Đặc điểm tái sinh tại khu bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học và một số đặc điểm cấu trúc của quần xã thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 70)

4.3.1 Tổ thành tầng cây tái sinh

Tổ thành cây tái sinh sẽ là tổ thành tầng cây cao của các lâm phần trong tƣơng lai, nếu nhƣ tất cả các điều kiện sinh thái thuận lợi cho các loài cây tái sinh tham gia trong công thức tổ thành hiện tại sẽ là tổ thành tầng cây cao trong tƣơng lai. Giữa chúng sẽ có nhiều biến đổi do nhiều nguyên nhân, cho nên phải xác định tổ thành tầng cây cao sao cho hợp lý nhất. Việc xác lập tổ thành tầng cây cao hợp lý là nhằm vào tái sinh rừng và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để hoàn thành tái sinh rừng trƣớc khi chúng tham gia tạo lập nên hệ sinh thái rừng.

Bảng 4.14 Tổ thành tầng cây tái sinh theo sinh cảnh

Phục hồi sau khai thác

TT Loài N% F% IV% Tổng 100 100 100 6 Loài ưu thế 80.41 69.33 74.87 1 Trâm 39.19 32.00 35.59 2 Giền trắng 16.22 10.67 13.44 3 Trường 10.14 8.00 9.07 4 Thị rừng 6.76 6.67 6.71 5 Làu táu 4.73 6.67 5.70 6 Bình linh 3.38 5.33 4.36 15 loài khác 19.59 30.67 25.13 Sinh cảnh thực vật ven lộ giới (30 - 50m)

Lòai N% F% IV% Tổng 100 100 100 6 Loài ưu thế 79.10 72.31 75.71 1 Trâm 17.16 20.00 18.58 2 Săng đen 19.40 13.85 16.62 3 Giền trắng 14.93 13.85 14.39 4 Thị rừng 9.70 10.77 10.24 5 Nhọ nồi 10.45 9.23 9.84 6 Trường 7.46 4.62 6.04 12 Loài khác 20.90 27.69 24.29 Sinh cảnh thực vật ven lộ giới (60 - 80m)

Loài N% F% IV% Tổng 100 100 100 5 Loài ưu thế 67.5 59.55 63.53 1 Trâm 26.25 20.22 23.24 2 Săng đen 14.375 13.48 13.93 3 Giền trắng 11.875 12.36 12.12 4 Chò chai 7.5 7.87 7.68 5 Trường 7.5 5.62 6.56

Kết quả phân tích ở bảng 4.11 nhận thấy: ở trong từng kiểu sinh cảnh, tổ thành các cây tái sinh hầu hết đều từ các cây mẹ trên tầng cây cao, tuy nhiên theo từng sinh cảnh đề tài rút ra một số kết luận sau:

Kiểu rừng phục hồi sau khai thác: với mật độ 74.87% của 6 loài chiếm ƣu thế Trâm (35.59%), Giền trắng (13,44%), Trƣờng (9.07%), Thị (6.71%), làu táu (5.70%), Bình linh (4.36%).

CTTT : 3.92Tra + 1.62Gie +1.01Tru +0.68Thi + 0.47 Lau + 0.47Sde + 0.34Bli + 0.27Cok +

0.27Nho. (4-23)

Sinh cảnh thực vật ven lộ giới (30 - 50m): Tổ thành thành vật thực vật tại sinh cảnh này đã có sự thay đổi rõ, các loài cây con tái sinh có sự kế thừa các loài cây mẹ trên các tầng cây cao. Có 6 loài chiếm ƣu thế trong sinh cảnh này chiếm phần trăm về mật độ khá cao 75.71%, dẫn đầu là Trâm (18.58%), Săng đen (16.62%), Giền trắng (14.39%), Thi rừng (10.24%), Nhọ nồi (9.84%), và cuối cùng là Trƣờng (6.04%).

CTTT: 2.00Sde + 1.77Tra + 1.07 Nho + 1.54 Gie + 1.00Thi + 0.77Tru + 0.31Cap + 0.31Cho +

0.15Nhoc + 0.15Sam + 0.15Tha (4-24)

Sinh cảnh thực vật ven lộ giới (60 - 80m): Ở sinh cảnh này, các cây con tái sinh kế thừa từ các cây mẹ ở các tầng cây gỗ trên, đây là những cây thích nghi tốt với điều kiện lập quần tại sinh cảnh này, cây con tái sinh có triển vọng có thể thay thế các cây mẹ khi già cỗi. Phần trăm về mật độ 63.53% của 5 loài cây ƣu thế/sinh cảnh: Trâm (23.24%), Săng đen (13.93%), Giền trắng (12.12%),Chò chai (7.67%), Trƣờng (6.52%).

CTTT: 2.63Tra + 1.44Sde + 1.19Gie + 0.75Tru + 0.44Gao + 0.38Ttra + 0.25Tha + 0.19Lta + 0.19 Thi + 0.19Sam ./. (4-25)

Tổ thành tầng cây cao là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến tái sinh tƣ nhiên vì tầng cây cao là nguồn cung cấp hạt giống, quyết định số lƣợng và sức sinh trƣởng của tầng cây tái sinh.

Nhìn chung ở các kiểu sinh cảnh rừng nghiên cứu tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh có sự kế thừa nhƣ: Bình Linh, Chò Chai, Giền trắng, Săng đen, Trƣờng, Trâm, … nhƣ vậy, khả năng gieo giống của các cây mẹ tốt vì vậy cần quan tâm nuôi dƣỡng các cây mẹ có giá trị nhằm đảm bảo cho rừng phát triển ổn định.

Phân tích ảnh hƣởng của môi trƣờng đến tái sinh cần phái xuất phát từ đặc tính sinh thái của loài cây tái sinh sống trong một môi trƣờng cụ thể, và một giai đoạn sinh trƣởng phát triển nhất định. Cùng một loài cây nhƣng sống trong những giai đoạn phát triển khác nhau tác động khác nhau. Vì vậy, đánh giá khả năng sinh trƣởng của lâm phần thì đánh giá sức sinh trƣởng của các cây tái sinh là phần không thể thiếu trong quản lý rừng đƣợc thể hiện bảng 4.15, 4.16, 4.17.

Bảng 4.15: Sức sinh trưởng ở Sinh cảnh phục hồi sau khai thác

H (m)

Sức sinh trưởng

Tổng Khỏe Trung bình Yếu

Chỉ tiêu N( c/ha) N % N % N % 1.5 600 - - 500 83 100 17 2.5 2,900 500 17 1,800 62 600 21 3.5 4,600 300 7 3,500 76 800 17 4.5 3,500 300 9 2,500 71 700 20 5.5 1,600 400 25 1,000 63 200 13 6.5 1,500 500 33 1,000 67 - - 7.5 400 100 25 200 50 100 25 Tổng 15,100 2,100 14 10,500 70 2,500 17

Kết quả bảng 4.15 mật độ và sức sinh trƣởng của tầng cây tái sinh theo cấp chiều cao của sinh cảnh phục hồi sau khai thác đề tài ghi nhận: mật độ cây tái sinh khá cao 15.100cây/ha, tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao 2.5 – 4.5 m sau đó giảm dần. sức sinh trƣởng của tầng cây tái sinh chủ yếu ở mức trung bình với tỷ lệ 70%, sức sinh trƣởng khỏe và yếu không đáng kể.

Bảng 4.16: Sức sinh trưởng ở sinh cảnh ven lộ giới (30 – 50m)

H (m)

Sức sinh trưởng

Tổng Khỏe Trung bình Yếu

Chỉ tiêu N( c(/ha) N % N % N % 1.5 332 - - 249 75 83 25 2.5 664 166 25 332 50 166 25 3.5 2,407 415 17 1,328 55 664 28 4.5 2,324 415 18 1,577 68 332 14 5.5 3,237 332 10 2,739 85 166 5 6.5 1,245 - - 1,162 93 83 7 7.5 913 249 27 581 64 83 9 Tổng 11,122 1,577 14 7,968 72 1,577 14

Ở sinh cảnh thực vật ven lộ giới (30 – 50m) với mật độ tái sinh 11.122cây/ha, phân bố số cây tái sinh tập trung nhiều từ cấp chiều cao 3.5 – 5.5 m, sau đó số cây tái sinh giảm dần khi chiều cao tăng lên, sức sinh trƣởng của các cây này đạt mức trung bình đến khỏe. sức sinh trƣởng chung cho sinh cảnh này chủ yếu là mức trung bìng

Bảng 4.17: Sức sinh trưởng ở Sinh cảnh thực vật ven lộ giới (60 – 80m)

H (m)

Sức sinh trưởng

Tổng Khỏe Trung bình Yếu

Chỉ tiêu N(c/ha) N % N % N % 1.5 1,494 581 39 498 33 415 28 2.5 6,723 1,992 30 4,150 62 581 9 3.5 3,403 996 29 1,660 49 747 22 4.5 1,328 83 6 1,162 88 83 6 5.5 332 83 25 249 75 - - Tổng 13,280 3,735 28 7,719 58 1,826 14

Sinh cảnh thực vật ven lộ giới (60 – 80m): Với mật độ tái sinh 13.280cây/ha tập trung ở chiều cao 2.5 – 3.5, các cây này có sức sinh trƣởng từ trung bình đến khỏe sau đó mật độ giảm dần khi lên các tầng cây cao, rất ít cây có sức sinh trƣởng yếu. Tỷ lệ % các cây có sức sinh trƣởng khỏe là 28%, trung bình 58% và yếu là 14%.

Hình 4.15: Biểu đồ phân bố sức sinh trƣởng - sinh cảnh phục hồi sau khai thác

Hình 4.16: Biều đồn phân bố sức sinh trƣởng - sinh cảnh thực vật ven lộ giới 30 -50 m

Hình 4.17: Biểu đồ phân bố sức sinh trƣởng - sinh cảnh thực vật ven lộ giới 60 – 80 m

Kết luận, Qua bảng các hình 4.15, 4.16, 4.17 và phân bố sức sinh trƣởng và mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ở từng sinh cảnh nghiên cứu đề tài ghi nhận:

Ở sinh cảnh phục hồi sau khai thác kiệt mật độ tái sinh cao nhất trên 15.000cây/ha , số cây tái sinh có chiều cao 5.5 – 7.5 còn nhiều, ở sinh cảnh thực vật ven lộ giới (30 – 50 m) và (60 – 80m) mật độ cây tái sinh đã giảm đi, những cây tái sinh có chiều cao 4.5 – 7.5m đã hạn chế, riêng sinh cảnh thực vật ven lộ giới (60 – 80m) hầu nhƣ không có cây tái sinh có chiều cao 6.5 m trở lên, điều đó chứng tỏ rằng ở sinh cảnh phục hồi sau khai thác có khá nhiều lỗ trống trong rừng, số loài cây tiên phong, ƣa sáng, mọc nhanh phát triển khá mạnh tập trung nhiều ở chiều cao

hơn, lớp cây tái sinh ở cấp chiều cao 5.5 m trở lên không nhiều có thể nói rằng tầng cây cao đã ổn định và lớp cây tái sinh này diễn ra các quá trình đấu tranh sinh tồn, cạnh tranh dinh dƣỡng và ánh sáng và đảo thải tự nhiên mạnh

Mặc dù rừng đã bị tác động mạnh nhƣng đã có thời gian phục hồi và sức sinh trƣởng cây tái sinh khỏe và trung bình đạt rất cao, chứng tỏ tiềm năng tái sinh rừng ở các sinh cảnh rừng ở BC-PB rất lớn. Chính vì vậy, biện pháp kỹ thuật áp dụng cho các trạng thái rừng này là xúc tiến tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung các loài mục đích, nhằm nâng cao tỷ lệ cây có sức sinh trƣởng tốt đáp ứng mục tiêu phục hồi sinh thái.

4.3.3 Nguồn gốc tái sinh

Một trong những vấn đề then chốt trong quản lý rừng là làm sao xác định đƣợc nguồn gốc tái sinh rừng. Với ý nghĩa đó, đề tài xác định nguồn gốc tái sinh rừng làm cơ sở đánh giá khả năng bảo tồn loài, bảo vệ đa dạng sinh học tại khu BTTN BC - PB

Bảng 4.18: Nguồn gốc tái sinh ở các sinh sinh cảnh

Nguồn gốc tái sinh ở kiểu rừng phục hồi sau khai thác

H (m) Nguồn gốc Tổng N (c/ha) Chồi Hạt Chỉ tiêu N % N % 1.5 600 - - 600 100 2.5 2,900 100 3 2,800 97 3.5 4,600 400 9 4,200 91 4.5 3,500 1,500 43 2,000 57 5.5 1,600 - - 1,600 100 6.5 1,500 - - 1,500 100 7.5 400 - - 400 100 Tổng 15,100 2,000 13 13,100 87

Nguồn gốc tái sinh sinh cảnh thực vật ven lộ giới (30 – 50m) H (m) Nguồn gốc Tổng N (c/ha) Chồi Hạt Chỉ tiêu N % N % 1.5 498 - - 498 100 2.5 1,992 83 4 1,909 96 3.5 2,407 332 14 2,075 86 4.5 1,660 581 35 1,079 65 5.5 2,075 498 24 1,577 76 6.5 1,411 332 24 1,079 76 7.5 1,079 249 23 830 77 Tổng 11,122 2,075 19 9,047 81

Sinh cảnh thực vật ven lộ giới (60 – 80m)

H (m) Nguồn gốc Tổng N(c/ha) Chồi Hạt Chỉ tiêu N % N % 1.5 1,494 83 6 1,411 94 2.5 6,723 - - 6,723 100 3.5 3,403 - - 3,403 100 4.5 1,328 - - 1,328 100 5.5 332 - - 332 100 Tổng 13,280 83 1 13,197 99

Qua bảng thống kê mật độ tái sinh theo nguồn gốc ghi nhận: Nguồn gốc tái sinh tại các sinh cảnh khu bảo tồn chủ yếu có nguồn gốc hạt, tập trung chủ yếu là các cây tái sinh triển vọng tỷ lệ tái sinh có nguồn gốc hạt chiếm 87% . Ở sinh cảnh thực vật ven lộ giới (60 – 80m) gần nhƣ 100% các cây tái sinh có nguồn gốc hạt, nguồn gốc chồi không đáng kể. Cây có nguồn gốc chồi sinh trƣởng nhanh, nhƣng đời sống ngắn chỉ phù hợp với yêu cầu kinh doanh gỗ. Đối với công tác bảo tồn loài, bảo vệ đa dạng sinh học thì tái sinh hạt đảm bảo đƣợc nguồn giống trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài góp phần quan trọng trong quá trình phục hồi rừng, đƣa rừng về cấu trúc ổn định và là ngân hàng nguồn gen quý cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN.

Nhằm xác định quy luật phát triển cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu, làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp tại Khu BTTN, đề tài tiến hành mô hình hóa quy luật phát triển tầng cây tái sinh.

Để xác định công thức chung cho các sinh cảnh rừng tiến hành kiểm tra độ thuần nhất phân bố Nts-H.

Bảng 4.19 Kết quả kiểm tra độ thuần nhất cây tái sinh theo cấp chiều cao (Nts-H)

Kiểu rừng 2

tính 2

0.05 Bậc tự do Kết luận

Phục hồi sau khai thác 36.39 36.42 24 H+

Sinh cảnh thực vật ven lộ giới (30 – 50m) 32.54 32.67 21 H+

Sinh cảnh thực vật ven lộ giới (60 – 80m) 17.39 21.03 12 H+

Kết quả xác định tại bảng 4.19

- Sinh cảnh phục hồi sau khai thác: với 25 ô dạng bản trong 5 ô tiêu chuẩn: Kết quả xác định 2

tính < 2

0.05: H+:

- Sinh cảnh thực vật ven lộ giới (30 – 50m): Với 5 ô kiểm tra xác định có 01ô bất thƣờng, bị loại, nhƣ vậy chỉ có 04 ô thuần.

- Sinh cảnh thực vật ven lộ giới (60 – 80m): 06 ô kiểm tra, chỉ có 3 ô thuần.

Biểu 4.20 MHH phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao (Nts-H)

SINH CẢNH

Phục hồi sau khai thác

Sinh cảnh ven lộ giới (30 – 50m)

Sinh cảnh ven lộ giới (60 – 80m) Hàm toán Tham số Weibull Khoảng cách Weibull Khoảng cách Weibull Khoảng cách α 1.8 0.1457 2.5 0.0268 2.5 0.1250  0.173 0.025 0.309 γ 0.543 0.665 0.548 K (Bậc tự do) 4. 3. 3. 2 3 3 R2 0.999 0.994 0.989 0.916 1.000 0.976 2 tính 5.587 13.149 17.329 22.820 3.593 23.014 2 0.05 9.488 7.815 7.815 5.991 7.815 7.815 Kết luận H+ H- H- H- H+ H-

Hình 4.18: Phân bố cây tái sinh (Nts-H) – Phục hồi sau khai thác

Hình 4.19: Phân bố cây tái sinh (Nts-H) – sinh cảnh thực vật ven lộ giới 60-80m Qua kết quả bảng 4.17 và hình 4.18, 4.19 ghi nhận: Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao có dạng lệch trái, tập trung ở cấp kính II và III. Hàm toán học khoảng cách và Weibull để kiểm tra quy luật phát triển thì chỉ có hai sinh cảnh: phục hồi sau khai thác và ven lộ giới (60- 80m) thì chỉ có hàm Weibull thích hợp để mô tả phân bố này với chỉ số 2

tính < 2

0.05 : H+. Hàm chính tắc có dạng (4-26), (4- 27) nhƣ sau:

Sinh cảnh phục hồ sau khai thác

Hàm Weibull: Nts = 1- e-1.8*H^0.173 (4-26)

Sinh cảnh thực vật ven lộ giới (60 – 80m)

Hàm weibull: Nts = 1- e-2.5*H^0.309 (4-27)

Kết luận: Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao (Nts-H) có dạng phân bố lệch trái, tăng từ cấp chiều cao nhỏ đến 2.5 m sau đó số cây tái sinh giảm xuống thể hiện đúng quá trình phát triển của tầng cây tái sinh, cạnh tranh dinh dƣỡng, đào thải tự nhiên mạnh, các cây này sẽ là lớp cây kế cận, tham gia vào tổ thành tầng cây cao, góp phần quan trọng tạo ra tiểu hoàn cảnh rừng.

Phân bố số cây theo cấp chiều cao có 1 đỉnh chính và phụ, nguyên nhân tầng cây cao ảnh hƣởng đến tầng cây tái sinh, sâu bệnh, già cỗi một vài cây gỗ ở tầng cây cao bị ngã đổ, tạo ra những khỏang trống trong rừng, đây là điều kiện thuận lợi cho các cây ƣa sáng mọc nhanh phát triển mạnh làm cho kết câu tầng thứ cây tái

4.4 Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh bảo tồn loài và phục hồi rừng tại khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu tại khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu

Việc bảo tồn loài, bảo vệ đa dạng sinh học tại Khu BTTN BC – PB là một nhiệm vụ thƣờng xuyên của Ban quản lý, vì vậy đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng rừng, đƣa rừng về trạng thái tự nhiên ban đầu đề tài đề xuất: dựa theo các 3tiêu chí:

4.4.1 Về lý luận:

- Chọn các lòai giống cây con phải là những loài bản địa, thích nghi với điều kiện lập địa tại địa phƣơng

- Cỏ dại và các thân cây cỏ cần tiêu diệt nhiều lần xung quanh các cây con tái sinh.

- Xung quanh cây con tái sinh cần phải dọn sạch các vật liệu dẽ cháy trƣớc khi xúc tiến tái sinh.

- Ở những nơi có khá nhiều khoảng trống trong rừng, ít có cây tái sinh tự nhiên, cần phải xúc tiến tái sinh nhân tạo để phục hồi lại rừng.

- ở những nơi có nhiều ánh sáng cần chọn cây ƣa sáng, mọc nhanh để sớm tạo tiểu hoàn cảnh rừng và hạn chế các loại cỏ dại.

Tiêu chí sử dụng để chọn cây cho phục hồi rừng [18]

- Giống cây có sẵn, làm thức ăn cho các loài thú rừng.

- Tán lá rộng, rể ăn sâu, chịu đƣợc lửa, chịu đƣợc điều kiện khắc nghiệt của môi trƣờng nhƣ: hạn hán và gió bão, lũ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học và một số đặc điểm cấu trúc của quần xã thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)