Hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học và một số đặc điểm cấu trúc của quần xã thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 69 - 70)

Theo các nhà sinh thái thì phân bố thực vật trên một diện tích rừng thƣờng tồn tại một trong ba dạng:

o Phân bố theo cụm ở giai đoạn tuổi non;

o Phân bố ngẫu nhiên ở tuổi trung niên;

o Phân bố cách đều ở tuổi gần thành thục và thành thục.

Trong ba dạng phân bố thì phân bố cách đều là tốt nhất, vì ở đó cây rừng không bị cạnh tranh về không gian dinh dƣỡng, có điều kiện thuận lợi để sinh trƣởng phát triển và cho lƣợng sinh khối cao. Kết quả xác định mô hình phân bố số cây trên mặt phẳng ngang theo bảng 4.13 nhƣ sau

Bảng 4.13: Phân bố cây rừng trên mặt phẳng nằm ngang

KIỂU SINH CẢNH N/ha  Xn U Q HT phân bố

Phục hồi sau khai thác 612 0.061 1.162 30 -4.453 0.575 Cụm

Sinh cảnh thực vật ven

lộ giới (30 – 50m) 947 0.095 2.017 30 2.525 1.241 Cách đều Sinh cảnh thực vật ven

lộ giới (60 – 80m) 1243 0.124 2.102 30 5.054 1.482 Cách đều

Kết qủa bảng 4.10 cho thấy phân bố cây rừng theo từng sinh cảnh thể hiện đúng quy luật phát triển: Kiểu rừng phục hồi sau khai thác các cây phân bố tập trung thành từng cụm, có khá nhiều khoảng trống trong rừng, nhiều cây tái sinh, cây non, các bụi …mọc nhanh, ƣa sáng. Sinh cảnh thực vật ven lộ giới (30 – 50m) gần thành thục cây rừng mọc cách đều, loài cây sáng, mọc nhanh dần dần thay thế các loài ƣu thế có giá trị. Rừng dần dần ổn định ở Sinh cảnh thực vật ven lộ giới (60 - 80m): cây rừng mọc cách đều nhau, đây là những loài, cây thích nghi tốt, xác định đặc trƣng sinh thái của sinh cảnh tại khu vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học và một số đặc điểm cấu trúc của quần xã thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 69 - 70)