Kiến nghị đối với chính phủ và cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 85 - 86)

3.3.1.1. Chính phủ và NHNN cần ổn định môi trường vĩ mô

Mục tiêu xuyên suốt, chủ đạo cho điều hành chính sách tiền tệ quốc gia giai đoạn 2012-2017 của NHNN là kiềm chế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cho đến nay nền kinh tế đã dần đi vào ổn định với kết quả kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng, kinh tế - xã hội nước ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục. Ðó là: Kinh tế tăng trưởng nhưng còn thiếu tính bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; cơ sở hạ tầng vẫn yếu kém; hiệu quả đầu tư thấp; nhập siêu còn lớn, bội chi ngân sách còn cao. Giá cả nhiều mặt hàng có xu thế tăng, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Mục tiêu đặt ra là phải làm sao tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo mọi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu gắn với xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam. Kiểm soát nhập khẩu phù hợp với cam kết, thông lệ quốc tế; đẩy mạnh phát triển sản xuất và năng lực cung ứng của các doanh nghiệp trong nước. Một nền kinh tế ổn định, mở cửa thì mới có một thị trường tài chính phát triển. Các doanh nghiệp ngày càng được nhân rộng thì thị trường ngân hàng mới có thể sôi động.

Ngoài ra, ngành ngân hàng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất của những chính sách của NHNN. Mỗi động thái về lãi suất, tỷ giá của NHNN đểu ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách, định hướng của các NHTM. Chính vì vậy, một nền kinh tế với những chính sách vĩ mô ổn định, lâu dài sẽ tạo điều kiện tốt cho các ngân hàng TMCP có những bước đi đúng đắn và bền vững.

3.3.1.2. Chính phủ, NHNN và Bộ giáo dục & Đào tạo cần đưa ra nhiều phương án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục với nguồn nhân lực ngành ngân hàng

Tài chính - Ngân hàng vẫn tồn tại tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu. TS. Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, cho biết hằng năm, Việt Nam thừa khoảng 30.000 cử nhân Tài chính – Ngân hàng tuy nhiên nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu như xây dựng chiến lược phát triển, quản trị rủi ro, thanh toán quốc tế, đầu tư quốc tế... thì vẫn khan hiếm.

Vì vậy Chính phủ cần kết hợp với Bộ giáo dục, NHNN đưa ra chiến lược đào tạo mới cho nguồn nhân lực ngành ngân hàng:

- Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sâu hơn, bên cạnh đó cần có thực hành để giúp

các sinh viên có thể làm quen với công việc họ phải làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

- Đối với đội ngũ cán bộ nhân viên thuộc tầng lớp cán bộ cũ, cần có những lớp

đào tạo lại một cách bài bản, đáp ứng được yêu cầu công việc trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay.

- Hạn chế các trường đại học được phép đào tạo ngành ngân hàng. Tránh trường

hợp như hiện nay, có quá nhiều trường đào tạo về chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, khiến sinh viên ra trường nhiều người không có việc. Bên cạnh đó, nhiều trường đội ngũ cán bộ giảng viên chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực dẫn tới nhân lực tạo ra làm việc chưa chắc đã nắm vững về chuyên môn, nghiệp vụ.

3.3.1.3. Chính phủ kết hợp với Ủy ban chứng khoán tìm ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán

Ở nước ngoài, thị trường chứng khoán là một trong những kênh dẫn vốn dài hạn tốt đối với các NHTM. Chính phủ cần có những biện pháp tích cực tác động vào thị trường chứng khoán để tạo điều kiện cho các NHTM vừa có một kênh dẫn vốn, một kênh đầu tư hiệu quả vừa làm tăng được khả năng thanh khoản của NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)