Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàngthương mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu Cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng KHDN nhỏ và vừa tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 037 (Trang 47 - 51)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàngthương mại cổ phần Á Châu

Châu

2.1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCPÁ Châu

Trong giai đoạn gần đây nhất từ 2016 đến 2018, NHTMCP Á Châu đã đạt được các thành tựu như sau:

Năm 2016

Tiếp tục kiên trì và nhất quán trong mục tiêu xây dựng một bảng tổng kết tài sản lành mạnh, có tính thanh khoản và an toàn vốn cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của NHNN.

Tích cực và chủ động xử lý thu hồi cũng như trích lập dự phòng cho các khoản cho vay, trái phiếu, khoản phải thu của Nhóm 6 công ty; cho vay, trái phiếu của một tổng công ty nhà nước; tiền gửi tại một NH quốc doanh; tiền gửi tại hai NH TMCP.

Tách KHDN thành 2 phân khúc nhỏ là KHDN nhỏ và vừa (SME) và KHDN lớn (MMLC) nhằm mục đích tập trung hơn vào phân khúc khách hàng mục tiêu.

Thành lập Phòng NH Ưu tiên để tập trung phục vụ phân khúc khách hàng cao cấp, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ACB.

Chủ động phát hành Trái phiếu vốn cấp 2 (Tier 2) đảm bảo hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II.

Năm 2017

Tiếp tục kiên trì và nhất quán trong việc xây dựng một bảng tổng kết tài sản lành mạnh, có tính thanh khoản và an toàn vốn cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của NHNN, và góp phần ổn định thanh khoản chung của toàn hệ thống.

Tích cực và chủ động trích lập dự phòng và xử lý rủi ro toàn bộ các khoản cho vay, trái phiếu, khoản phải thu của Nhóm 6 công ty; thu hồi khoản tiền gửi tại một NH không đồng.

Triệt để xử lý nợ xấu. Hầu hết nợ xấu đã được thu hồi, xử lý rủi ro hoặc bán cho VAMC. Danh mục trái phiếu VAMC được ACB xử lý và trích lập dự phòng toàn bộ và đã tất toán toàn bộ vào cuối năm.

Tiếp tục cơ cấu các phân đoạn khách hàng một cách có chiều sâu. Nhiều chương

trình chăm sóc khách hàng được thiết kế đặc thù nhằm phục vụ các đối tượng khách hàng trọng tâm trong mảng bán lẻ. Song song đó, mảng KHDN lớn (MMLC) cũng được chú trọng phát triển thành nguồn thu phí dịch vụ trọng yếu của ACB.

Đẩy mạnh triển khai các mảng hoạt động như Bancassurance và dịch vụ NH

Ưu tiên đen lại mức tăng trưởng tốt, đóng góp đáng kể vào cơ cấu lợi nhuận. Năm 2018

Hoạt động TD khách hàng cá nhân, DN nhỏ và vừa đã tăng trưởng vượt kỳ vọng và có kiểm soát theo đúng định hướng của ALCO. Tốc độ tăng trưởng TD năm 2018 của ACB gấp 1.2 lần so tốc độ tăng trưởng bình quân ngành NH (14%).

Huy động tiền gửi thanh toán được cải thiện, nâng Hoạt động kinh doanh thẻ có cải thiện, thu nhập từ thẻ đạt 137% kế hoạch CASA từ 15,8% lên mức 16,7%.

Hoạt động bảo hiểm có thu nhập đạt gấp 3 lần năm 2017, tỷ lệ duy trì hợp đồng cao, đạt > 92%.

Năm 2019

Tiếp tục kiên trì và nhất quán trong mục tiêu xây dựng một bảng tổng kết tài sản

vững mạnh, thanh khoản và an toàn vốn cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam, góp phần ổn định thanh khoản chung của toàn hệ thống.

Xử lý nợ xấu chặt chẽ và triệt để bằng việc tích cực thu hồi và trích lập các khoản nợ xấu.

Tiếp tục cơ cấu phân đoạn khách hàng một cách có chiều sâu. Nhiều chương trình chăm sóc khách hàng được thiết kế đặc thù nhằm phục vụ các đối tượng khách hàng trọng tâm trong mảng bán lẻ. Song song đó, mảng ngân hàng giao dịch được tập trung phát triển thành nguồn thu phí dịch vụ trọng yếu.

Các mảng hoạt động vừa được đẩy mạnh triển khai như bancassurance hay ngân hàng ưu tiên vẫn đã đạc mức tăng trưởng tốt, đóng góp lớn vào cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng.

2.1.2.2. Kết quả hoạt động tín dụng KHDN nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Á Châu

Ket quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu

Trong giai đoạn 2016 - 2019, ACB có mức tăng trưởng nhanh so với các ngân hàng cạnh tranh như Techcombank, MB, VP bank... Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu tổng dư nợ như sau:

Năm 2016 2017 2018 201 9 2017-2016 2018-2017 2019-2018 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng dư nợ TD 161 196 228 265 35 21.74% 32 16.33% 37 16.22% Dư nợ TD KHDN SME 54.85 63.63 73.18 80.5 8.78 16% 9.55 15% 7.32 10% Tỷ trọng 34% 32% 32% 30% Tổng dư nợ tín dụng

Sơ đồ 2.1: Tổng dư nợ tín dụng Ngân hàng TMCP Á Châu (2016-2019)

Như trên đồ thị, ta có thể nhận thấy rằng, tổng dư nợ cho vay trong 4 năm, từ năm 2016 đến năm 2019 tăng hơn 100 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, vào năm 2016, tổng dư nợ cho vay chỉ đạt ở mức 156,3 nghìn tỷ đồng, đến năm 2019 đã đạt mức 265 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 100 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 169%. Điều này, cho thấy HĐQT, ban giám đốc, các cấp quản lý đã thực sự quan tâm đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay của ACB, đưa ACB vượt qua sự cố vào tháng 8/2012.

Ket quả hoạt động tín dụng KHDN nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Á Châu

Á Châu

Trong năm qua, hoạt động cho vay của ACB, đặc biệt là mảng bán lẻ đã đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng nhờ vào quá trình cơ cấu khách hàng và các chiến lược chăm sóc tiềm năng hiệu quả. Trong năm 2019, ACB tiếp tục chú trọng tập trung tăng trưởng dư nợ phát triển kinh tế theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Kết quả đến hết năm 2019, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 265 ngàn tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 37 ngàn tỷ đồng (+16,22%) so với cuối năm 2018 nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ mức trần tăng trưởng tín dụng. Cho vay của nhóm khách hàng nhỏ và vừa đạt 80.5 ngàn tỷ đồng (+10%) so với năm 2018. Bên cạnh đó, cho vay khách hàng cá nhân đạt 158 nghìn tỷ đồng vào cuối 2019, tăng 21%. Tổng danh mục cho vay nhóm KHDN nhỏ và vừa và khách hàng cá nhân và chiếm 90% trên tổng số dư nợ cho vay toàn ngân hàng.

2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KSNB NGHIỆP VỤ TD KHDN NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Một phần của tài liệu Cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng KHDN nhỏ và vừa tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 037 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w