từ đó đánh giá tiềm lực tài chính của nhóm khách hàng đó, kiến nghị CN có biện pháp

xử lý, điều chỉnh cơ cấu đầu tư đảm bảo an toàn. Trường hợp khách hàng quan hệ với

nhiều CN cần đối chiếu giữa các BCTC theo thời điểm mà khách hàng gửi các CN để

đánh giá tính xác thực về tình hình tài chính, về khả năng tài chính của khách hàng; xem xét thời điểm vay trả giữa các CN để xác định khả năng đảo nợ. Đối với tài sản bảo đảm của bên thứ 3, phải kiểm soát hồ sơ về mặt pháp lý khi người đại diện bên thế

chấp, cầm cố ký hợp đồng bảo đảm không phải là chủ sở hữu tài sản. Khách hàng có nợ đã xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng, cần chú ý việc đôn đốc thu hồi của CN, cho vay mới và triển vọng phát triển của DN để đầu tư mới.

3.2.4. Hệ thống thông tin và trao đổi thông tin

NH cần đẩy nhanh việc hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin đang áp dụng hiện nay, vốn đã lạc hậu, hạn chế và thiếu hiệu quả, để xây dựng và đưa vào áp dụng phần mềm hỗ trợ công tác quản trị điều hành, quản trị rủi ro.... Hệ thống này sẽ đáp ứng được yêu cầu của hoạt động NH nói chung và hoạt động TD nói riêng cũng như đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống KSNB.

Ngoài ra, thông tin trong NH cần được bảo vệ nghiêm ngặt để tránh sự truy cập của

những đối tượng không có thẩm quyền và đảm bảo khôi phục được khi sự cố mất thông

tin xảy ra, do vậy, NH cần lắp đặt hệ thống bảo vệ số liệu và có phương pháp lưu trữ thông tin đảm bảo rằng khi có sự cố xảy ra như thiên tai, hỏa hoạn, hay mất dữ liệu phải

được phục hồi nhanh chóng để hoạt động của NH diễn ra bình thường.

Để KSNB được thực hiện nghiêm túc và để hoạt động của NH đạt hiệu quả hơn, Lãnh đạo các cấp không chỉ truyền đạt thông tin cho cán bộ, mà còn phải lắng nghe các thông tin phản hồi từ cán bộ. NH cần xây dựng kênh thông tin để cán bộ chia sẻ, đóng góp ý kiến, báo cáo về những hành vi sai phạm, sự cố bất thường. Những cuộc họp định kỳ giữa cán bộ và Lãnh đạo thì thông thường, cán bộ có thể không mạnh dạn đưa ra ý kiến của họ, nên NH cần có kênh thông tin hữu hiệu hơn bằng cách đặt các thùng thư góp ý, hay tạo hộp thư điện tử đường dây nóng và được duy trì tương tác thường xuyên, để cán bộ có thể dễ dàng phản ánh, khiếu nại hay đóng góp những ý kiến sáng tạo cho NH. Và đồng thời, NHTMCP Á Châu cần có một bộ phận hay cá nhân nào đó có trách nhiệm tiếp nhận thông tin và chuyển đến cấp có thẩm quyền để xử lý kịp thời.

3.2.5. Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát

Nguyên tắc giám sát là quá trình, theo dõi đánh giá việc thực hiện hoạt động đảm bảo mọi việc được triển khai, điều chỉnh khi môi trường thay đổi.

ACB cần có bộ phận chuyên trách việc giám sát. Bộ phần này cần 2 cán bộ, chuyên giám sát tổng thể các hoạt động kinh doanh diễn ra tại CN. Phòng Giám sát thực hiện cuộc giám sát có thể thực hiện hàng ngày để có thể báo cáo cho Ban giám đốc xem xét. Phòng này có chức năng tư vấn cho Giám đốc điều hành và thực hiện triển khai hoàn thiện HTKSNB. Phòng giám sát kết hợp với phòng kiểm tra KSNB để giám sát hoạt động diễn ra.

CN có sự phân công rõ ràng trách nhiệm, công việc của từng cá nhân và phòng ban. Nâng cao trình độ chuyên môn của các phòng ban, đặc biệt đối với cán bộ kiểm soát phải được đào tạo chuyên môn về kỹ năng và nghiệp vụ kiểm toán, kiến thức pháp luật và có kinh nghiệm công tác nhiều năm nâng cao năng lực cán bộ, có được sự đánh giá chất lượng, hiệu quả. Phòng kiểm tra KSNB phải có sự phối hợp với cơ quan kiểm tra để việc giám sát chặt chẽ, khách quan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương này tác giả đã đưa ra giải pháp nhằm hạn chế tối đa các vấn đề còn tồn đọng trong HTKSNB của NHTMCP Á Châu. Tác giả đưa ra các định hướng phát triển TD của KHDN nhỏ và vừa tại ACB nhằm đề ra các giải pháp phù hợp cải thiện HTKSNB đối với nghiệp vụ TD KHDN nhỏ và vừa trong thời gian tới. Để có thể thực hiện các giải pháp mà tác giả đề ra, ACB cần rất nhiều nỗ lực trong thời gian tới cũng như có sự giúp đỡ của Hội sở chính từ đó có thể ngày càng hoàn thiện HTKSNB có hiệu quả giúp ACB thêm phát triển và đạt được các mục tiêu đề ra.

KẾT LUẬN

Trong bài nghiên cứu ‘Cải thiện hệ thống KSNB quy trình TD KHDN tại NH Á Châu, tác giả đã đưa ra các nội dụng như sau:

Thứ nhất, tác giả đã đưa ra được cơ sở lý luận về hệ thống KSNB nghiệp vụ TD tại NHTM theo COSO 2016. Tác giả đưa ra bản chất và vai trò của hệ thống KSNB cùng với đó là các cấu phần của hệ thống này. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các đặc điểm của TD NH để thấy sự đặc thù của ngành tác động đến HTKSNB

Thứ hai, tác giả giới thiệu khái quát về NHTMCP Á Châu sau đó đi vào thực trạng của của từng cấu phần của HTKSNB của ACB. Từ đó, tác giả chỉ ra kết quả đạt

được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó trong HTKSNB ACB.

Thứ ba, từ thực trạng đã nêu ra ở phần trước cùng với việc đưa ra định hướng của ACB, tác giả đã đưa ra một số giải pháp đối với ACB nhằm cải thiện hệ thống KSNB.

Mặc dù các vấn đề được đề tài đưa ra còn mang tính khái quát cao nhưng tác giả hy vọng đề tài sẽ góp phần cải thiện HTKSNB của NHTMCP Á Châu trong thời gian tới và có tính khả thi trong việc ứng dụng vào thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài, nhưng trong quá trình nghiên cứu, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế nhất định. Tác giả kính mong các nhà khoa học đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn, có giá trị thực tiễn và lý luận cao hơn.

SV: Cao Thu Trang 68 Lớp: K19NHA

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

2. Quy định về chính sách cấp tín dụng, chính sách nhân sự của Ngân hàng TMCP Á Châu

3. Slide bài giảng Kiểm toán và kiểm soát nội bộ Ngân hàng thương mại

4. Trương Thị Hồng Phương (2020), Trường Đại học Mở Hà Nội, “Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần”, Tạp chí Tài chí

5. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Á Châu từ 2016 - 2019 6. Trang chủ của Ngân hàng TMCP Á Châu

7. Các trang báo mạng về kinh tế trong và ngoài nước như: Ub, Cafef, Vnexpress, Bloomberg.

Một phần của tài liệu Cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng KHDN nhỏ và vừa tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 037 (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w