Đo lường rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 47 - 53)

Tại TPBank, việc đo lường RRTK được phối kết hợp giữa các phương pháp nhằm mục đích quản lý RRTK một cách toàn diện đồng thời có thể nhìn nhận khả năng thanh khoản của ngân hàng từ nhiều khía cạnh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro thanh khoản, tại TPBank, các báo cáo liệt kê tại mục 2.2.2. được làm hàng ngày. Dưới đây là các báo cáo trên tại các thời điểm 30/06/2018:

2.2.3.1. Báo cáo Khe hở thanh khoản hợp đồng và MCO tại thời điểm 30/06/2018 của TPBank (chi tiết tại Phụ lục 04)

Khe hở thanh khoản theo hợp đồng (Contractual GAP) là khe hở thanh khoản theo thời gian đáo hạn trên hợp đồng tiền gửi/cho vay, không xét đến các yếu tố tất toán trước hạn hoặc tái tục khoản tiền gửi/khoản vay.

Báo cáo MCO là khe hở thanh khoản có áp dụng các giả định hành vi khách hàng theo quy định TPBank.

GAP tài sản có và tài sản nợ các kỳ hạn tại thời điểm 30/06/2018 âm tại hầu hết các thời hạn. Tuy nhiên, dựa trên phân tích hành vi của khách hàng có thể thấy những khoản tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn dự kiến đến hạn trong thời gian tới nhưng thực tế cho thấy không phải toàn bộ đều rút theo đúng dự kiến. Những khoản tiền gửi kỳ hạn này có tỷ lệ rút khỏi ngân hàng như sau:

Đối với số dư tiền gửi không kỳ hạn: thực tế tiền gửi không kỳ hạn sẽ không

bị rút hết tại ngày hôm sau, một phần sẽ được tái tục và sẽ bị rút vào các kỳ hạn O/N, 2-7 ngày, 8- 14 ngày … Chính vì vậy, TPBank xác định tỷ lệ rút vốn (run-off) đối với tiền gửi không kỳ hạn từng thời kỳ dựa trên mô hình dữ liệu phân tích hành vi gửi tiền của khách hàng.

Thời điểm hiện tại, TPBank xác định tỷ lệ rút vốn (run-off) đối với tiền gửi không kỳ hạn dự kiến vào các ngày/ dải kỳ hạn tiếp theo như sau:

Bảng 2.1: Bảng tỷ lệ rút vốn (run-off) đối với tiền gửi không kỳ hạn dự kiến vào các ngày/ dải kỳ hạn tiếp theo

STT Kỳ hạn bị rút Tỷ lệ bị rút

VND Ngoại tệ 1 O/N 4,9% 10,0% 2 2-7 ngày 5,7% 15,0% 3 8-14 ngày 2,2% 6,0% 4 15-21 ngày 0,0% 3,0% 5 22-30 ngày 1,0% 0,0% 6 1-2 tháng 3,2% 0,0% 7 2-3 tháng 0,0% 0,0% 8 3-6 tháng 2,0% 0,0% 9 6-9 tháng 7,3% 0,0% 10 9-12 tháng 6,9% 0,0% 11 1-5 năm 66,9% 66,0% 12 Trên 5 năm 0,0% 0,0% Tổng 100% 100%

(Nguồn: QC số 28/2016/QC-TPB.HĐQT ngày 21/06/2016 - Quy chế quản lý rủi ro thanh khoản tại TPBank)

 Đối với số dư tiền gửi có kỳ hạn: thực tế tiền gửi có kỳ hạn cũng có thể bị rút

trước hạn, tại ngày đáo hạn, một phần sẽ được tái tục và sẽ bị rút vào các kỳ hạn tiếp theo O/N, 2-7 ngày, 8- 14 ngày … sau ngày đáo hạn. Chính vì vậy, TPBank xác định

tỷ lệ rút vốn (run-off) đối với tiền gửi có kỳ hạn từng thời kỳ dựa trên mô hình dữ liệu phân tích hành vi gửi tiền của khách hàng.

Thời điểm hiện tại, TPBank xác định tỷ lệ rút vốn (run-off) đối với tiền gửi có kỳ hạn dự kiến vào các ngày/ dải kỳ hạn tiếp theo như sau:

Bảng 2.2: Bảng tỷ lệ rút vốn (run-off) đối với tiền gửi có kỳ hạn dự kiến vào các ngày/ dải kỳ hạn tiếp theo

STT Kỳ hạn bị rút Tỷ lệ bị rút

VND Ngoại tệ 1 O/N 1,6% 1,4% 2 2-7 ngày 3,5% 4,8% 3 8-14 ngày 3,6% 3,5% 4 15-21 ngày 1,2% 3,1% 5 22-30 ngày 1,8% 4,2% 6 1-2 tháng 0,7% 8,1% 7 2-3 tháng 6,4% 12,0% 8 3-6 tháng 0,0% 7,1% 9 6-9 tháng 0,0% 16,1% 10 9-12 tháng 0,0% 4,5% 11 1-5 năm 81,1% 35,3% 12 Trên 5 năm 0,0% 0,0% Tổng 100% 100%

(Nguồn: QC số 28/2016/QC-TPB.HĐQT ngày 21/06/2016 - Quy chế quản lý rủi ro thanh khoản tại TPBank)

Do đó, tỷ lệ GAP âm trên chỉ mang tính dự kiến, không phải lúc nào trên thực tế GAP âm cũng tạo ra rủi ro cho ngân hàng ngược lại ở một mức độ nhất định thể hiện việc sử dụng vốn hiệu quả. Tại thời điểm 30/06/2018, TPBank có GAP âm ở hầu hết các kỳ hạn tuy nhiên vẫn nằm trong sự kiểm soát của các nhà quản trị. Theo hạn mức tham khảo tại thời điểm 30/06/2018 các GAP âm nằm trong hạn mức cho phép của các nhà quản trị của TPBank.

2.2.3.2. Báo cáo các tỷ lệ thanh khoản bao gồm các tỷ lệ theo quy định của NHNN và các tỷ lệ theo quy định nội bộ

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR):

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ an toán vốn tối thiểu CAR

(Nguồn: BCTC các năm TPBank) Nhận xét:

- Qua biểu đồ 2.1 ta có thể thấy, tỷ lệ CAR tại TPBank có xu hướng giảm dần

qua các mốc thời gian từ năm 2013 đến năm 2017 tuy nhiên vẫn đạt trên tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu là 9% theo quy định hiện hành của NHNN do đó có thể khẳng định, tại TPBank đang duy trì một tỷ lệ vốn an toàn.

Nguyên nhân:

- Nguyên nhân khiến tỷ lệ an toàn vốn CAR sụt giảm là do TPBank tăng trưởng

quy mô tổng tài sản kéo theo tổng tài sản có rủi ro tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, giá trị vốn tự có của TPBank tăng chậm hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (chủ yếu chỉ nhờ tăng lợi nhuận để lại). Ngoài ra, trong năm 2018, TPBank đã tiến hành niêm yết trên sàn HOSE và chào gọi thêm được vốn chủ sở hữu từ các cổ đông khác, nâng tỷ lệ an toàn vốn CAR lên trên 11%, góp phần cải thiện đáng kể tính an toàn vốn của TPBank. Theo đó, TPBank đã đc Moody’s nâng xếp hạng lên B1 triển vọng ổn định – nằm trong nhóm những ngân hàng TMCP tư nhân có xếp hạng cao nhất tại Việt Nam.

19.81% 15.04% 12.13% 9.30% 9.02% 11.34% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 2013 2014 2015 2016 2017 Jun-18

- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn:

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn

(Nguồn: BCTC các năm TPBank) Nhận xét:

Theo thông tư 36/2014/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi bổ sung (thông tư 06/2016/TT-NHNN, thông tư 19/2017/TT-NHNN, và mới nhất là thông tư 16/2018/TT-NHNN) quy định về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn tối đa (chi tiết tại Bảng 1.3). Qua biểu đồ 2.2 có thể thấy TPBank đang duy trì tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn luôn ở mức thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tối đa quy định của NHNN. Trên thực tế, nhu cầu vốn trung, dài hạn của các cá nhân và doanh nghiệp hiện nay chưa khi nào giảm mà còn ngày càng tăng. Cùng theo dõi tốc độ tăng trong cho vay trung, dài hạn tại TPBank giai đoạn từ năm 2013 đến quý 2 năm 2018: 29.67% 33.21% 34.21% 49.70% 25.89% 30.16% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 2013 2014 2015 2016 2017 Jun-18 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn/cho vay trung dài hạn

Đơn vị: tỷ VNĐ

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng cho vay trung dài hạn

(Nguồn: BCTC các năm TPBank)

Cùng với sự phát triển về mạng lưới giao dịch, TPBank tập trung đẩy mạnh các sản phẩm: cho vay ô tô, cho vay dự án, mua bất động sản. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của NHNN về sản phẩm vay mua nhà theo dự án 30.000 tỷ VNĐ, TPBank phát triển sản phẩm vay trung dài hạn với tốc độ cao. Vì vậy, việc tăng tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn hỗ trợ tích cực đối với TPBank. Tuy nhiên, TPBank cần có những cơ chế kiểm soát về tỷ lệ này để không tăng quá nhanh gây ra việc mất cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và trung, dài hạn ngày càng lớn.

- Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn:

Đơn vị: tỷ VNĐ

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn

(Nguồn: BCTC các năm TPBank)

- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 2013 2014 2015 2016 2017 Jun-18

Cho vay trung dài hạn

- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 2013 2014 2015 2016 2017 Jun-18 Huy động CKH Huy động KKH

Nhận xét:

Dựa vào biểu đồ 2.4 có thể thấy, TPBank luôn duy trì một tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn ổn định, có thể dự báo được về khả năng rút vốn của khách hàng. Đặc biệt, TPBank tập trung vào việc phát triển nguồn huy động từ cư dân cụ thể năm 2017 tiền gửi từ hộ kinh doanh, cá nhân chiếm 52,14% so với toàn bộ cơ cấu vốn huy động, chiếm tỷ lệ cao nhất. Đối với nguồn vốn từ dân cư, đặc điểm của khoản vốn này là chịu ảnh hưởng cao của lãi suất và tương đối nhạy cảm với chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Hầu hết các cá nhân đi gửi có mục đích tích lũy khi không đầu tư được vào các lĩnh vực khác. Vì vậy, việc hài lòng với chất lượng dịch vụ của TPBank và lãi suất cạnh tranh thì khoản mục vốn này tương đối ổn định. Với nguồn vốn ổn định từ hộ gia đình, cá nhân và nguồn vốn là tiền gửi có kỳ hạn, TPBank nắm được tính chủ động trong việc cân đối và điều tiết dòng tiền, sử dụng hiệu quả vào việc đầu tư các tài sản sinh lời hợp lý, cân bằng giữa rủi ro và lơi nhuận.

Bên cạnh đó, theo phân tích về hành vi rút tiền của khách hàng như phân tích ở mục 2.2.3.1 thì tiền gửi có kỳ hạn xác định sẽ có khả năng rút vốn trước hạn ít hơn. Do đó, việc duy trì tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn là một cơ cấu vốn an toàn.

Hiện nay, để tránh trường hợp khách hàng rút tiền trước hạn, bên cạnh việc duy trì chất lượng dịch vụ tốt, thì TPBank cũng đưa ra một số sản phẩm như: Easy Link, Future Savings Kids với nhiều ưu đãi hấp dẫn về lãi suất cũng như quà tặng và yêu cầu khách hàng cam kết không rút trước hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)