Các thành phần cấu thành Hệthống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tạ

Một phần của tài liệu Cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng KHDN nhỏ và vừa tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 037 (Trang 36 - 38)

Trong thông tư 13/2018/TT-NHNN, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã quy định cụ thể các yêu cầu, nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tổ chức tín dụng như sau:

+ Các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh nước ngoài phải được nhận dạng, đo lường, đánh giá thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Khi có sự thay đổi mục tiêu kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh mới, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải rà soát, nhận dạng rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy định kiểm soát nội bộ phù hợp.

+ Kiểm soát nội bộ phải được cài đặt trong các hoạt động của đơn vị dưới nhiều hình thức như: phân cấp ủy quyền rõ ràng minh bạch, quy định về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong thực hiện giao dịch, quy trình thẩm định chấp thuận và phê duyệt cho phép thực hiện giao dịch, bảo đảm một quy trình

nghiệp vụ phải có ít nhất 02 cán bộ tham gia 1 người thực hiện giao dịch và 1 người giám sát

+ Bảo đảm chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệ thống thông tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tuân thủ trong tổ chức tín dụng.

+ Bảo đảm mọi cán bộ nhân viên trong đơn vị đều phải hiểu được tầm quan trọng và vai trò của mình trong hệ thống kiểm soát nội bộ.

+ Người điều hành bộ phận, đơn vị, nghiệp vụ và cá nhân có liên quan phải thường xuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và báo cáo cho cấp trên.

+ Các cá nhân trong đơn vị cũng phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy trình, quy định nội bộ có liên quan và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ được giao.

+ Lãnh đạo đơn vị, bộ phận phải báo cáo về kết quả tự đánh giá về hệ thống KSNB tại đơn vị mình; đề xuất biện pháp xử lý đối với những tồn tại, bất cập (nếu có) gửi lãnh đạo cấp quản lý trựctiếp.

Và cũng như các doanh nghiệp thông thường hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng ngân hàng cũng bao gồm 5 cấu phần, cụ thể là môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và trao đổi thông tin, các hoạt động kiểm soát và giám sát các kiểm soát.

Môi trường kiểm soát là nền tảng cho toàn bộ các cấu phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng, cơ chế phân cấp phân quyền, các chính sách thông lệ về nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực, cách thức quản trị, điều hành của các lãnh đạo trong bộ phận tín dụng.

Quy trình đánh giá rủi ro cũng là quy tình định dạng và phân tích các rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu hoạt động tín dụng và cũng gồm 4 bước:

+ Xác định rủi ro kinh doanh có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị.

+ Ước tính mức độ của rủi ro. + Đánh giá rủi ro.

+ Quyết định các hành động thích hợp đối với các rủi ro đó.

• Các hoạt động kiểm soát là các chính sách, quy trình, thông lệ được xây dựng nhằm đảm bảo thực hiện các kế hoạch, các yêu cầu do các cấp quản lý điều

Một phần của tài liệu Cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng KHDN nhỏ và vừa tại NHTMCP á châu khóa luận tốt nghiệp 037 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w