Khí hậu thuỷ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học và một số đặc điểm cấu trúc của quần xã thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 36 - 38)

Khí hậu

Về mặt khí hậu thuỷ văn, khu bảo tồn thiên nhiên BC-PB nằm trong vùng ảnh hƣởng của chế độ khí hậu nhiệt đới mƣa mùa. Số liệu theo dõi năm 2006 tại trạm khí tƣợng Vũng Tàu ghi nhận nhƣ sau:

Nhiệt độ bình quân hàng năm của không khí là 25,80C, cao nhất (Tmax) là 380C vào tháng 4 – 5 , thấp nhất (Tmin) là 150C vào tháng 12. Biên độ nhiệt 30C.

Lƣợng mƣa bình quân hàng năm là 1.396 mm, cao nhất (Pmax) là 1.877 mm (năm 1917) và thấp nhất (Pmin) là 704 mm vào năm 1907. Số ngày mƣa bình quân trong năm là 124 ngày.

Số tháng mƣa là 6 tháng (từ tháng 5 – 10) nhƣng thƣờng tập trung vào tháng 7, 8, 9 hàng năm. Mùa nắng kéo dài từ tháng 11 – 4 năm sau (6 tháng) có khi tới 7 tháng. Số tháng khô từ 1 – 3 tháng. Số tháng hạn từ 2 – 3 tháng. Số tháng kiệt từ 0 – 1 tháng.

Ðộ ẩm tuyệt đối bình quân hàng năm là 85,2% Ðộ ẩm tuyệt đối (max) hàng năm tới 100%

Ðộ ẩm tuyệt đối (min) là 36% vào tháng 12 và tháng 1 Lƣợng bốc hơi cao nhất (max) là 43,7% vào tháng 3

Chế độ gió.

Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phƣớc Bửu thƣờng chịu ảnh hƣởng của 2 hƣớng gió thịnh hành theo 2 mùa chính liên tục là.

Gió Tây Nam thổi vào mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11

Gió Ðông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Tốc độ trung bình của gió là 8 – 10km/h. Vào những ngày mƣa bão gió xoáy lốc có thể đến 50 – 70km/h

Hình 3.1 Biểu đồ Gaussen-Water

Hai hƣớng gió này đều từ ngoài biển Ðông thổi vào và suốt dọc vùng ven biển đều không có cây cao chắn gió, cho nên có sự ảnh hƣởng rất lớn đến sự phân bố thực vật cũng nhƣ quá trình sinh trƣởng, phát triển và tái sinh rừng.

Thủy văn.

Hệ thống sông suối trong khu bảo tồn nhìn chung không đáng kể, chỉ có các suối cát, suối đá,... Rải rác trong khu bảo tồn cũng có các bàu và hồ nhƣ bàu Nhám, bàu Tròn, hồ Cóc, hồ Linh có nƣớc quanh năm, diện tích mặt nƣớc thay đổi theo mùa (mùa mƣa rộng ra, mùa khô thu hẹp lại).

Trong Khu bảo tồn thiên nhiên BC– PB có khoảng 43 km sông suối lớn, nhỏ thƣờng có nƣớc quanh năm nhƣng ngắn dƣới 10 km nhƣ sông Hỏa, suối Cát, suối Nhỏ, suối Bang. Ngoài ra còn có một số bàu và hồ có nƣớc quanh năm nhƣ : bàu Nhám, bàu Bàng, hồ Cốc, hồ Tràm, hồ Linh, hồ Tròn và hồ Núi Le... Ðặc biệt ở phía đông bắc Khu bảo tồn thiên nhiên BC-PB có suối nƣớc khoáng Bình Châu có nhiệt độ từ 60 – 800C đây là khu du lịch rất có giá trị. Nhìn chung mực nƣớc ngầm trong Khu bảo tồn thiên nhiên BC-PB là tƣơng đối thấp, thuận lợi cho sự phát triển của thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học và một số đặc điểm cấu trúc của quần xã thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)