Tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động giết mổ lợn và ô nhiễm một số vi sinh vật hiếu khí trên thịt lợn bán tại khu vực quận nam từ liêm, thành phố hà nội​ (Trang 28 - 30)

Năm 1996, vụ ngộ độc thực phẩm do E. coli xảy ra ở Sakai - Nhật Bản đã làm 6.500 người nhập viện và 7 người thiệt mạng (dẫn theo Lê Minh Sơn, 2003).

Từ 7/2007 đến 8/2008 Yu T. và cs. (2014) đã thu thập 638 mẫu thực phẩm (bao gồm thịt, hải sản, rau, thịt nấu chín) tại Hà Nam, Trung Quốc để xác định sự ô nhiễm của vi khuẩn Salmonella. Kết quả cho thấy, có 9,7% số mẫu dương tính.

Từ tháng 11/2008 đến tháng 7/2010 Jamali H. và cs. (2014) đã thu thập 471 mẫu ruột vịt và ngỗng (291 mẫu ruột vịt và 180 ruột ngỗng). Kết quả cho thấy có 58 mẫu dương tính với Listeria spp., 107 mẫu dương tính Salmonella spp. và 80 mẫu dương tính với Yersinia spp.. Tác giả còn cho biết 48,3% số chủng Listeria, 63,6% số chủng Salmonella phân lập được đã kháng lại tetracycline.

Adeyanju G. T. và Ishola O. (2014) đã thu thập 53 mẫu thịt gà và 46 mẫu thịt gà tây từ các điểm bán lẻ thuộc Nigeria để đánh giá tỷ lệ nhiễm E. coli

Salmonella spp.. Kết quả cho thấy, có 32,1% số mẫu thịt gà và 34,8% số mẫu thịt gà tây dương tính với Salmonella spp.; 43,4% số mẫu thịt gà và 39,1% số mẫu thịt gà tây nhiễm vi khuẩn E. coli.

Nimri L. và cs. (2014) đã đánh giá tình hình nhiễm khuẩn trên bánh mỳ kẹp thịt (sandwiches) đã được tiến hành tại miền bắc Jordan. Kết quả cho thấy, 28,3%

số mẫu dương tính với Escherichia coli (28,3%); 25,5% dương tính với Salmonella spp.; 15,9% dương tính với Citrobacter freundii và 8,3% dương tính với

Staphylococcus aureus. Tỷ lệ nhiễm khuẩn cao hơn ở các mẫu sandwiches gà. Đa số các loài vi khuẩn phân lập được có hiện tượng kháng kháng sinh, đặc biệt là tetracycline và streptomycin.

Từ tháng 8/2011 - 2/2012, Odwar J. A. và cs. (2014) đã thu thập 200 mẫu thịt gà tươi bán tại Nairobi, Kenya đê xác đinh tỷ lệ ô nhiễm các loại vi sinh vật. Kết quả cho thấy: 97% sô smẫu dương tính với Coliform và 78% dương tính với vi khuẩn E. coli.

Từ 2011 - 2013, 17 đợt ngộ độc thịt gia cầm đã xảy ra tại Pháp. Tất cả các trường hợp đều có liên quan đến vi khuẩn Clostridium botulinum. Chính vì vậy, Souillard R. và cs. (2014) đã nghiên cứu sự lưu hành của C. botulinum trong toàn

bộ hệ thống giết thịt (gia cầm giết thịt, các công đoạn trong quá trình giết mổ, không khí, đất, nước, các loài côn trùng xung quanh trang trại và khu vực giết mổ….). Kết quả cho thấy 39,5% số mẫu thu thập dương tính với C. botulinum. Trong đó, gia cầm giết thịt, nước và không khí tại các cơ sở giết mổ có tỷ lệ dương tính với C. botulinum khá cao (tỷ lệ lần lượt là 82,35%, 81,25% và 68,75%).

Từ 8/2012 đến 3/2013, Schoder D. và cs. (2014) đã thu thập 600 mẫu sản phẩm động vật nhập khẩu tại sân bay quốc tế Vienna, Áo để kiểm tra sự ô nhiễm vi sinh vật. Kết quả cho thấy có 2,5% số mẫu dương tính với L. monocytogenes, 1,3% dương tính với Escherichia coli và 1,2% với Salmonella spp.

Crim S. M. và cs. (2014) cho biết: bệnh ngộ độc thực phẩm luôn là một vấn

đề lớn tại Hoa Kỳ. Trong năm 2013, có 19.056 người bị ngộ độc, 4.200 trường hợp phải nằm viện điều trị và có 80 trường hợp tử vong.

Vally H. và cs. (2014) đã xác định tỷ lệ bệnh lây truyền qua thực phẩm trong năm 2010 tại Australia. Các tác giả đã kết luận: 98% số ca nhiễm Clostridium perfringens là truyền qua thực phẩm, tương tự với Listeria monocytogenes là 98%,

Salmonella spp. là 72% và Campylobacter spp. là 77%.

Rodríguez-Lázaro D. và cs. (2014) đã thu thập 117 mẫu thịt động vật (thịt linh dương, thịt bò, thịt gà, vịt, thịt lợn, động vật gặm nhấm và gà tây), 75 mẫu sản

phẩm sữa (74 phomat và 1 bơ) và 3 trứng gia cầm tươi để xác định tỷ lệ lưu hành S.

aureus. Tác giả cho biết: có 66/117 mẫu dương tính (chiếm 33,9%).

Theo Mangen M. J. và cs. (2015): tại Hà Lan, trong năm 2011 ước tính thiệt hại kinh tế do các loại vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm là rất lớn, trong đó ngộ độc do Staphylococcus aureus ước tính thiệt hại khoảng 47.100.000 Euro /năm,

Campylobacter spp. là 32,0 triệu Euro /năm và norovirus là 17.700.000 Euro /năm. Bai X. và cs. (2015) đã nghiên cứu tỷ lệ lưu hành của STEC (E. coli sản sinh

độc tố shiga) trong thịt tươi (lợn, bò, cừu, gà và vịt) bán lẻ tại 2 địa phương thuộc Trung Quốc. Kết quả cho thấy, có 166/853 mẫu dương tính với E. coli. Trong đó, 63 chủng STEC đã được phân lập từ 58 mẫu thịt các loại dương tính (14 mẫu thịt lợn; 21 mẫu thịt bò; 26 mẫu thịt cừu, 1 mẫu thịt gà và 1/13 mẫu thịt vịt). Các chủng STEC này tồn tại trong thịt tươi, có khả năng gây ngộ độc thực phẩm và gây bệnh cho con người.

Osman K. M. và cs. (2015) đã thu thập 100 mẫu thịt (50 mẫu thịt gà, 50 mẫu thịt bò tươi) và phát hiện được 100 chủng tụ cầu thuộc 11 loài. Trong đó, các loài chiếm ưu thế bao gồm: Staphylococcus hyicus (26/100), S. lugdunensis (18/100), S.

aureus (15/100) và S. epidermidis (14/100).

Costa W. L. và cs. (2015) đã thu thập 114 mẫu thịt và cá tươi (30 mẫu gà, 30 mẫu thịt bò, 24 mẫu thịt lợn và 30 mẫu cá) tại bếp ăn của 10 bệnh viện ở Salvador, Bahia, tại đông bắc Brazil để xác định tình hình nhiễm S. aureus. Kết quả cho thấy: 28,1% số mẫu thu thập dương tính với S. aureus (23,3% thịt bò; 23,3% thịt gà; 37,5% thịt lợn và 30% mẫu cá).

Tewari A. và cs. (2015) đã phân tích 40 mẫu thịt đã nấu chín và 54 mẫu thịt sống để xác định sự có mặt của vi khuẩn Bacillus cereus. Kết quả cho thấy, tỷ lệ thịt nấu chín nhiễm B. cereus cao hơn thịt sống (35% so với 27,78%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động giết mổ lợn và ô nhiễm một số vi sinh vật hiếu khí trên thịt lợn bán tại khu vực quận nam từ liêm, thành phố hà nội​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)