Nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro thanh khoản theo Basel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 36 - 39)

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một diễn đàn cho sự hợp tác thường xuyên về các vấn đề liên quan đến giám sát hoạt động ngân hàng. Mục tiêu của Ủy ban là hiểu rõ hơn về các vấn đề mấu chốt trong việc giám sát hoạt động ngân hàng và nâng cao chất lượng giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu đó, Ủy ban trao đổi các thông tin về các vấn đề giám sát hoạt động ngân hàng của các quốc gia, các phương pháp và kỹ thuật với phương châm là để có một sự hiểu biết đồng nhất về các vấn đề đó. Trên cơ sở đó, Ủy ban dùng sự hiểu biết đồng nhất này để xây dựng các văn bản hướng dẫn và tiêu chuẩn trong các lĩnh vực mà họ cho là cần thiết. Ủy ban Basel được biết đến trên khắp thế giới về các thông lệ quốc tế mà họ đưa ra về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả; và Thỏa ước về giám sát hoạt động ngân hàng xuyên biên giới.

Theo quan điểm các nhà chính sách, để thanh tra, giám sát một cách hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính, cần hiểu đúng về tính chất và các đặc điểm hoạt động của mỗi loại hình tổ chức tài chính đó. Ủy ban Basel đưa ra các nguyên tắc cơ bản trong việc dựa trên đặc điểm của các TCTD trong đó, một số nội dung liên quan đến việc quản lý RRTK của các NHTM được thể hiện ở một số nguyên tắc như dưới đây:

Nguyên tắc 1 - Mục đích, tính độc lập, quyền hạn, tính minh bạch và sự hợp tác:

Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải phân định trách nhiệm rõ ràng và mục đích của mỗi đơn vị có thẩm quyền giám sát ngân hàng. Mỗi đơn vị phải có sự hoạt động độc lập, các quy trình minh bạch, có lực lượng nhân sự đầy đủ và được quản lý phù hợp, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước nhiệm vụ được giao. Một khuôn khổ pháp lý phù hợp đối với việc giám sát hệ thống ngân hàng cũng rất cần thiết, bao gồm cả các điều liên quan đến cấp phép thành lập mới các ngân hàng và việc giám sát liên tục hoạt động của hệ thống ngân hàng; quyền hạn kiểm tra tính tuân thủ của hệ thống ngân hàng cũng như kiểm tra khi có nghi vấn về tính an toàn và bền vững của hệ thống. Các quy định về chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và quy định về bảo mật các thông tin cũng cần phải được quy định rõ ràng.

Nguyên tắc 6 – An toàn vốn tối thiểu: Cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra các

quy định về an toàn vốn tối thiểu phù hợp đối với các ngân hàng để phản ánh được những rủi ro mà ngân hàng gặp phải, và phải quy định rõ ràng về thành phần của vốn, đảm bảo rằng vốn phải có khả năng chịu được lỗ. Tối thiểu là đối với các ngân hàng hoạt động quốc tế, các quy định này không được thấp hơn mức mà Uỷ ban Basel quy định.

Nguyên tắc 7 – Quy trình quản trị rủi ro: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm

bảo rằng, ngân hàng và hệ thống ngân hàng phải có hệ thống QTRR toàn diện (bao gồm cả khả năng kiểm soát rủi ro của HĐQT và Ban điều hành) để phát hiện, đánh giá, xử lý và kiểm soát, giảm thiểu tất cả các rủi ro để đánh giá tổng thể mức độ đủ vốn của ngân hàng trước các danh mục rủi ro. Các quy trình QTRR này phải phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức.

Nguyên tắc 9 – Tài sản có rủi ro, dự phòng và dự trữ: Cơ quan quản lý cần đảm bảo rằng ngân hàng phải xây dựng các chính sách đảm bảo an toàn tối thiểu cho việc quản lý các tài sản có rủi ro, xác định mức dự phòng và dự trữ đủ cho tổ chức.

Nguyên tắc 14 – Rủi ro thanh khoản: Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo

rằng các ngân hàng có một chiến lược quản lý khả năng chi trả có thể tính toán được mọi rủi ro của tổ chức, ngân hàng phải có chính sách và quy trình để xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát được rủi ro thanh khoản, và quản lý được khả năng chi trả của mình hàng ngày. Cơ quan quản lý nhà nước phải yêu cầu các ngân hàng có kế hoạch sẵn sàng đối ứng với các vấn đề về thanh khoản có thể phát sinh bất ngờ.

Toàn văn bao gồm 25 nguyên tắc về giám sát hệ thống ngân hàng hiệu quả của Basel tham khảo tại phụ lục 03 của luận văn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trước hết, chương 1 đã đi hết các vấn đề lý thuyết của Quản lý rủi ro trong ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra một số ví dụ về những ngân hàng trong nước và nước ngoài gặp phải rủi ro thanh khoản do yếu kém trong khâu quản lý rủi ro. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn như trên, tác giả đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)