Lập kế hoạch dự phòng cho tình huống xấu nhất, TPBank cần xây dựng các kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 81 - 83)

các kế hoạch đối phó với khủng hoảng thanh khoản

Đây là trường hợp đe dọa sự sụp đổ của các ngân hàng một cách nghiêm trọng nhất. Nó không chỉ đơn giản là ảnh hưởng tới một ngân hàng, mà nó còn có ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng. Có thể chia khủng hoảng thanh khoản ra 2 trường hợp: tình huống khẩn cấp đặc biệt và khủng hoảng thanh khoản trên toàn hệ thống. Khi có dấu hiệu xảy ra 1 trong 2 trường hợp, có thể thực hiện những biện pháp sau:

Bước 1: Đơn vị kiểm soát hạn mức và/hoặc Khối QTRR báo cáo tình hình tới chủ tịch HĐQT (kể cả trường hợp chủ tịch HĐQT đi vắng). Chủ tịch HĐQT yêu cầu Hội đồng xử lý tình trạng khẩn cấp (ERC) tiến hành họp gấp để có phương án khắc phục, đồng thời họp HĐQT để báo cáo tình hình và đề xuất giải pháp khắc phục.

Bước 2: Hội đồng xử lý tình trạng khẩn cấp tiến hành họp gấp, quyết định việc ban hành lập Ban chuyên trách xử lý khủng hoảng thanh khoản, trong đó mô tả, phân định rõ vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và ứng phó trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản xảy ra.

Bước 3: Trung tâm PRM phối hợp với Khối QTRR và Khối tài chính làm việc với NHNN và các phương tiện truyền thông trấn an dư luận.

các đơn vị liên quan xác định cụ thể mức thiếu hụt thanh khoản dự kiến (quy đổi hết thành nội tệ) của từng ngày trong khoảng thời gian tối thiếu 1 tháng.

Bước 5: TGĐ chỉ đạo dừng giải ngân, tích cực thu hồi nợ đến hạn thanh toán và nợ quá hạn. Giám đốc ĐVKD và cán bộ quan hệ khách hàng: trực tiếp đàm phán với người gửi tiền về thời hạn rút tiền, đàm phán với khách hàng vay vốn về khả năng trả nợ trước hạn, đàm phán với khách hàng về ngừng (hoặc hoãn) giải ngân tín dụng.

Bước 6: ALCO (hoặc cấp/chức danh được ALCO ủy quyền) chỉ đạo tăng lãi suất huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế nhằm duy trì các khoản tiền gửi hiện có, trong đó đặc biệt chú trọng vào các khoản tiền gửi có giá trị lớn và đẩy mạnh huy động nguồn vốn mới.

Bước 7: Khối Nguồn vốn và Thị trường tài chính chủ động đàm phán với các TCTD khác để xin gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ của các khoản nhận tiền gửi, đi vay…liên ngân hàng.

Bước 8: Khối Nguồn vốn và Thị trường tài chính chuẩn bị các tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm các giấy tờ có giá, hồ sơ tín dụng… để huy động vốn dưới các hình thức sau:

- Giao dịch đi vay có tài sản đảm bảo, bán và mua lại có kỳ hạn giấy tờ có giá

trên thị trường liên ngân hàng.

- Giao dịch nghiệp vụ thị trường mở và nghiệp vụ tái cấp vốn với NHNN.

- Rút trước hạn những khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD chưa đáo hạn.

- Bán tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu các TCTD và Doanh nghiệp,

các khoản đầu tư và chứng khoản sẵn sàng để bán.

Bước 9: Sau khi đã chủ động áp dụng các biện pháp quy định tại các bước trên nhưng vẫn chưa khắc phục được tình trạng mất thanh khoản, chủ tich HĐQT đề nghị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để báo cáo tình hình thanh khoản, đề xuất nguồn tài chính hỗ trợ (kể cả phát hành thêm cổ phần) từ Đại hội đồng cổ đông, cổ đông lớn, các nhà đầu tư (hiện hữu, tiềm năng) hoặc đề xuất các phương án tái cấu trúc, mua bán, sáp nhập… Tổng giám đốc chỉ đạo các khối QTRR, CM, Tài chính chuẩn bị nội dung báo cáo.

Bước 10: Sau khi áp dụng tất cả các biện pháp nêu trên vẫn chưa khắc phục được tình trạng mất thanh khoản và/hoặc HĐQT nhận định TPBank khả năng không tự khắc phục được tình trạng mất thanh khoản, HĐQT đề nghị NHNN xem xét áp dụng biện pháp hỗ trợ đặc biệt, TGĐ chỉ đạo các Khối QTRR, CM, Tài chính chuẩn bị nội dung báo cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)