Kết quả xác định độc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động giết mổ lợn và ô nhiễm một số vi sinh vật hiếu khí trên thịt lợn bán tại khu vực quận nam từ liêm, thành phố hà nội​ (Trang 66)

Để kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được từ các mẫu thịt lợn lấy từ các lò giết mổ, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra độc lực của các chủng Salmonella phân lập được trên chuột nhắt trắng.

Chọn 5 chủng Salmonella phân lập được có yếu tố gây bệnh để thử độc lực bằng cách tiêm truyền qua chuột nhắt trắng. Các chủng nuôi cấy trong môi trường BHI trong bình tam giác 100ml, sau đó canh trùng được bồi dưỡng ở 37°C trong 24 giờ, đếm số lượng vi khuẩn có trong 1ml canh trùng bằng phương pháp đếm số

lượng khuẩn lạc trên thạch.

Mỗi chủng tiêm cho 2 chuột, mỗi chuột 0,2 ml canh trùng vào xoang phúc mạc. Theo dõi số chuột chết và thời gian chuột chết ở mỗi chủng được trình bày ở

bảng 3.17.

Qua bảng 3.17 cho thấy với 5 chủng xác định độc lực thì có 4 chủng đều có

độc lực cao, gây chết 100% số chuột trong thời gian từ 4 - 18 giờ sau khi tiêm canh trùng. Có 1 chủng (ký hiệu Sal 3) gây chết 50% chuột thí nghiệm, thời gian gây chết

là 19h sau khi tiêm. Mổ khám những chuột chết, lấy máu tim nuôi cấy phân lập vi khuẩn thì đều tìm thấy vi khuẩn Salmonella thuần khiết. Đa số chuột chết mổ khám bệnh tích thấy gan, lách, thận sưng nhão, có nhiều điểm xuất huyết, dạ dày xuất huyết, ruột đầy hơi, xung quanh chỗ tiêm thủy thũng, nhầy đúng với bệnh tích đặc trưng do Salmonella gây ra.

Bảng 3.17. Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn

Salmonella trên chuột nhắt trắng Ký hiệu chủng Số chuột tiêm (con) Liều tiêm (ml/con) Đường tiêm Số chuột chết (con) Tỷ lệ chết (%) Thờigian chết (giờ) Phân lâp lại VK Sal 1 2 0,2 Xoang phúc mạc 2 100 7 - 15 + Sal 2 2 0,2 2 100 4 - 6 + Sal 3 2 0,2 1 50 19 + Sal 4 2 0,2 2 100 12 - 18 + Sal 5 2 0,2 2 100 4 - 6 +

Ghi chú: Sal 1, Sal 2…Sal 5 là ký hiệu các mẫu xác định thịt nhiễm vi khuẩn Salmonella không đạt tiêu chuẩn vệ sinh tiến hành xác định độc lực.

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác như: Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hạnh và cs (2009) thử độc lực các chủng Salmonella phân lập được trên gà cho biết trong vòng 24 giờ sau khi tiêm cũng cho thấy tất cả các chuột thí nghiệm đều bị chết, trong đó 02 chủng S. entertidis phân lập từ gà làm chuột chết sau 08 giờ tiêm. Kết quả này phù hợp với công bố của Đào Thị Thanh Thủy (2012) khi tác giả cho biết: Sau 24 - 48h kể từ khi công cường độc, vi khuẩn Salmonella đã gây chết 87,5% số chuột thí nghiệm. Khi nghiên cứu về độc lực của một số chủng Salmonella phân lập từ

thịt lợn bán tại chợ thuộc thành phố Thái Nguyên, Dương Quốc Tiến (2015) cho biết: Sau thời gian công cường độc, 100% số chuột tiêm canh khuẩn qua tĩnh mạch chết; có 83,33% số chuột tiêm canh khuẩn qua xoang phúc mạc chết sau 48h công cường độc.

3.6. Đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng không đảm bảo vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

Từ những kết quả của đề tài, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền giết mổ tập trung, không ngừng nâng cao nhận thức của chủ cơ sở giết mổ, người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh theo Pháp lệnh Thú y.

- Tuyên truyền, khuyến cáo về việc sử dụng thực phẩm an toàn. Thực hiện “Ăn chín, uống sôi” để tránh ngộđộc thực phẩm do vi sinh vật.

- Cần triển khai xây dựng cơ sở giết mổ tập trung. Trước khi hoàn thành hệ

thống cơ sở giết mổ tập trung và các văn bản Quy phạm pháp luật về giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn, các ban ngành ở địa phương phối hợp với cơ quan Thú y xử lý nghiêm các vi phạm trong giết mổ, kinh doanh có ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở giết mổ, gia súc, gia cầm thuộc địa bàn quản lý.

- Thực hiện giết mổ tập trung, trước mắt có thể từng bước triển khai tại những nơi có số lượng giết mổ lớn. Xây dựng mô hình mẫu về lò mổ tiêu chuẩn, thiết lập cơ chế quản lý phù hợp, từ đó rút kinh nghiệm nhân rộng trên địa bàn. Trong thời gian triển khai các lò mổ tập trung, để quản lý tạm thời đối với các điểm giết mổ nhỏ cần trú trọng đến việc sử dụng công nhân giết mổ đảm bảo yêu cầu về

sức khỏe, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh thú y tại chợ.

- Kiên quyết đóng cửa các cơ sở giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y trên

địa bàn (không có điều kiện cải tạo). Thực hiện thông báo công khai Danh sách các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đủ điều kiện và chưa đủđiều kiện vệ sinh thú y, thực hiện việc cải tạo và nâng cấp đểđảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Đối với các chợ có kinh doanh thịt, cần phải chú trọng kiểm tra và nâng cấp chất lượng các quầy, sạp bán hàng theo quy định, thực hiện vệ sinh khu vực bán hàng theo quy định, kiên quyết xử lý việc bán thịt ở lề đường, hè phố và không

đúng nơi quy định; tiến hành kiểm tra và yêu cầu người giết mổ, kinh doanh thịt phải có giấy khám sức khoẻ.

- Trong thời gian tới, tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ tại các chợ, đầu mối giao thông và các địa phương có ổ dịch cũ nhằm khống chế

dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.

- Tăng cường các thiết bị xét nghiệm, đánh giá sự ô nhiễm vi sinh vật trên thịt để có biện pháp xử lý phù hợp.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

- Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội có 28 cơ sở giết mổ

lợn, các cơ sở giết mổ lợn hầu hết là giết mổ với quy mô nhỏ và vừa, phát triển mang tính tự phát, không theo tiêu chuẩn quy định, nhiều cơ sở không chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng; điều kiện giết mổ không đạt yêu cầu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh.

- Đa số các cơ sở giết mổ điều tra không đạt yêu cầu về địa điểm xây dựng và điều kiện giết mổ. Quá trình giết mổ thực hiện trên sàn, nền nhà, làm thịt và các sản phẩm khác dễ bị nhiễm bẩn và nhiễm vi sinh vật.

- Hầu hết cơ sở giết mổ lợn đều không được vệ sinh tiêu độc, không có biện pháp xử lý nước thải và chất thải. Thực trạng vệ sinh khu giết mổ rất kém.

- Không khí tại các cơ sở giết mổ lợn đều ô nhiễm VKHK với số lượng lớn. - Đa số các cơ sở giết mổ lợn sử dụng nước giếng khoan trong quá trình giết mổ (57,14%). Phần lớn mẫu nước tại các cơ sở giết mổ không đạt TCVS.

- Số mẫu thịt lợn thu thập tại các cơ sở giết mổ nghiên cứu không đạt yêu cầu về tổng số vi khuẩn hiếu khí là 31,14%; E. coli là 46,43%; Coliform là 57,14% và S.

aureus là 50,00%. Có 32,14% số mẫu dương tính với vi khuẩn Salmonella, các mẫu này đều không đạt yêu cầu tiêu chuẩn.

- Các chủng vi khuẩn E. coli, S. aureus và S. aureus phân lập được từ thịt lợn tại các cơ sở giết mổ nghiên cứu đều có độc lực cao.

- Tiến hành đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng không đảm bảo vệ

sinh thú y tại các cơ sở giết mổ lợn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.

2. Đề nghị

Do kinh phí có hạn nên kết quả nghiên cứu của đề tài còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi đề nghị cần tiếp tục có nghiên cứu tiếp theo trên phạm vi rộng hơn, tăng thêm một số chỉ tiêu, cụ thể như sau:

- Nghiên cứu độc lực vi khuẩn, khả năng gây bệnh, xác định serotype vi khuẩn E. coli, Salmonella và S. aureus đã phân lập từ mẫu kiểm tra.

- Đánh giá các nguồn lây nhiễm vi khuẩn vào thịt từ dụng cụ, trang thiết bị

và quần áo bảo hộ, tay người giết mổ.

- Nghiên cứu một số chỉ tiêu lý hoá nguồn nuớc sử dụng; tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải tại các cơ sở giết mổ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Võ Thị Trà An, Nguyễn Ngọc Tuân và Lê Hữu Ngọc (2006), “Tình hình nhiễm

Salmonella trong phân và thân thịt (bò, heo, gà) tại một số tỉnh phía Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y,, 13(2), tr. 11 - 16.

2. Trần Thị Hồng Ánh (2015), Thực trạng vệ sinh giết mổ lợn và ô nhiễm vi sinh vật

ở thịt sau giết mổ tại 3 thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, đề xuất giải pháp khắc phục, Luận văn Thạc sĩ Thú y, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. 3. Cục thú y (1998), “Quy định tạm thời về vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ

động vật”.

4. Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế (2011 - 2018), Số liệu các vụ ngộđộc thực phẩm hàng năm.

5. Đỗ Bích Duệ (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Escherichia coli trên thịt lợn bán tại thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ

công nghệ sinh học, Đại học Thái Nguyên.

6. Nguyễn Văn Giang (2018), Nghiên cứu sự ô nhiễm Escherichia coli, salmonella trên thịt lợn tươi, một số đặc tính sinh học và đề xuất biện pháp không chế tại thành phố Lào Cai, Luận văn Thạc sĩ Thú y, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

7. Trần Thị Hạnh, Nguyễn Tiến Thành, Ngô Văn Bắc, Trương Thị Hương Giang, Trương Thị Quý Dương (2009), “Tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. tại cơ sở giết mổ lợn công nghiệp và thủ công”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập 16 (2), tr. 51 - 56. 8. Cầm Ngọc Hoàng, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Bá Tiếp (2014), “Đánh giá

thực trạng giết mổ và ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn tại các cơ sở giết mổ thuộc tỉnh Nam Định” Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 12, số 4, tr. 549 - 557.

9. Đỗ Ngọc Hoè (1996), Một số chỉ tiêu vệ sinh nguồn nước trong chăn nuôi ở Hà Nội, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, ĐHNN I, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Hiền, Phan Thị Kim, Trương Thị Hoà, Lê Thị Lan Chi (2003), Vi sinh

11. Nguyễn Thị Thu Huyền (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Staphylococcus aureus gây độc đường ruột nhóm B trong thịt lợn bán tại Thái Nguyên, Luận Văn thạc sĩ Công nghệ sinh học, Đại họcThái Nguyên. 12. Quốc hội, Luật số 79/2015/QH13, Luật Thú y, thông qua ngày 19/6/2015.

13. Ngô Thị Phương Nam, Phạm Khắc Liệu, Trịnh Thị Giao Chi (2008), “Nghiên cứu xử lý nước thải giết mổ gia súc bằng quá trình sinh học hiếu khí thể bám trên vật liệu polymer tổng hợp”, Tạp chí Khoa học - ĐH Huế, số 48, tr. 125. 14. Lê Đức Ngoan, Dư Thanh Hằng (2014), “Giáo trình Dinh dưỡng vật nuôi”, Nxb

Đại học Huế.

15. Phạm Thị Ngọc, Nguyễn Tiến Thành, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Việt Hùng (2013), “Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên lợn tại một số trang trại và lò mổ thuộc các tình phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 23, số 4, tr. 59 - 66. 16. Lương Đức Phẩm (2000), Vi sinh vật học và an toàn vệ sinh thực phẩm, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 89 - 106.

17. Nguyễn Vĩnh Phước (1970), Vi sinh vật thú y,Tập2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

18. Nguyễn Vĩnh Phước (1976). Vi sinh vật thú y, Tập3, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp , Hà Nội.

19. Nguyễn Vĩnh Phước (1977), Kiểm nghiệm vi khuẩn đường ruột - Vi sinh vật thú y, Tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

20.Nguyễn Hữu Quang (2017), Thực trạng giết mổ lợn, mức độ ô nhiễm vi khuẩn Salmonella trên thịt lợn tại huyện Việt Yên, tính Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ

Thú y, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

21. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02: 2009/BYT được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.

22.Hoàng Quốc Quyền (2017), Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm một số vi sinh vật trên thịt lợn tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn và biện pháp phòng chống, Luận văn Thạc sĩ Thú y, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. 23.Đỗ Đức Quỳnh (2017), Nghiên cứu tình hình nhiễm vi khuẩn Salmonella, E. coli

trên thịt lợn tiêu thụ tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng chống, Luận văn Thạc sĩ Thú y, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

24. Lê Minh Sơn (2003), Nghiên cứu một số vi khuẩn gây ô nhiễm thịt lợn vùng hữu ngạn Sông Hồng, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, tr. 58 - 65.

25. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010), Thông tư quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn, số 60/2010/TT - BNNPTNT của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

26. Dương Quốc Tiến (2015), Nghiên cứu sự ô nhiễm của vi khuẩn Listeria và Salmonella trên thịt lợn bán tại chợ thành phố Thái Nguyên, đề xuất biện pháp khống chế, Luận văn Thạc sĩ Thú y, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. 27. Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

28. Hoàng Mạnh Thông (2017), Thực trạng giết mổ và mức độ ô nhiễm một số vi sinh vật tại các cơ sở giết mổ lợn trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Thú y, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. 29. Tô Liên Thu (2006), Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm một số vi khuẩn ở thịt lợn,

gà tại Hà Nội và áp dụng biện pháp hạn chế sự phát triển của chúng, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Thú y Quốc gia Hà Nội, tr. 45 - 57.

30. Đào Thị Thanh Thủy (2012), Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella và một số đặc điểm của Salmonella trong thịt lợn tươi tại khu vực thành phố Thái Nguyên,

Luận văn Thạc sĩ Công Nghệ sinh học, ĐH Thái Nguyên.

31. Trần Linh Thước (2002), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mĩ phẩm, NXB giáo dục.

32. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5153:1990 về thịt và sản phẩm thịt - phương pháp phát hiện Salmonella.

33. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5155:1990 về thịt và sản phẩm của thịt - phương pháp phát hiện và đếm số Escherichia coli.

34. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5156:1990 về thịt và sản phẩm của thịt - phương pháp phát hiện và đếm số Staphylococcus aureus.

35. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5376 : 1991 về Phương pháp kiểm tra vệ sinh - Uỷ

ban Khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 343/QĐ ngày 11 tháng 6 năm 1991.

36. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5667:1992 về thịt và sản phẩm thịt - phương pháp xác định tổng số vi khuẩn hiếm khí

37. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6187-1:2009 về Chất lượng nước - Phát hiện và

đếm Escherichia coli và vi khuẩn coliform - Phần 1: Phương pháp lọc màng 38. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7046 : 2009 về thịt tươi - Yêu cầu kỹ thuật.

39. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7925:2008 về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức

ăn chăn nuôi - Phương pháp lấy mẫu thân thịt tươi để phân tích vi sinh vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động giết mổ lợn và ô nhiễm một số vi sinh vật hiếu khí trên thịt lợn bán tại khu vực quận nam từ liêm, thành phố hà nội​ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)