Ðiều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học và một số đặc điểm cấu trúc của quần xã thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 41 - 44)

Những hoạt động kinh tế xã hội liên quan đến sự hình thành và phát triển của Khu BTTN BC – PB tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Giai đoạn trước năm 1975.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, khu vực BC–PB cũng là một căn cứ địa cách mạng quan trọng của nhân dân tỉnh Bà rịa – Vũng tàu. Trong thời kỳ này hoạt động gây ảnh hƣởng lớn nhất đối với quá trình hình thành và phát triển của hệ thực vật ở khu vực BC–PB là bom đạn trong chiến tranh, các hoạt động chặt phá của con ngƣời hầu nhƣ không đáng kể. Ở thời kỳ này do tác động phá hoại của con ngƣời còn ít nên trữ lƣợng rừng khá cao. Tổ thành rừng chủ yếu là họ Dầu gồm: Dầu cát (Dipterocarpus costatus), Sao đen (Hopea odorata), Sến cát (Shorea

roxburghii), Vên Vên (Anisoptera costata) và Bằng Lăng (Lagerstroemia crispa).

Còn có nhiều loài cây gỗ qúy nhƣ: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia

bariaensis), Dáng Hƣơng (Pterocarpus indicus), Trai (Fagraea fragrans). Có nhiều

khu vực tổ thành cây Dầu cát , Sao đen, Vên Vên, Sến cát chiếm ƣu thế trên 40% số lƣợng cá thể loài.

Giai đoạn sau năm 1975 đến năm 1992.

Sau năm 1975 có 2 lực lƣợng tham gia tác động vào Khu bảo tồn thiên nhiên BC–PB là :

Lực lượng Nhà nước: có 2 đơn vị tham gia, Lâm trƣờng Xuyên Mộc quản lý

toàn bộ diện tích phân trƣờng I (các tiểu khu 22 , 23 và 24) với nhiệm vụ là khai thác gỗ, củi và trồng rừng. Những tiểu khu này trƣớc khi bàn giao cho Ban quan lý khu bảo tồn thiên nhiên BC-PB (từ năm 1975-1991) thì đã đƣợc khai thác tận thu sản phẩm nên cấu trúc rừng đã thay đổi rất nhiều. Tổ thành rừng còn lại chủ yếu là các loài cây gỗ tạp hoặc cây ƣa sáng. Ban quản lý rừng cấm với nhiệm vụ làm công tác bảo vệ rừng của khu rừng cấm cũ (các tiểu khu 25, 26, 27, 28, 29 và 30) do đó tài nguyên rừng ở các tiểu khu này đã đƣợc đƣợc quản lý khá chặt chẽ.

Lực lượng địa phương : Tuy không có các tổ chức tập thể hợp tác xã nghề rừng, nhƣng với lực lƣợng lao động 4% làm nghề rừng chính và 52% lực lƣợng lao

động không có nghề nghiệp gì nên đã vào rừng đốt rẫy, lấy gỗ củi, lấy dầu, lấy lâm sản, đốt than… để sinh sống nuôi gia đình theo từng thời điểm và từng thời vụ.

Số lao động không có nghề nghiệp chủ yếu là do dân kinh tế mới đến lập nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác sau năm 1975 đến nay. Hầu hết dân cƣ ở đây tập trung thành các cụm dân cƣ ở xung quanh khu bảo tồn, không có đồng bào dân tộc ít ngƣời và chỉ có hơn chục hộ gia đình dân kinh tế mới ở không ổn định rải rác trong tiểu khu 22 , 23 , 24 làm nông nghiệp.

Với 53% lực lƣợng lao động nông nghiệp và nghề biển là ngành nghề chính của dân địa phƣơng 5 xã ở xung quanh khu bảo tồn thiên nhiên BC-PB nhƣng chỉ theo từng thời vụ và ít đƣợc sự hỗ trợ vay vốn của nhà nƣớc nên sản xuất không phát triển mạnh đƣợc, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp, cho nên đời sống của dân địa phƣơng cũng ở mức độ thấp không đủ ăn (nhất là ngƣời lao động nghèo) đây cũng là một bộ phận thƣờng có tác động xấu đến tài nguyên rừng trong khu bảo tồn.

Về giao thông, ngoài 30 cây số đƣờng quốc lộ bao bọc phiá Bắc và phiá Tây của khu bảo tồn và trên 12 cây số bờ biển, còn có hàng chuc cây số đƣờng mòn nhỏ, đƣờng xe bò đi toả khắp khu rừng nên rất thuận tiện cho việc đi lại vận chuyển gỗ, than, củi … của dân địa phƣơng vào phá rừng. Do địa hình bằng phẳng nên việc đi lại và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên BC-PB rất thuận lợi, nhƣng cũng là những điều kiện thuận lợi cho những hoạt động khai phá rừng.

Từ những năm 1993 đến nay:

Sau khi luận chứng kinh tế kỹ thuật của khu bảo tồn thiên nhiên BC-PB đƣợc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt và đầu tƣ, việc quản lý bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên BC-PB đã dần dần đi vào ổn định. Ban quản lý khu bảo tồn đƣợc thành lập và củng cố. Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, và trồng rừng đã đƣợc thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn. Từ năm 1993 đến năm 1999, hơn 750 ha rừng đã đƣợc trồng tại những khu vực trƣớc đây là đất trống. Hệ thống các trạm quản lý bảo vệ rừng đƣợc thiết lập hầu hết đến các tiểu khu rừng.

Kết quả điều tra 12 xã, 1 thị trấn tại của nhóm công tác đã thực hiện ở huyện Xuyên mộc kết hợp với những tài liệu thống kê về dân số bao quanh khu bảo tồn cho thấy tổng dân số toàn huyện là 27.565 hộ, 135.594 khẩu (kết quả điều tra dân

số huyện Xuyện Mộc tính đến 31/12/2006). Trong đó dân ở ven khu bảo tồn (Bao

gồm 5 xã: Bƣng Riềng, Bông Trang, Bình Châu, Xuyên Mộc, Bình Châu) chiếm hơn 50% chủ yếu là ngƣời kinh, một số ít là dân tộc Châu Ro ở bản địa và các dân tộc khác nhƣ: Tày, Nùng, Khơme, Mƣờng di cƣ từ nơi khác đến. Ngành nghề lao động chủ yếu là nông nghiệp, ngƣ nghiệp , các ngành nghề khác nhƣ tiểu thủ công nghiệp dịch vụ chƣa phát triển. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện Xuyên Mộc là 2,15%

Những hoạt động kinh tế xã hội trên đây đã tác động rất mạnh mẽ vào thành phần và cấu trúc của thảm thực vật và động vật rừng, những hoạt động khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép, làm cho tỷ lệ các loài cây gỗ qúi, động vật rừng ngày càng giảm sút. Những cây gỗ lớn chiếm tầng cao trong rừng bị chặt phá, cấu trúc rừng tiến triển theo chiều hƣớng xấu, hình thành những sinh cảnh cây bụi hoặc cây gỗ ƣa sáng. Ngƣợc lại, những hoạt động khoanh nuôi phục hồi rừng làm tăng sức sinh trƣởng của rừng, tạo điều kiện cho lớp cây tái sinh phát triển. Các hoạt động trồng rừng, tạo nên các kiểu phụ thứ sinh nhân tác có thành phần loài đơn giản, cấu trúc rừng thƣờng chỉ có 2 tầng, tầng cây gỗ và tầng cây thân cỏ, đa dạng sinh học của rừng đã thay đổi so với rừng tự nhiên hỗn loại nhiều tầng [26].

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học và một số đặc điểm cấu trúc của quần xã thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 41 - 44)