Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 86 - 124)

3.3.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý chi phối hoạt động quản lý RRTK của các NHTM

Trong những năm vừa qua, NHNN đã ban hành rất nhiều quy định để tạo hành lang pháp lý đối với hoạt động quản lý RRTK của các NHTM như: Thông tư số:

36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toán trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài; TT 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016, TT 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017, TT 16/2018/TT-NHNN ngày 31/07/2018 sửa đổi bổ sung một số điều của TT 36/2014/TT-NHNN.

Bên cạnh đó, NHNN ban hành rất nhiều quy định, hướng dẫn về giao dịch, thanh toán điện tử, quản lý vốn khả dụng, giao dịch thị trường mở, vay tái chiết khấu, cầm cố, thấu chi từ NHNN…với mục đích hướng dẫn, định hướng các NHTM thực hiện tốt nghiệp vụ quản lý RRTK của ngân hàng mình.

Tuy nhiên, còn rất nhiều tồn tại bất cập trong việc thực hiện triển khai quyết định này, chính vì vậy, NHNN cần triển khai tiếp các hướng dẫn tới các NHTM để hỗ trợ các NHTM về việc xây dưng các phương pháp luận, giới hạn theo quy định và chuẩn mực quốc tế. Trong đó, cần tập trung đào tạo trực tiếp thông qua hội thảo, giảng dạy, đưa ra văn bản hướng dẫn về Phương pháp giám sát, kỹ thuật giám sát, cơ chế quản lý thông tin giám sát theo đúng các nguyên tắc cơ bản của Basel. Thông qua đó, các NHTM có định hướng đúng và xây dựng hành lang pháp lý riêng về quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng mình.

3.3.2.2. Chính phủ và NHNN cần tăng cường ổn định thị trường tiền tệ liên ngân hàng

TTTT Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện gắn liền với tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước. Thực tế cho thấy, TTTT Việt Nam thời gian qua đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế. Các NHTM cũng có thể thông qua TTTT liên ngân hàng là một kênh huy động vốn ngắn hạn hiệu quả. Thị trường đã thực hiện chức năng cân đối, điều hòa nguồn vốn giữa các ngân hàng, góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán, hoạt động an toàn và hiệu quả. Thông qua các hoạt động trên TTTT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện điều tiết tiền tệ nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Chính vì vậy, việc ổn định TTTT liên ngân hàng ổn định giúp cho thanh khoản các NHTM thông suốt.

3.3.2.3. Sử dụng các công cụ để điều hành CSTT một cách linh hoạt, hợp lý

Các chính sách điều hành chính sách tiền tệ có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các NHTM.Việc sử dụng các công cụ như: lãi suất, dự trữ bắt buộc…có ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng.

- Đối với nghiệp vụ thị trường mở:

 NHNN nên đa dạng loại hàng hoá giao dịch trên thị trường. Thực tế cho thấy

hàng hóa của thị trường mở hiện còn khá nghèo nàn, chủ yếu là tín phiếu ngân hàng. Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu thời hạn ngắn, chứng khoán do bản thân các ngân hàng phát hành... vẫn chưa giao dịch trên thị trường này. Thêm vào đó, khối lượng tín phiếu ngân hàng còn quá nhỏ so với quy mô vốn của ngân hàng. Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở chưa thực sự có tác động lớn đến cung cầu vốn trên thị trường. Việc tăng khối lượng hàng hóa giao dịch cũng là hấp lực để thu hút nhiều tổ chức tín dụng tham gia thị trường mở sẽ khiến cho kênh cung thanh khoản này trở nên thuận lợi hơn.

 NHNN cần tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán,

tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường thứ cấp về giấy tờ có giá. Hệ thống công nghệ thông tin cần được không ngừng nâng cấp nhằm hỗ trợ NHNN nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường (nhu cầu vốn của nền kinh tế, khả năng thanh khoản của các NHTM, ...) nhất là trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay để đưa ra các quyết định sát thực và chính xác. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng nâng cao độ an toàn, chuẩn xác trong các hoạt động giao dịch tiền tệ, tăng hiệu quả hoạt động (nhờ rút ngắn thời gian giao dịch), cũng như cải tiến các chương trình phần mềm ứng dụng về lưu ký giấy tờ có giá tại Sở Giao dịch NHNN nhằm theo dõi và thanh toán giấy tờ có giá của NHNN và của các tổ chức tín dụng.

 Song song với cải tiến, nâng cấp công nghệ ngân hàng, NHNN cần không ngừng bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện các quy trình liên quan đến nghiệp vụ thị trường mở, như đặt thầu, xét thầu; các thủ tục về đăng ký, lưu ký giấy tờ có giá; thủ tục về lập hợp đồng, quy trình giao dịch qua mạng,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khi tham gia giao dịch, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí giao

dịch.

 Một vấn đề quan trọng nữa đó là cần tìm giải pháp thiết thực để gia tăng hơn

nữa số lượng thành viên (tổ chức tín dụng) tham gia thị trường mở. Thực tế cho thấy, thành viên tham gia thị trường mở thời gian qua đã có sự gia tăng về số lượng và đa dạng về loại hình. Nếu như trước đây, thị trường mở hầu như chỉ có các NHTM nhà nước tham gia, các khối ngân hàng khác còn đứng ngoài cuộc, thì hiện nay thị trường mở Việt Nam đã có sự góp mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, NHTM cổ phần,… Tuy nhiên, còn một bộ phận không ít các NHTM cổ phần nhỏ chưa tham gia thị trường mở, do quy mô vốn bé, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng cũng như chưa quen nên chưa tham gia hoặc còn lúng túng trong việc tham gia đấu thầu tại thị trường tiền tệ thứ cấp này. Gia tăng số lượng thành viên cũng góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành lượng tiền trong lưu thông của NHNN, nhờ đó tăng được độ sâu và lan toả của chính sách tiền tệ.

- Đối với công cụ dự trữ bắt buộc: dự trữ bắt buộc tác động tức thời lên hành vi

cho vay của các ngân hàng thương mại. Thị trường tài chính Việt Nam vẫn được ví von là 2 quả bóng, một quá to là thị trường tiền tệ, một quá nhỏ là thị trường vốn. Bởi phần lớn nhu cầu vốn hiện nay được cung ứng bởi hệ thống ngân hàng. Do đó, dự trữ bắt buộc là một công cụ hữu hiệu để điều tiết nguồn vốn lẫn quản lý thanh khoản hệ thống ngân hàng. Chính sách dự trữ bắt buộc nên quy định chặt chẽ dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của các TCTD như tỷ lệ an toàn vốn CAR, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng, chất lượng tài sản…Ví dụ ngân hàng nào có tỷ lệ an toàn vốn CAR thấp phải chịu mức dự trữ bắt buộc cao và ngược lại. Ngoài ra, Vẫn tiếp tục trả lãi cho dự trữ bắt buộc nhằm giảm một phần chi phí vốn của các TCTD. Khi cần thiết, việc ngừng trả lãi hoặc giảm lãi suất cho phần dự trữ bắt buộc cũng gia tănghiệu ứng tác động lên lãi suất thị trường.

3.3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát với các TCTD

Thông tư 13 và thông tư 36 ra đời đã có nhiều chuyển biến trong việc kiểm tra, giám sát tình hình thanh khoản của các NHTM. Tuy nhiên, hiện nay NHNN vẫn chưa

đảm bảo được việc giám sát từ xa đối với hoạt động quản lý RRTK của các NHTM. NHNN chỉ nắm được tình trạng thanh khoản thông qua những báo cáo về tỷ lệ khả năng chi trả, hay cân đối vốn định kỳ mà NHTM gửi lên. Như vây, NHNN cần đưa ra những giải pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn với các NHTM để đảm bảo chất lượng báo cáo, cũng như mức độ chính xác của những số liệu mà NHTM báo cáo lên.

3.3.2.5. Thực hiện tốt vai trò là người cho vay cuối cùng

Đây là một vai trò, một kênh cung ứng vốn quan trọng khi các NHTM gặp vấn đề thanh khoản. Có thể thấy mức độ cần thiết của vai trò này thông qua vụ của ACB năm 2003, nếu tại thời điểm đấy, NHNN không ra tay cứu giúp về vốn cũng như đảm bảo uy tín thì ACB không thể đứng vững và phát triển đển ngày hôm nay.

Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào các NHTM cũng có thể ỷ lại vào nguồn

vốn này. Hiện tượng: “bóc ngắn cắn dài” của các NHTM xảy ra rất nhiều. NHNN

cần quán triệt một các nghiêm túc hiện tượng trên, để tạo sự công bằng cho cả hệ thống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trước hết, chương 3 đã đưa ra được định hướng và mục tiêu phát triển trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn của TPBank trong hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản nói riêng và hoạt động kinh doanh của TPBank nói chung. Bên cạnh đó, cũng đề xuất một vài biện pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại TPBank để từ đó đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan cấp trên.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết hợp lý thuyết được học với các số liệu và thông tin thực tế, luận văn đã thực hiện được ba nội dung chính sau:

Thứ nhất, trình bày tổng quan các khái niệm và nội dung chính của rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng.

Thứ hai, đánh giá công tác quản trị rủi ro thanh khoản và nguy cơ rủi ro thanh khoản của TPBank những năm gần đây, từ đó chỉ ra những thành tựu, cũng như hạn chế và nguyên nhân.

Thứ ba, gợi ý một số giải pháp và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại TPBank trong thời gian tới.

Ngành ngân hàng Việt Nam là ngành được quan tâm nhiều nhất trong thời gian qua. Ngay từ những năm đất nước còn chìm trong đạn bom và khói lửa, ngành ngân hàng vẫn luôn thể hiện rõ được vai trò quan trọng của mình. Thời gian gần đây, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang phải trải qua 2 cuộc khủng hoảng liên tiếp. Trong điều kiện đó, các NHTM Việt Nam luôn phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro. Trong các loại rủi ro của ngân hàng, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro không được quan tâm nhiều tuy nhiên nó lại là loại rủi ro nguy hiểm nhất, có nguy cơ làm cả hệ thống sụp đổ.

Nhận thức được tầm quan trọng và cấp thiết của việc quản lý rủi ro thanh khoản trong ngân hàng, đề tài này mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé vào quá trình nghiên cứu, từng bước hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của toàn ngành ngân hàng nói chung và TPBank nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TPBank 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, Báo cáo thường niên, truy cập tại <https://tpb.vn>, [26 July 2018].

2. Nguyễn Văn Tiến 2005, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Ngọc Trang 2007, Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống kê, TP Hồ

Chí Minh.

4. Nguyễn Thị Mùi 2008, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

5. DAVID COX. 1997, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

6. Frediric S. Mishkin 1995, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Peter.S. Rose 2001, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

8. Rudolf Duttweiler 2010, Quản lý thanh khoản trong ngân hàng,

NXB Tổng hợp TP.HCM & Tinh văn Media, HCM.

9. Phạm Thị Hoàng Anh 2015, Chỉ số thanh khoản hệ thống (Systematic Liquidity

Index) và khả năng ứng dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Đề

tài nghiên cứu khoa học ngành Ngân hàng.

10. Phan Anh 2016, ‘Quản lý rủi ro thanh khoản ngân hàng theo tiêu chuẩn Hiệp

ước quốc tế Basel’, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số tháng 5/2016.

11. Đoàn Thanh Hà 2016, ‘Tăng cường giám sát đảm bảo an toàn hệ thống ngân

PHỤ LỤC 1

CẤU PHẦN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỂ TÍNH VỐN TỰ CÓ I. Vốn tự có riêng lẻ:

Mục Cấu phần Cách xác định

VỐN CẤP 1 RIÊNG LẺ (A) = A1 – A2 – A3

Cấu phần vốn cấp 1 riêng lẻ (A1) = ∑1÷8

(1) Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ trên Bảng cân đối kế

toán.

Đối với tổ chức tín dụng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì Vốn điều lệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

(2) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ thuộc khoản

mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.

(3) Quỹ đầu tư phát triển Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển thuộc khoản mục Quỹ của

tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.

(4) Quỹ dự phòng tài chính Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ

của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.

(5) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản

cố định trên Bảng cân đối kế toán.

(6) Lợi nhuận không chia lũy kế Xác định theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 3 của Thông tư

này. Đối với tổ chức tín dụng được chấp thuận hoãn, giãn trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận không chia lũy kế phải

Mục Cấu phần Cách xác định

trừ đi chênh lệch dương giữa số dự phòng rủi ro phải trích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài so với số dự phòng rủi ro đã trích.

(7) Thặng dư vốn cổ phần Lấy số liệu Thặng dư vốn cổ phần trên Bảng cân đối kế

toán.

(8) Chênh lệch tỷ giá hối đoái Lấy số dư khoản Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại

vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thuộc khoản mục Vốn Chủ sở hữu được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam.

Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 riêng lẻ (A2) = ∑

9÷15

(9) Lợi thế thương mại Lấy số liệu chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản

tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà ngân hàng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do ngân hàng thực hiện.

(10) Lỗ lũy kế Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính vốn tự có.

(11) Cổ phiếu quỹ Lấy số liệu tại khoản mục Cổ phiếuquỹ trên Bảng cân đối

kế toán.

(12) Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ

chức tín dụng khác

Lấy số dư các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác.

(13) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng

khác

Lấy số liệu các khoản mua cổ phiếu đã niêm yết của tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật thuộc khoản

Mục Cấu phần Cách xác định

mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là các tổ chức

tín dụng khác thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài

hạn trên Bảng cân đối kế toán.

(14) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con, không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 86 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)