PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA TPBANK 3.1.1. Định hướng phát triển chung của TPBank
3.1.1.1. Định hướng trong ngắn hạn
Đối với công tác quản trị điều hành và hệ thống kiểm soát:
- Tăng cường và nâng cao hơn nữa công tác Quản trị Ngân hàng đặc biệt là QTRR của
ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế;
- Hoàn thiện hệ thống quy trình, quy chế của ngân hàng;
- Dành nguồn lực thích đáng để đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát, tuân thủ và khắc
phục những thiếu sót trong toàn hệ thống, nhằm đạt hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng; đẩy mạnh vai trò của Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ;
- Phấn đấu nâng mức xếp hạng tín dụng TPBank của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc
lập, đồng thời tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của ngân hàng, hài hòa lợi ích của cổ đông, người lao động và trách nhiệm xã hội;
- Nâng cao hiệu quả tài chính của ngân hàng bằng việc cải thiện hệ số tỷ lệ lãi cận biên
(NIM - Net Interest Margin), kiểm soát chi phí trong mọi hoạt động của ngân hàng và kỷ luật ngân sách, chống lãng phí;
- Tích cực xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo 5 Giá trị cốt lõi (Liêm – Sáng – Cầu –
Hợp – Bền).
Đối với hoạt động kinh doanh:
- Bổ sung nguồn nhân lực cao cấp, có trình độ phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của
ngân hàng;
- Xây dựng bộ phận nghiên cứu, đánh giá thị trường;
khách hàng phù hợp, đồng thời phát triển song song các dịch vụ ngân hàng truyền thống hướng đến việc phát triển bền vững và hiệu quả;
- Đầu tư khai thác tối đa công nghệ, phục vụ định hướng phát triển ngân hàng số và
đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống.
Công tác phát triển mạng lưới:
- Chuẩn hóa hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, mô hình ngân
hàng điện tử 24/7 TPBank LiveBank, nhằm giảm chi phí quản lý, vận hành và nâng cao khả năng giao dịch, phục vụ khách hàng;
- Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống giao dịch ngân hàng điện tử;
- Tiếp tục nghiên cứu thị trường, xây dựng đề án và xin mở rộng mạng lưới chi nhánh
tại các tỉnh thành phố, nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, địa bàn hoạt động của Ngân hàng.
Phát triển khách hàng:
Yêu cầu phát triển và tăng số lượng khách hàng sẽ là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ trong năm 2018 mà cả trong những năm tiếp theo. Mục tiêu đến hết năm 2018 TPBank sẽ tăng số lượng khách hàng có sử dụng dịch vụ tại TPBank lên 2,2 triệu.
3.1.1.2. Định hướng trong dài hạn
Định hướng mục tiêu chung của TPBank là phát triển phải đảm bảo ổn định, bền vững; hiệu quả hoạt động kinh doanh cần đặt trên cơ sở giữ vững các thiết chế an toàn hoạt động ngân hàng làm mục tiêu xuyên suốt; đề cao vai trò kiểm tra giám sát trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh; mọi hoạt động kinh doanh tác nghiệp đều gắn với giải pháp phòng chống các loại rủi ro có thể phát sinh; thường xuyên duy trì tính thanh khoản cao mọi lúc mọi nơi; tuyệt đối giữ vững chữ tín của ngân hàng trong lòng khách hàng từng bước xây dựng TPBank thành ngân hàng TMCP đại chúng đa năng, ngày càng gắn kết các dịch vụ ngân hàng trong dân cư và trong mọi đối tượng tổ chức kinh tế trong phạm vi cả nước, theo cơ chế tổ chức hoạt động ngân hàng bán lẻ hiện đại…
3.1.2. Định hướng hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại TPBank
- Tiếp tục nâng cao chức năng, nhiệm vụ của Phòng dự án Quản trị rủi ro và
Basel II trong lộ trình triển khai Basel II;
- Xây dựng lộ trình và có các chuẩn bị cần thiết để TPBank sớm trở thành ngân
hàng có hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến. Tiếp tục nghiên cứu lộ trình của NHNN về việc tuân thủ các quy định của Basel II để đưa ra các đề xuất cần thiết cho TPBank;
- Tuân thủ nghiêm túc Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của
NHNN về phân loại tài sản và trích lập sự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, và Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của NHNN về Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi bổ sung.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI TPBANK KHOẢN TẠI TPBANK
3.2.1. Xây dựng một chương trình quản lý rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống thống
3.2.1.1. TPBank cần phải có một quy trình thống nhất và sửa đổi về quản lý rủi ro thanh khoản
Hiện nay, TPBank vận dụng nguyên tắc của Basel và đã có quy trình quản lý RRTK của riêng ngân hàng, quy trình này được xây dựng từ năm 2012, sửa đổi năm 2016 tuy nhiên vẫn còn một số điểm không phù hợp với bối cảnh kinh tế. Cần có một quy trình quản lý rủi ro thanh khoản điều chỉnh, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế tại thời điểm này. Quy trình này cần được thống nhất cao của tất cả các thành viên trong ban quản trị, và sự đồng thuận của tất cả nhân viên trong ngân hàng. Trong đó, tác giả xin đề xuất một số nội dung sửa đổi như sau:
Thứ nhất là, xây dựng hệ thống tự cảnh báo khi nhận thấy hạn mức rủi ro thanh
khoản bị vượt. TPBank được khách hàng biết đến là một ngân hàng hiện đại, có nhiều
ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh như sản phẩm EBank với nhiều tính
năng hiện đại.Tuy nhiên, đối với các phần mềm trong nội bộ còn phải xử lý thủ công
quản trị rủi ro nói chung và RRTK nói riêng, hi vọng sẽ xây dựng một phần mềm tự cảnh báo với các hạn mức thanh khoản.
Thứ hai là, rút ngắn và quy định thời gian xử lý của các bộ phận thực hiện các bước trong quy trình xử lý rủi ro thanh khoản đồng thời có những biện pháp chế tài, xử phạt đối với những trường hợp vi phạm về thời gian xử lý.
- Xây dựng hệ thống đo lường thời gian xử lý các nội dung các bước đo lường,
xử lý và báo cáo đảm bảo rút ngắn thời gian thực hiện báo cáo.
- Kết hợp với giải pháp phần mềm tự cảnh báo rủi ro như đã trình bày ở giải
pháp thứ nhất, tác giả xin đề xuất xây dựng một quy trình quản lý rủi ro rút ngắn thời gian như sau:
STT Nội dung thực hiện Người thực hiện
Thời gian thực hiện Bước 1 Đo lường và báo cáo:
Hàng ngày, phần mềm sẽ tự động xuất báo cáo các chỉ số theo đầu mục báo cáo: - MCO
- Báo cáo các tỷ lệ thanh khoản bao gồm các tỷ lệ theo quy định của NHNN và các tỷ lệ theo quy định nội bộ
- LFP
MRM 10 phút
Bước 2 Xử lý rủi ro thanh khoản
Trường hợp trong hạn mức:
-Cân đối dòng tiền vào, dòng tiền ra đảm bảo
tuân thủ hạn mức quy định
-Xin chỉ đạo từ ALCO để yêu cầu các khối/bộ
phận/chi nhánh liên quan hỗ trợ việc tuân thủ hạn mức
MRM/MMC 15 phút
STT Nội dung thực hiện Người thực hiện Thời gian thực hiện tình hình hàng ngày Trường hợp vượt hạn mức và ban hành hạn mức mới:
-Giải trình với ALCO về nguyên nhân vượt hạn mức
-Đề xuất hạn mức mới cho Trưởng phòng
Quản trị RRTT thẩm định
MMC 20 phút
-Thẩm định hạn mức đề xuất MRM 20 phút
-Trình ALCO phê duyệt hạn mức mới sau khi
thống nhất với trưởng phòng Quản trị RRTT
MRM 15 phút
-Xem xét phê duyệt hạn mức mới ALCO 15 phút
-Cân đối dòng tiền đảm bảo tuân thủ hạn mức
mới nếu hạn mức mới được ban hành
MMC 10 phút
-Giám sát sự tuân thủ hạn mức mới. MRM 5 phút
Trường hợp vượt hạn mức nhưng không ban hành hạn mức mới:
-Giải trình về kế hoạch khắc phục để trờ lại hạn mức cho phép bao gồm những thông tin cơ bản sau:
-Thời gian tối thiểu để trở lại tuân thủ hạn mức
-Kế hoạch chi tiết dòng tiền ra – dòng tiền vào trong khoảng thời gian này
-Xin chỉ đạo từ ALCO để yêu cầu các
Khối/Bộ phận/Chi nhánh liên quan hỗ trợ việc trở lại hạn mức quy định
MMC 15 phút
-Giám sát các trường hợp vượt hạn mức và đề
xuất biên pháp khắc phục đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng hạn
STT Nội dung thực hiện Người thực hiện Thời gian thực hiện
-Báo cáo thường xuyên cho ALCO
Trường hợp không xử lý được vượt hạn mức:
Khi hạn mức vẫn tiếp tục bị vi phạm sau khoảng thời gian cam kết của MMC, ngân hàng có nguy cơ thiếu hụt thanh khoản nghiêm trọng, ALCO chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện theo kế hoạch thanh khoản dự phòng CFP
ALCO 15 phút
Nhận xét: Việc sử dụng một giải pháp phần mềm rút ngắn được số bước thực hiện và giảm bớt được nhân sự tham gia vào quá trình đo lường. Bên cạnh đó, việc sử dụng giải pháp phần mềm sẽ tăng tính chính xác của báo cáo.
3.2.1.2. Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý thanh khoản cần thiết: thiếu hụt thanh khoản hay dư thừa thanh khoản
Trạng thái thanh khoản ròng của bất kỳ ngân hàng nào đều khó có thể ở trạng thái cân bằng tại một thời điểm bởi vì ngân hàng luôn phát sinh luồng tiền ra và luồng tiền vào. Do đó, trạng thái thanh khoản của ngân hàng thường có thể ở trạng thái dương hoặc âm. Tuy nhiên, NLP ở trạng thái nào cũng có ưu và nhược điểm riêng. Các ngân hàng thường phải xem xét một cách kỹ lưỡng lượng dư thừa hay thiếu hụt thanh khoản ở một mức độ nhất định, nhằm đảm bảo được tính an toàn của cả hệ thống mà lại không tốn kém chi phí.
Trường hợp thiếu hụt thanh khoản: thực hiện một số các biện pháp trong bảng
Mức độ thiếu hụt thanh khoản
Biện pháp thực hiện
Mức thấp
Thanh khoản trong vài ngày (từ 1 – 7 ngày) thiếu hụt
Thường xuyên theo dõi số dư tài khoản Nostro Thận trọng khi thực hiện đầu tư tiền gửi liên ngân hàng, đầu tư chứng khoán, mua ngoại tệ…
Nhận tiền gửi của các TCTD Thanh khoản từ 7 ngày
tới 1 tháng thiếu hụt
Hạn chế đầu tư tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn lớn hơn 7 ngày, đầu tư chứng khoán, mua ngoại tệ kỳ hạn
Triển khai huy động vốn ngắn hạn của khách hàng Thanh khoản từ 1 – 6
tháng tới thiếu hụt
Hạn chế đầu tư tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn lớn hơn 1 tháng, đầu tư chứng khoán, mua ngoại tệ kỳ hạn lớn hơn 1 tháng
Mức cao
Thanh khoản trong vài ngày (từ 1 – 7 ngày) thiếu hụt
Không đầu tư tiền liên ngân hàng, đầu tư chứng khoán, mua ngoại tệ
Vay ngắn hạn NHNN và các TCTD khác, bán hoặc repo chứng khoán qua thị trường mở, thị trường chứng khoán, bán ngoại tệ. Có thể chấp nhận vay với lãi suất cao hoặc bán tài sản thanh khoản (chứng khoán, ngoại tệ) với giá thấp hơn giá thị trường
Tạm thời ngừng giải ngân tín dụng Thanh khoản từ 7 ngày
tới 1 tháng thiếu hụt
Không đầu tư tiền liên ngân hàng, đầu tư chứng khoán, mua ngoại tệ
Vay ngắn hạn NHNN và các TCTD khác, bán hoặc repo chứng khoán qua thị trường mở, thị trường chứng khoán, bán ngoại tệ. Có thể chấp nhận vay với lãi suất cao hoặc bán tài sản thanh khoản (chứng khoán, ngoại tệ) với giá thấp hơn
giá thị trường
Tích cực huy động vốn ngắn của khách hàng Thanh khoản từ 1 – 6
tháng tới thiếu hụt
Hạn chế đầu tư tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn lớn 1 tháng, đầu tư chứng khoán, mua ngoại tệ kỳ hạn lớn hơn 1 tháng
Bán chứng khoán, ngoại tệ trong vòng 1 tháng, tiến hành thủ tục vay NHNN và các TCTD khác với kỳ hạn từ 3 – 6 tháng
Đẩy mạnh huy động vốn, phát hành chứng khoán, có thể chấp nhận lãi suất huy động cao
Hạn chế cam kết cho vay mới, ngừng giải ngân tín dụng
Trường hợp dư thừa thanh khoản: thực hiện các biện pháp như sau:
Biện pháp quản lý dư thừa thanh khoản
Dư thừa thanh
khoản trong
ngắn hạn (Ít hơn 6 tháng)
- Đầu tư tiền gửi liên ngân hàng. Đây là kênh đầu tư có tính thanh khoản cao, lại an toàn. Nếu trong ngắn hạn ngân hàng dư thừa có thể sử dụng kênh này để tăng được nguồn lợi nhuận mà vẫn đảm bảo được thanh khoản khi cần. Hiện nay, TPBank và các ngân hàng khác thường sử dụng kênh này để hạn chế dư thừa thanh khoản của ngân hàng mình.
- Tăng cho vay ngắn hạn các TCTD khác. Các TCTD bị thiếu hụt
thanh khoản cần vay nóng một lượng vốn nhất định. Đây là một kênh cho vay có lợi nhuận lớn, an toàn. Kênh này cũng là một trong những kênh TPBank thường sử dụng trong trường hợp ngân hàng dư thừa về thanh khoản.
- Mua chứng khoán ngắn hạn. So với 2 kênh trên thì kênh này có
tính thanh khoản kém hơn. Tuy nhiên việc nắm giữ các loại chứng khoán trong ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng thu được lợi nhuận cao hơn. Ngân hàng cần xem xét kỹ kỳ hạn và chủ thể phát hành của chứng khoán để đầu tư cho phù hợp.
- Đầu tư kinh doanh ngoại tệ. Đây là kênh đầu tư có tính thanh
khoản kém nhất. Trong thời điểm hiện nay, TPBank hạn chế sử dụng kênh đầu tư này, bởi vì kênh này dễ gặp phải rủi ro tỷ giá. Dư thừa thanh
khoản dài hạn (Nhiều hơn 6 tháng)
- Tăng cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, TCTD. Trong
điều kiện hiện nay, TPBank không sử dụng nhiều biện pháp này, bởi vì lãi suất hiện nay biến động nhiều, bên cạnh đó NHNN cũng thắt chặt cho vay đối với các NHTM. Tuy nhiên, trong trường hợp những tổ chức kinh tế, cá nhân, TCTD là những khách hàng có uy tín tốt thì TPBank vẫn sử dụng kênh này để hạn chế dư thừa thanh khoản của ngân hàng.
Biện pháp quản lý dư thừa thanh khoản
rủi ro lãi suất, tuy nhiên tính thanh khoản của loại chứng khoán này tương đối thấp, do đó, TPBank cũng hạn chế sử dụng biện pháp này.
- Sau khi đã thực hiện các biện pháp trên mà trạng thái thanh khoản vẫn dương thì Hội sở và các Chi nhánh thực hiện giảm nguồn vốn huy động. Đây là biện pháp ít dùng nhất đối với TPBank nhất là trong điều kiện huy động khó khăn như hiện nay, thực tế khách quan cũng có thể thấy không cần dùng tới biện pháp này.
3.2.2. Đo lường và giám sát trạng thái thanh khoản trong ngân hàng
3.2.2.1. Phương pháp phân tích thanh khoản động
Cho tới nay, TPBank đang sử dụng phương pháp đo lường RRTK ở trạng thái tĩnh đó là phương pháp phân tích RRTK tiếp cận các chỉ số thanh khoản và phương pháp tiếp cận thang đáo hạn. Phương pháp phân tích RRTK tĩnh cho tới nay đã bộc lộ khá nhiều nhược điểm ví dụ như: chỉ dừng lại ở việc cho biết được trạng thái thanh khoản của ngân hàng ở một thời điểm chứ không cho phép dự đoán được nhu cầu tiền trong tương lai có tính đến các yếu tố biến động như: lãi suất, chính sách tiền tệ…Chính vì thế, TPBank sử dụng kết hợp thêm phương pháp phân tích thanh khoản