Nâng cao chất lượng tín dụng để tránh mất vốn và giảm uy tín của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 79 - 80)

chủ yếu, liên quan trực tiếp tới rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên, việc dự đoán này đôi khi không chính xác được bởi vì: mặc dù một phần các tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng có kỳ hạn xác định, song khách hàng vẫn bất chợt rút ra khỏi ngân hàng vì những lý do khách quan như: bị đối thủ lôi kéo, lãi suất thay đổi…. Đây là những nhu cầu vốn không thể dự đoán được.

- Cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khác hàng rơi vào loại tài sản

nào và có những giải pháp dự phòng chính xác hơn.

3.2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng để tránh mất vốn và giảm uy tín của ngân hàng hàng

- Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về nghiệp vụ cũng như nhận thức trong đạo

đức nghề nghiệp: Rủi ro tín dụng hay rủi ro thanh khoản đều có liên quan tới đạo đức

của nhân viên trong ngân hàng. TPBank cần kiểm soát chặt chẽ tư cách đạo đức của nhân viên ngay từ khi tuyển dụng, cũng như lối sống của nhân viên đang làm việc tại ngân hàng, tránh trường hợp xảy ra những vụ kết cấu, lừa đảo như nhiều ngân hàng trong thời gian vừa qua.

- Giám sát chặt chẽ việc thẩm định tín dụng: Các bước trong quy trình tín dụng,

khâu thẩm định khách hàng là khâu quan trọng và phát sinh nhiều rủi ro nhất. Thẩm định khách hàng không chỉ yêu cầu nhân viên tín dụng nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ, mà còn cần có sự nhạy cảm của nhân viên tín dụng ngân hàng. Do đó, cần có bước tuyển chọn nhân viên thẩm định thật kỹ, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu công việc đề ra. Bước thẩm định cũng là bước chưa đựng nhiều rủi ro đối với ngân hàng vì nó có liên quan chặt chẽ tới việc ra quyết định giải ngân cho khách hàng. TPBank cần đề ra những chuẩn mực chung đối với việc thẩm định khách hàng, tránh trường hợp nhân viên tín dụng làm tắt, cắt bớt giai đoạn. Hiện nay, mô hình thẩm định tập trung đã được TPBank áp dụng. Việc giảm bớt phân quyền tại các ĐVKD là một trong những giải pháp giám sát việc thẩm định tín dụng của các ĐVKD. Vì những ưu điểm của phương pháp này, mà cho đến nay,

rất nhiều ngân hàng TMCP đang áp dụng phê duyệt tín dụng tập trung.

- Theo dõi chặt chẽ và kiểm tra định kỳ khách hàng: sau khi đã ra quyết định

giải ngân cho khách hàng, TPBank cần triển khai việc kiểm tra khách hàng định kỳ hàng tháng, mỗi lần đi kiểm tra cần cho những cán bộ khác nhau đi kiểm tra để tránh móc nối, tiêu cực. Bên cạnh đó, cần lập báo cáo kiểm tra hàng tháng một cách khách quan, trung thực. Tại TPBank hiện nay có áp dụng quy định kiểm tra sau vay và có sử dụng giải pháp phần mềm cho việc thực hiện báo cáo kiểm tra định kỳ. Bắt đầu từ

tháng 11 năm 2014, bên cạnh việc áp dụng QĐ 863/2013/QĐ-TPB.PC,GS&XLN

ngày 08/11/2013 của Tổng Giám Đốc: Quy định về kiểm tra sau vay và

864/2013/QĐ TPB.PC,GS&XLN ngày 08/11/2013 của Tổng Giám Đốc: Quy trình kiểm tra sau vay, TPBank ứng dụng phần mềm VMS trong việc cảnh báo đến hạn kiểm tra khách hàng và xuất báo cáo có QR Code để hạn chế trường hợp CVTD không đi kiểm tra thực tế khách hàng mà ký trước, ký khống giấy tờ kiểm tra sau vay. Việc ứng dụng phần mềm cảnh báo là một công cụ hữu hiệu trong việc nhắc nhở các Chuyên viên tín dụng nhận thức tầm quan trọng của việc kiểm tra tài sản và tình hình tài chính của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)