2.3.1. Kết quả hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại TPBank
- Thứ nhất, TPBank đã đưa ra được hành lang pháp lý bao gồm các quy định,
quy trình chung về quản lý rủi ro thanh khoản áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống,
đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật, của NHNN về quản lý thanh khoản,
vận dụng nguyên tắc số 7 theo Basel. Bao gồm 2 văn bản cập nhật mới nhất là: QĐ
số: 006/2016/QT-TPB.QTRR về: Quy trình quản lý rủi ro thanh khoản có hiệu lực từ
ngày 20/01/2016 và QĐ số: 28/2016/QC-TPB.HĐQT về: Quy chế quản lý rủi ro
thanh khoản có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
- Thứ hai, TPBank đã thành lập Ủy ban ALCO là hội đồng đắc lực giúp việc
cho HĐQT trong việc quản lý RRTK trên toàn bộ hệ thống ngân hàng. Được thành lập từ năm 2008 tới nay, ALCO đã hoàn thành xuất sắc trách nhiệm xây dựng, quyết định và giám sát chính sách quản lý tập trung tài sản nợ - tài sản có, chính sách quản lý RRTT, trong đó có chính sách quản lý RRTK của TPBank.
- Thứ ba, luôn đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ thanh toán đến hạn của toàn hệ
thống với chi phí hợp lý và đảm bảo an toàn trên toàn hệ thống. Ra đời từ 2008 và
đã từng đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn, song TPBank đã chuyển mình và tái cơ cấu thành công và là một ngân hàng có tình hình tài chính và uy tín tốt trong mắt khách hàng. Với quy mô vốn điều lệ thời điểm quý 2 năm 2018 là khoảng 6.718 tỷ đồng, TPBank hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ của NHNN.
- Thứ tư, cho tới nay, ngoài nhữngbằng khen hàng năm của Thủ tướng Chính
phủ, Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, TPBank cũng được khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế: Tháng 1/2018, TPBank được trao 3 giải thưởng “Best Internet Banking Initiative of the Year - Ngân hàng số sáng tạo nhất năm”; “Best CRM project in Vietnam - Hệ thống Quản lý và chăm sóc khách hàng tốt nhất Việt Nam” và “Best ATM and Kiosk Project in Vietnam - Ngân hàng tự động tốt nhất Việt Nam” do The Asian Banker bình chọn. Năm 2018, với những kết quả đạt được, TPBank xác định sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khách hàng, hệ thống quản trị, tìm tòi phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đặc
biệt Ngân hàng sẽ tập trung đẩy mạnh hơn nữa vị thế thương hiệu của TPBank tại thị trường phía Nam.
- Thứ năm, giảm thiểu rủi ro thanh khoản thông qua quá trình nhận biết, ước
tính, theo dõi, kiểm soát rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Quy trình quản lý rủi ro thanh
khoản của ngân hàng tuân thủ chặt chẽ quy ước Basel II và có học hỏi từ Basel III.
Theo các báo cáo về thanh khoản của TPBank, chỉ số CAR (biểu đồ 2.1) được theo
dõi luôn ở mức tối thiểu hoặc cao hơn để đảm bảo an toàn về vốn.
- Thứ sáu, TPBank luôn duy trì các chỉ số thanh khoản cũng như các chỉ số
khả năng chi trả của mình ở trên mức an toàn. Không chỉ tăng trưởng với mức lợi
nhuận cao, thời gian vừa qua TPBank còn là một ngân hàng kinh doanh an toàn. Việc huy động nguồn vốn ngắn hạn với lãi suất rẻ và cho vay trung dài hạn với lãi suất cao là một trong những cách sinh lời tốt. Trong khi các ngân hàng khác luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, nhiều ngân hàng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn thu lợi nhuận, TPBank vẫn giữ vững được lập trường, duy
trì một tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn (biểu đồ 2.2) an toàn. Điều
này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn củng cố niềm tin đối với những khách hàng đã và đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ của TPBank.
Thứ bảy, TPBank huy động vốn với cơ cấu ngày càng hợp lý, phù hợp với cơ
cấu sử dụng vốn. Tiền gửi có kỳ hạn thường chiếm tỷ trong cao trong cơ cấu vốn huy
động của TPBank. Tỷ lệ cân bằng giữa kỳ hạn tài sản có và tài sản nợ cho thấy TPBank đã rất tích cực trong việc tăng cường huy động vốn có kỳ hạn, đặc biệt là tiền gửi trung và dài hạn, góp phần chủ động cân đối nguồn vốn đầu tư cho các dự án lớn. Nguồn vốn huy động ngày càng được cân đối giúp các ngân hàng có thể hạn chế nguyên nhân phát sinh rủi ro thanh khoản.
Các kết quả trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại TPBank khẳng định TPBank đã vận dụng được các nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro thanh khoản theo Basel về an toàn vốn tối thiểu, quy trình quản trị rủi ro cũng như rủi ro thanh khoản.
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại TPBank TPBank
2.3.2.1. Tồn tại trong hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại TPBank
Thứ nhất, mô hình tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản chưa hợp lý: Phụ trách
chính trong việc quản lý rủi ro thanh khoản của TPBank là ALCO bao gồm: Chủ tịch Ủy ban là thành viên HĐQT; thành viên ủy ban gồm Tổng giám đốc, Giám đốc khối tài chính, Giám đốc khối QTRR, một hoặc một số cán bộ phụ trách của các đơn vị thuộc Khối kinh doanh và Khối quản trị rủi ro do HĐQT bổ nhiệm từng thời kỳ. Các thành viên chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý rủi ro thanh khoản chủ yếu quản lý các vấn đề này trên hội sở chính, không có thời gian thị sát dưới các chi nhánh, phòng giao dịch. Trong khi đó, các phòng giao dịch, các chi nhánh mới là bộ phận tác nghiệp trực tiếp thì lại chưa có bộ phận quản lý về vấn đề rủi ro thanh khoản.
Thứ hai là, chiến lược quản lý RRTK của TPBank chưa thống nhất với chiến
lược dài hạn của ngân hàng.
- Ủy ban ALCO họp định kỳ tối thiểu mỗi tháng một lần và đưa ra những chiến
lược thanh khoản cho ngân hàng, tuy nhiên những chiến lược này đưa ra trong thời gian ngắn, chưa xuyên suốt quá trình hoạt động của ngân hàng, nhất là đối với những mục tiêu dài hạn của ngân hàng.
- Việc lập báo cáo do phòng quản lý RRTT lập thường là những báo cáo ngắn
hạn, chưa có những báo cáo dài hạn để phục vụ mục tiêu huy động và sử dụng vốn hiệu quả. Bên cạnh đó, báo cáo về thanh khoản được ngân hàng lập tại từng thời điểm: cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng. Tại mỗi thời điểm ngân hàng có thể đánh giá được mức độ rủi ro thanh khoản tại thời điểm đó nhưng khó có thể dự báo được mức độ rủi ro thanh khoản trong tương lai. Chính vì vậy mà TPBank hiện nay chưa xây dựng được một chiến lược quản lý RRTK trong dài hạn.
Thứ ba là, phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản còn nhiều thiếu sót.
- TPBank hiện nay chủ yếu sử dụng kết hợp 2 phương pháp quản trị rủi ro thanh
khoản đó là: phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản và phương pháp thang đáo hạn. Tuy nhiên, phương pháp này ở trạng thái tĩnh chính vì vậy, tại một số thời điểm dự trữ thanh khoản của ngân hàng có thể lên quá mức cần thiết, gây lãng phí. Ngân hàng cần tính toán lại để tận dụng và sử dụng nguồn vốn để vừa đảm bảo cân đối giữa
thanh khoản và lợi nhuận.
- Các giả định và kịch bản chưa được xây dựng một cách hệ thống để kịp thời
chủ động các biện pháp đối phó khi có RRTK xảy ra. Theo phương pháp thang đáo hạn tại bước cuối cùng, BIS cũng đề xuất bước tiếp theo nên dự báo các dòng tiền trong các kịch bản khác nhau thông qua việc xem xét trong các điều kiện bình thường, điều kiện ngân hàng gặp khó khăn và điều kiện của thị trường gặp khó khăn. Tuy nhiên, TPBank mới chỉ thực hiện các bước trên chứ chưa đưa ra được các kịch bản của nền kinh tế, do đó chưa lường hết được các tác động của nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay.
- Chưa phát huy được hết hiệu quả của các phần mềm để hỗ trợ cho việc tính
toán và xử lý về tình trạng thanh khoản. Hiện nay, TPBank đang sử dụng hệ thống Flex cube (FCC Ver 12) là hệ thống với nhiều tính năng mới. Tuy nhiên, bản thân FCC sau khi được nâng cấp còn nhiều lỗ hổng, đại bộ phận nhân viên trong đó có cả những nhân viên trực tiếp quản lý RRTK vẫn chưa khai thác được hết các ứng dụng của Flexcube để thực hiện nhanh chóng công việc của mình. Chính vì vậy mà ứng dụng của phần mềm này mới chỉ được khai thác ở mức cung cấp các số liệu trong ngày. Còn lại phần tính toán phải tính một cách thủ công nên không thể tránh khỏi sai sót, nhầm lẫn.
Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế trong tác nghiệp xây dựng chương trình và tính toán các tỷ lệ để ra quyết định trước các tình huống thanh khoản của ngân hàng và quản trị điều hành.
Trong quản lý RRTK, con người và trình độ của mỗi người thực hiện là yếu tố quyết định tới sự an toàn của ngân hàng cũng như của toàn bộ hệ thống. Tại các bộ phận liên quan trực tiếp tới việc quản lý thanh khoản của TPBank, đội ngũ nhân viên được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng. Các nhân viên trong phòng quản lý RRTT đều là những nhân viên tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng trong nước và nước ngoài, tuy nhiên đều là những nhân viên trẻ, tuy có nhiệt huyết và kiến thức song lại chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực RRTK.
ngân hàng chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của RRTK, luôn cho rằng quản lý RRTK là nhiệm vụ của bộ phận quản lý RRTK. Mặc dù ngân hàng đã có quy định chung, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, tuy nhiên nhiệm vụ giữ an toàn thanh khoản chung cho ngân hàng lại là ý thức của toàn bộ nhân viên trong ngân hàng. Để giữ được hình ảnh đẹp, uy tín tốt trong mắt khách hàng, từng nhân viên phải có trách nhiệm giữ gìn hình ảnh đó. Tuy nhiên, mỗi ngày phòng Chất lượng Dịch vụ khách hàng tiếp nhận và xử lý rất nhiều phàn nàn của khách hàng về các bộ phận, phòng ban trong nội bộ TPBank. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giảm uy tín của TPBank – một trong những nguyên nhân dẫn tới RRTK.
Thứ năm, các bộ phận, phòng ban liên quan tới quản lý RRTK tại TPBank chưa nắm vững quy trình xử lý khi xảy ra khủng hoảng thanh khoản.
Tình trạng khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra bất chợt, vì thế các nhân viên, bộ phận liên quan phải nhanh nhạy, nắm chắc quy trình thực hiện để khi ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng thanh khoản có thể giải quyết nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, các nhân viên ở phòng quản lý RRTT là bộ phận trực tiếp có liên quan tới việc xử lý khi ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng thì cũng chưa nắm vững được quy trình xử lý.
Thứ sáu, hiện nay tại TPBank đang sử dụng 3 phần mềm core trong hoạt động xử lý nghiệp vụ, và các phần mềm này chưa thông suốt và tận dụng được số liệu của
nhau. Chính vì vậy, việc kiểm soát các hoạt động phụ thuộc nhiều vào con người,
chưa có công cụ để thực hiện và cảnh báo. Việc đồng bộ hóa dữ liệu còn gặp một số khó khăn giữa các phần mềm xử lý báo cáo.
Thứ bảy, việc xây dựng báo cáo, đo lường RRTK chưa có phần mềm theo dõi và cập nhật.
Cùng với kết quả kinh doanh và tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh của ngân hàng việc quản lý rủi ro ngày càng được quan tâm. Hiện nay, một số công ty tư vấn có chào với TPBank một số giải pháp phần mềm: Công Cụ Thanh Tra và Chẩn Đoán Theo Basel, phân tích Khoảng cách Dữ liệu của nhà cung cấp Entrofine. Dựa trên kinh nghiệm của một số TCTD đã triển khai dự án Basel II tại khu vực châu Á thì
tổng chi phí sẽ dao động từ 15 đến 40 triệu USD, tùy theo quy mô, mức độ và yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước. Không có mức chi phí chuẩn để thực hiện Basel II, chi phí này phụ thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, nền tảng sẵn có của từng ngân hàng. Chính vì vậy, TPBank phải có sự tính toán cho chi phí của từng giai đoạn thực hiện trong lộ trình áp dụng, để không gây phát sinh chi quá lớn. Bên cạnh đó, nhất thiết phải cân nhắc việc nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia, tập đoàn tư vấn về QTRR. Trong giai đoạn hiện nay, khi TPBank còn quá nhiều các khoản cần đầu tư thì việc đầu tư một giải pháp phần mềm cho QTRR chưa được xem trọng. Một số công cụ xuất báo cáo hiện tại đều do Công nghệ thông tin hoặc đặt bộ phận IT của tập đoàn FPT viết. Với mục tiêu tiết kiệm chi phí và tận dụng nguồn nhân lực sẵn có chưa tạo được bước đột phá trong hoạt động quản lý RRTK tại TPBank.
Thứ tám, lịch sử cơ sở dữ liệu của TPBank ngắn, chưa hệ thống được đầy đủ:
Hệ thống công nghệ ngân hàng lõi tại TPBank có quá nhiều hệ thống khác nhau đang cùng được đầu tư như Flexcube của Oracle, thậm chí còn có những kho dữ liệu khác ngoài core như excel, file hồ sơ nên có thể dẫn đến các báo cáo chiết suất rời rạc, chưa chính xác, không được kiểm duyệt và cập nhật thường xuyên. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu khách hàng chưa được chú trọng thu thập và quản trị một cách có hệ thống trong suốt thời gian dài. Trong khi, yêu cầu tối thiểu độ dài dữ liệu cho một số mô hình phân tích là 3 năm (ngoại trừ phương pháp tiêu chuẩn không yêu cầu thời gian lịch sử dữ liệu) theo một số phần mềm chuẩn Basel thì còn cần số liệu lịch sử của 5 năm. Do đó, nếu đầu tư một dự án quản trị rủi ro theo quy chuẩn cũng gặp khó khăn lớn về cơ sở dữ liệu.
2.3.2.2. Nguyên nhân những tồn tại trong quản lý rủi ro thanh khoản
- Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, quản lý rủi ro thanh khoản theo chuẩn mực quốc tế đã lâu nhưng với TPBank vẫn còn là một khái niệm mới mẻ.
Basel II ra đời đã lâu, hiện nay đã và đang được nhiều ngân hàng lớn áp dụng để đề ra những chính sách riêng về thanh khoản cho ngân hàng mình. Tuy nhiên, có thể thấy những tiêu chuẩn quốc tế này thực sự chưa phù hợp với quy mô vốn của
những ngân hàng nhỏ như TPBank. Bên cạnh đó, việc xây dựng cho mình một quy trình riêng dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế như Basel II sẽ gây tới tăng nhiều chi phí mà chưa chắc đã hiệu quả đối với TPBank
Thứ hai, thị trường tài chính ở Việt Nam chưa phát triển mạnh, nền kinh tế nhiều biến động.
Đây là nguyên nhân khách quan lớn nhất làm ảnh hưởng tới việc quản lý rủi ro thanh khoản của TPBank nói riêng cũng như các NHTM nói chung. Ở nước ngoài, Thị trường tài chính phát triển là một kênh huy động vốn rất nhanh và có chi phí thấp, còn ở Việt Nam, các NHTM khi muốn có nguồn vốn trong thời gian ngắn thường phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng hoặc đi vay NHNN. Điều này khiến việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế để xây dựng các chiến lược quản lý thanh khoản của TPBank gặp khó khăn.
Thứ ba, nguyên nhân từ phía khách hàng.
Khách hàng là nhân tố quyết định tới sự sống còn của NHTM. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới ngân hàng gặp phải những rủi ro đáng tiếc trong