Khái quát đặc điểm đa dạng thành phần thực vật Khu BTTN BC–

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học và một số đặc điểm cấu trúc của quần xã thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 44 - 50)

Kết quả điều tra xây dựng danh mục và tiêu bản thực vật khu bảo tồn ghi nhận đƣợc 732 loài thuộc 123 họ khác nhau. Đƣợc phân loại nhƣ sau:

TT Phân loại thực vật Số loài

1 Phân chia theo hệ thống phát sinh

- Nhóm khuyết thực vật - Nhóm hai lá mầm - Lớp một lá mầm 17 550 165 2 Phân chia theo dạng sống

- Cây thân gỗ (G)

- Cây thân thảo sống trên mặt đất (C) - Dây leo (thân gỗ và thân thảo) (L) - Cây bụi (B)

- Cây ký sinh trên thân cây khác - Cây phụ sinh (P) 342 224 100 32 9 25 3 Phân theo tình trạng đe dọa

- V (Vulnerable) sẽ nguy cấp, có thể bị đe dọa tuyệt chủng - R (Rare) Hiếm, có thể sẽ nguy cấp

- T (Threatened), Bị đe dọa

- K (Insufficient known) Biết không chính xác

8 3 3 3

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề điều tra danh mục và tiêu bản thực vật Khu BTTN,2000)

Trong 123 họ thực vật thì họ Dầu ở Khu bảo tồn BC-PB có 13 loài, hầu hết các loài cây trong họ Dầu đều là cây đại mộc, trong đó có Dầu cát (Dipterocarpus

costatus) là loài cây đặc hữu của khu bảo tồn. Tuy có số loài không nhiều nhƣng

đây là họ thực vật rất quan trọng. Nhiều tác gỉa cho rằng họ Dầu ở vùng Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng nhƣ cây lá kim ở vùng ôn đới. Số loài cây họ Dầu ở vùng Đông Nam Á có 64 loài, riêng ở Việt Nam có 28 loài và Khu BTTN BC – PB có 13

lên. Trong nhiều ƣu hợp thực vật, số cá thể của các loài cây trong họ Dầu chiếm trên 50% tổng số cá thể đo đếm.

Trong số các họ thực vật kể trên, họ Ðậu (Fabaceae) có số loài nhiều nhất 68 loài Là họ có nhiều loại thực vật quý hiếm nhƣ: Xay (Dialium cochinchinensis), Gõ đỏ (Afzelia Xylocarpa), Gõ mật (Sindora siamesis), Cẩm lai Bà rịa (Dalbergia

Bariaensis). Họ Cyperaceae 46 loài, Rubiaceae 39 loài, Poeceae 36 loài, và

Euphorbiaceae 35 loài.

Các đại diện của luồng di cƣ thứ hai từ Tây Nam (Ấn độ - Miến Điện) sang. Đó là các họ Tử vi (Lytheraceae) có 7 loài: Bằng lăng lá xoan (Lagerstroemia

ovalifolia), Bằng lăng 5 mảnh (Lagerstroemia quiquevalis), Bằng lăng ổi

(Lagerstroemia calyculata)…đây là những loài cây có kích thƣớc lớn, chiếm tầng cao trong các tầng rừng. Họ Bàng (Combretaceae) có 6 loài trong đó có 4 loài thuộc chi Chiêu liêu (Terminalia) đây là những loài có kích thƣớc nhỏ hoặc kích thƣớc trung bình thƣờng chiếm tầng thấp dƣới tán rừng và rụng lá vào mùa khô.

Khu BTTN còn có nhiều đại diện điển hình của khu hệ thực vật vùng Á nhiệt đới nhƣ họ Re (Lauraceae) có 7 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) có 22 loài, họ Dẻ

(Fagaceae) 2 loài, họ Thị (Ebennaceae) 8 loài.

Ngoài ra còn có 17 loài đƣợc ghi trong “Sách đỏ Việt Nam” trong đó có 8 loài thuộc nhóm nguy cấp (có thể bị đe dọa tuyệt chủng) nhƣ: Bình linh nghệ (Vitex

ajugaeflora); Cẩm lai Bà rịa (Dalbergia bariaensis); Giền trắng (Xylopia pierrei);

Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa); Hồng quang (Rhodoleia championii ); Thiết đinh lá bẹ (Markhamia stipulata); Xay (Dialium cochinchinensis).

Đặc biệt có các tổ hợp thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malayxia- Indonexia và khu hệ Ấn độ-Miến điện. Các tổ hợp thực vật trong đó Tràm (Melaleuca cajuputi), Dầu lông (Dipterocarpus intricatus), chiếm ƣu thế trên đất cát hoặc đất cát pha ngập nƣớc theo mùa là những cảnh quan độc đáo ít thấy xuất hiện ở các khu vực khác.

Kết quả xây dựng bản đồ thảm thực vật xác định hệ thực vật rừng tại đây có các yếu tố đặc trƣng của "Kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới" Kiểu thảm thực

700m ở miền Bắc, đây là đơn vị phân loại sơ cấp I, để phân chia thành đơn vị thứ cấp II và III các yếu tố này đƣợc thể hiện nhƣ sau:

 Yếu tố khu hệ thực vật: có hai luồng di cƣ thực vật quyết định thành phần thực vật ở đây là luồng di cƣ Malayxia – Indonexia và luồng di cƣ Ấn độ - Miến Điện.

 Yếu tố đá mẹ thổ nhƣỡng trong phạm vị nhỏ là các yếu tố đất đai, mức độ ngập nƣớc, hình thành các sinh cảnh thực vật trên đất phèn, trên cát hoặc sinh cảnh thực vật ven suối ngập nƣớc.

 Yếu tố sinh vật – con ngƣời

Với các phân loại nhƣ vậy Kiểu thảm thực vật rừng kín nữa rụng lá ẩm nhiệt đới ở Khu BTTN Bình Châu – Phƣớc Bửu đƣợc phân loại thành 3 kiểu phụ và 20 ƣu hợp, quần hợp phức hợp và sinh cảnh.

A, Kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malayxia – Inđonexia và khu hệ Ấn độ -Miến điện

o Ƣu hợp Dầu – Thị - Sến.

o Ƣu hợp Sến – Trâm – Trƣờng.

o Ƣu hợp Vên vên – Dầu – Sến.

o Ƣu hợp Trâm – Thành ngạnh- Bằng Lăng.

o Ƣu hợp Trâm – Bằng lăng- Bình linh.

o Ƣu hợp Bằng lăng – Trƣờng – Thị.

o Ƣu hợp Băng lăng – Bình linh – Cóc.

o Ƣu hợp Trâm – Trƣờng – Thị.

B, Kiểu phụ thổ nhưỡng

o Quần hợp Tràm (Melaleuca cajuputi) + cỏ chanh lƣơng (Leptocarpus disjunctus) + cỏ hoàng đầu dẹp (Xyris complanata) trên đất cát trắng

không ngập nƣớc mùa mƣa. Quần xã thực vật này chiếm diện tích 1501ha phân bố tập trung trên địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thoát nƣớc với độ tàn che 0,3. Tràm ở đây sinh trƣởng và phát triển kém (đất xấu do bị rữa trôi mạnh) cây thƣờng cong queo, thấp lòa xòa. Về thực bì (thực vật chỉ thị có các loài sau: Cỏ chanh lƣơng, cỏ Hoàng đầu dẹp, cỏ dùi trống

(Cuscuta pentagona). Tràm ở đây tuy không có giá trị lớn về kinh tế

nhƣng cần đƣợc bảo vệ giữ lại cho môi trƣờng và phục vụ khoa học.

o Quần hợp Tràm (M. cajuputi ) + Dầu lông (Dipterocarpus intricatus) +

cỏ cú (Cyperusc rotudus) trên đất cát pha ngập nƣớc mùa mƣa. Quần hợp này phân bố chủ yếu ở khu vực suối nƣớc nóng Bình Châu, địa hình thấp, trũng, đất không bị rữa trôi lớp mùn dày, cây sinh trƣởng tốt.

o Quần hợp Tràm thƣa (M. cajuputi) + cỏ lác (Cyperus) + cỏ năng (Eleocharis) trên đất ngập nƣớc ven hồ và bƣng đầm. Quần hợp này phân

bố tập trung chủ yếu ở xung quanh Hồ Nhám và các đầm nƣớc ven biển phía sau khu cồn cát di động. Tràm ở đây phân bố thƣa, rải rác không đều ở phần đất nong có đƣờng kính lớn nhƣng thƣờng cong queo, nhiều nhánh nên ít có giá trị sử dụng, còn những phần ngập nƣớc sâu chỉ có họ Cỏ. Các sinh cảnh trên rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, phục vụ tham quan du lịch và nghiên cứu môi trƣờng nên cần đƣợc quản lý bảo vệ tốt.

o Sinh cảnh thực vật trên đất ngập nƣớc ven sông suối: Về thành phần thực vật rất đa dang, phức tạp gồm cả thực vật thân gỗ, dây leo bụi rậm và cỏ thích nghi đƣợc dƣới nƣớc lẫn trên cạn.

- Các loài cây thân gỗ: Máu chó (Knema lenta), Côm (Elaeocarpus

stiplaris), Cò ke (Grewia tomentosa), Bụp (Hibicus tiliaceus), Thị (Diospiros castanea), Trâm (Syzygium zeylanicum), Ngái (Ficus simplissima), Đa (Ficus hirta), …Hầu hết các cây thân gỗ cong

queo, thấp, tán lòa xòa, nhƣng chúng có vai trò quan trọng bao vệ chống xói mòn ven sông và điều hòa dòng nƣớc chảy mùa mƣa lũ

- Dây leo: có dây táo rừng (Ziziphus oenoplia), Mây nƣớc (Flagellaria indica), Sống rắn (Albizia nigricans)…

- Thực vật thân thảo: Dứa dại (Pandanus sp), Ráng đuôi phụng (Drynaria bonii Christ), Chà là biển ( Phoenix paludosa), Lác hến

(Scirpus grossus)…

cát bay di động lấn chiếm vào tạo thành những cồn cát lấp dần những cây gỗ hiện có tạo thành sƣờn dốc phía sau cồn cát di động có tán cây che phủ. Thành phần thực vật ở đây chủ yếu là cây họ Dầu

(Dipterocarpaceae), Sến (Shorea), Sao (Hopea) và một vài lòai khác nhƣ:

Bứa (Garcinia) Thị đen (Diospyros) Trâm sắn (Syzygium), Bình Linh (Vitex), Trƣờng (Xerospermum). Loại rừng này cần bảo vệ nhằm chống cát bay lấn chiếm vào nội địa.

Những nơi cồn cát thấp ở độ cao 10 – 20m so với mặt biển hình thành lớp thảm thực vật cây bụi và cây chịu hạn rất đa dạng.

- Cây gỗ: Tai nghé (Aporusa macrostachyus), Găng (Randia spinosa) Cò ke nam (Grewia tomentosa), Thị đen (Diospyros variegata), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Nhãn (Passiflora foetada), Thành ngạnh (Cratoxylon formosum), Sổ (Dillenia sp)…

- Dây leo: Móng bò (Bauhinia bassacensis), Bìm bìm ba răng (Xenostegia tridentata), Mã tiền (Strychnos sp), Trinh nữ (Mimosa

sp)..

- Cỏ: cỏ sữa lông (Euphorbia hirta), cỏ sƣớc (Achyranthes aspera), cỏ cú, hƣơng phụ (Cyperus rotundus), Cỏ mực (Eclipta prostrata), cỏ tranh (Imperata cylindrica)…

o Sinh cảnh thực vật trên bãi cát ven biển. Diện tích khoảng 72ha, thành phần thực vật ở đây chủ yếu là thực vật thân thảo (dây leo, cỏ) cá biệt có cây gỗ nhƣng ở dạng bụi. Đất cát ở đây mang tính chất chua, mặn đôi khi có nƣớc thủy triều biển xâm nhập.

- Sinh cảnh thực vật trên cát ven biển không ngập nƣớc có các dạng thực vât xuất hiện chủ yếu: Dây leo: Cây rau muống biển (Ipomea

sp), dây đậu biển (Camsvalia obtusifolia), Cỏ: cỏ chông (Spinifox litforeus), Đại kích biển (Euphorbia hereropuhylla), Cỏ kê voi (Panicum sp), dạng cây bụi: Cóc đỏ (Lumnitzena littorea), Bóng

láng suối (Caktropia procrra)

biển (Cyperus stoloniferus), Cỏ củ cú (Cyperus polystaneus), cỏ cú rơm (Cyperus castaneus), cỏ Mao thƣ (Fimbristylis sp)…Đây là

những bãi cỏ đƣợc hình thành từ lâu trên bão cát ven biển đã ổn định, rất có giá trị cho bảo tồn đa dạng sinh học và phục vụ nghiên cứu khoa học cũng nhƣ du lịch

C, Kiểu phụ nhân tác

o Phức hợp cây ƣu sáng đang phục hồi sau khai thác kiệt. Hầu hết trong phức hợp cây này thuộc Kiểu rừng phục hồi, thành phần loài cây khá phức tạp, gồm nhiều cây ƣu sáng, sinh trƣởng nhanh, kết cấu tổ thành chỉ có 1 tầng A, không có loài, chi, họ nào chiếm ƣu thế. Loại rừng này cần khoảnh nuôi, bảo vệ nhằm duy trì phát triển tự nhiên của rừng.

o Sinh cảnh thực vật cây bụi và cỏ: Sinh cảnh này hình thành chủ yếu do khai thác kiệt, và đốt nƣơng làm rẫy, đất bị rữa trôi, thoái hóa và bạc màu nên chủ yếu các cây ƣu sáng, mọc nhanh, tái sinh chồi, cây bụi và cỏ phát triển thành lọai rừng IB. Loại rừng này khó có thể phục hồi thành rừng gỗ tốt nếu không xúc tiến tái sinh nhân tạo trồng rừng.

o Sinh cảnh thực vật ven lộ giới: Thành phần thực vật ven lộ khá phức tạp, có khoảng 100 loài khác nhau. Những loài thƣờng gặp:

- Cây gỗ: Tai nghé, Thành ngạnh, Cò ke, Ba bét, Ba soi, Hu đây, Thô mật gai, Bƣởi bung, Trâm sắn, Vừng, Thị, Bứa, Đẻn 3 lá, Gáo, Sim, Mua,…

- Cây cỏ: Cỏ đuôi voi, Cỏ chân gà, cỏ chuôi chồn, cỏ sƣớc, cỏ lào, mồng gà..

- Dây leo: Táo rừng, Ngấy, Mắc cở, Trung quân, Móng bò, sắn dây rừng, cậm cang, bìm bìm, sống rắn..

o Quần hợp keo lá tràm. (Acasia auriculiformis) trồng.

o Quần hợp Phi lao (Casuarina) trồng trên bãi cát. Đây là dạng rừng trồng trên bãi cát phục vụ cho các bãi tắm ở khu vực hồ Cóc và hồ Linh, cấu trúc rừng đơn giản chỉ có 1 tầng cây gỗ.

khu bảo tồn chứng tỏ rằng Khu bảo tôn thiên nhiên BC-PB không chỉ là nơi bảo tồn nguồn gen cây lá rộng của rừng nhiệt đới ven biển, nơi cung cấp giống cây họ Dầu, họ Đậu qúy hiếm, mà còn là một khu vực có quan trọng trong việc bảo tồn thiên nhiên bảo vệ nguồn gen các loài động thực vật qúy hiếm toàn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học và một số đặc điểm cấu trúc của quần xã thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 44 - 50)